Chiều 31/5, UBND tỉnh Bạc Liêu tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì trẻ em năm 2024 với chủ đề "Hành động thiết thực, ưu tiên nguồn lực cho trẻ em". Qua đó, kêu gọi sự quan tâm và trách nhiệm của các ngành, cấp, toàn xã hội đến trẻ em; tạo bước chuyển về nhận thức, tầm nhìn và hành động cho sự nghiệp “trăm năm trồng người”.
Thay mặt Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trương Thị Mai đã ký ban hành Chỉ thị số 28- CT/TW (ngày 25/12/2023) của Bộ Chính trị về tăng cường công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc.
Tội phạm bắt cóc trẻ em luôn được xếp vào loại tội phạm nguy hiểm, bởi các đối tượng này sẵn sàng ra tay hạ sát con tin nếu không nhận được tiền chuộc hay biết tin người nhà nạn nhân gọi điện thoại báo cảnh sát.
Trước sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin nói chung và môi trường mạng nói riêng, việc bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em trong bối cảnh mới đặt ra nhiều thuận lợi nhưng không ít khó khăn thách thức, đòi hỏi phải có môi trường mạng an toàn, lành mạnh. Đặc biệt, có khung pháp lý và chính sách, chương trình phù hợp trong nâng cao nhận thức, tăng cường năng lực và duy trì tính tích cực mạng lưới bảo vệ trẻ em ở các cấp.
Tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ em được xem là giải pháp hết sức cần thiết để bảo vệ sức khỏe của trẻ, giúp giảm đi gánh nặng bệnh tật liên quan đến COVID-19 không chỉ trong giai đoạn hiện tại mà cả tương lai sau này.
Khoác lên mình một chiếc áo vest công nghệ và một chiếc kính thực tế ảo, Mainak Chaudhuri, cô gái trẻ từ công ty khởi nghiệp Pháp, hào hứng chia sẻ về tiềm năng của công nghệ vũ trụ ảo. Chaudhuri khẳng định đây là bước đầu tiên để đến với vũ trụ ảo khi chiếc áo vest giúp người dùng có được những trải nghiệm chân thực như khi gió mạnh quật vào lưng hay cảm nhận hơi thở của một con quái vật đằng sau lưng, qua đó nâng cao trải nghiệm cho người dùng khi xem phim, học tập hoặc chơi trò chơi điện tử.
Sáng 13/5, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội phối hợp tổ chức Hội thảo Công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em trước tác động của đại dịch COVID-19.
Ngày 23/1/2022, trong buổi làm việc với Đoàn Đại biểu Quốc hội Thành phố Hồ Chí Minh, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, cần xử lý nghiêm các vụ bạo hành trẻ em.
Ngày 12/11, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, hiện số ca mắc virus hợp bào hô hấp (RSV) tại Trung tâm Hô hấp – Bệnh viện Nhi Trung ương đang có xu hướng gia tăng và diễn biến nặng ở nhóm trẻ nhỏ và trẻ có bệnh lý nền.
Đại dịch COVID-19 đã cướp đi sinh mạng của hàng nghìn người, đẩy nhiều em nhỏ đang tuổi ăn học, rất cần vòng tay yêu thương, nuôi nấng của cha mẹ, người thân vào hoàn cảnh bơ vơ, không nơi nương tựa. Vì vậy, các cấp, các ngành và nhiều nguồn lực xã hội đang chung tay chăm lo cho các em cả về vật chất lẫn tinh thần. Các em nhỏ vì thế như được tiếp theo hơi ấm từ tình thương, sự chia sẻ, chăm sóc, để có thể học tập, vượt qua khó khăn do đại dịch.
Theo Cục Trẻ em (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội) Tháng hành động vì trẻ em năm 2021 sẽ diễn ra trọn vẹn trong tháng 6 với chủ đề “Chung tay bảo đảm thực hiện quyền trẻ em, bảo vệ trẻ em trong thiên tai, dịch bệnh”.
"Alo, Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em xin nghe!", một buổi đến với Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em 111 (Tổng đài 111), tôi nghe không biết bao nhiêu lần những câu chào đầu tiên ấy, mềm mỏng và kiên nhẫn bởi thường các cuộc gọi kêu cứu là khi có trẻ bị xâm hại, bị bạo hành... Trẻ em gọi đến Tổng đài đa phần ở trong tình huống bức xúc, thậm chí nguy kịch về tinh thần và thể chất. Các em mong được giúp đỡ, tìm lời giải đáp cho những tâm sự cần chia sẻ. Do đó, những người làm công tác tư vấn phải rất kiên trì.
Những năm qua, công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em được tỉnh Ninh Thuận đặc biệt quan tâm, chú trọng và thực hiện hiệu quả các mục tiêu, chỉ tiêu về sức khỏe, giáo dục, đời sống tinh thần; đảm bảo điều kiện thuận lợi để tất cả trẻ em được thực hiện quyền, bổn phận và phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ, tinh thần, đạo đức…
Tiếp tục chương trình làm việc, ngày 27/5, Quốc hội nghe báo cáo của Đoàn giám sát của Quốc hội và thảo luận trực tuyến về việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em.
Không thể phủ nhận vai trò và lợi ích của internet và công nghệ số trong việc hỗ trợ giáo dục trẻ em. Tuy nhiên, "mặt trái" của internet cũng mang lại những thách thức không nhỏ trong công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0.
Ngày 01/6/2017, Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh, Thành Đoàn, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Thành phố Hồ Chí Minh đã phát động Chiến dịch truyền thông Luật trẻ em; phòng, chống xâm hại, bạo lực trẻ em và Ngày hội “Kết nối yêu thương, cùng em vui hè 2017”.
Tại Hà Nội, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội vừa tổ chức hội thảo hướng dẫn thực hiện chương trình phòng ngừa, giảm thiểu lao động trẻ em giai đoạn 2016 - 2020.