Nhiều thách thức
Ông Lê Văn Thiệt, Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho biết, trong 5 năm trở lại đây xuất khẩu nông sản của Việt Nam đạt mức tăng trưởng khá cao. Riêng 9 tháng năm 2017, kim ngạch xuất khẩu nông sản của Việt Nam đạt 14,375 tỷ USD, tăng 17,7 % so với cùng kỳ; trong đó, xuất khẩu mặt hàng rau quả đạt hơn 2,6 tỷ USD, tăng 44,2% so với cùng kỳ năm 2016 và được kỳ vọng sẽ đạt 3 tỷ USD cả năm.
Theo ông Lê Văn Thiệt, kim ngạch xuất khẩu nông sản tăng trưởng tốt nhưng nông sản Việt Nam vẫn gặp nhiều khó khăn, thách thức. Cụ thể, phần lớn nông sản Việt Nam đang được xuất khẩu ở dạng thô hoặc sơ chế với giá trị gia tăng thấp. Vẫn còn tình trạng được mùa mất giá, được giá mất mùa và nhiều lô hàng nông sản xuất khẩu bị trả về do không đáp ứng các tiêu chuẩn về chất lượng, phổ biến nhất là dư lượng thuốc bảo vệ thực vật quá mức cho phép. Trong khi đó, thị trường nông sản thế giới liên tục biến động, cạnh tranh ngày càng gay gắt. Các quốc gia ngày càng nâng cao hàng rào kỹ thuật, kiểm dịch thực vật, an toàn thực phẩm và chất lượng để hạn chế nhập khẩu.
Nhiều chuyên gia cũng nhận định, nông sản Việt Nam xuất khẩu đang đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức từ các yếu tố thị trường và phi thị trường; trong đó rào cản kỹ thuật như quy định chặt chẽ về kiểm dịch thực vật, an toàn thực phẩm và chất lượng đang là vấn đề lớn đối với nhiều mặt hàng nông sản Việt Nam khi tham gia thị trường xuất khẩu.
Bà Lê Thị Thu Hường, chuyên viên tư vấn cấp cao Công ty Fresh Studio cho rằng, trong khi các rào cản thuế quan đã được cắt giảm đáng kể nhờ các Hiệp định thương mại tự do (FTA) thì nhiều rào cản mang tính kỹ thuật vẫn tồn tại, thậm chí phát triển dưới nhiều hình thức phức tạp hơn. Ban đầu việc thiết lập và duy trì hệ thống các biện pháp kỹ thuật riêng đối với hàng hóa của mình và hàng hóa nhập khẩu ở mỗi quốc gia là nhằm bảo vệ sức khỏe con người, môi trường, an ninh.... Tuy nhiên, hiện nay nhiều nước đang có xu hướng lạm dụng các biện pháp kỹ thuật này để hạn chế hàng hóa nhập khẩu, bảo hộ cho sản xuất trong nước.
Điển hình, nhiều quốc gia yêu cầu phân tích nguy cơ dịch hại với quy trình phức tạp, thời gian có thể kéo dài lên tới hơn 10 năm. Đặc biệt một số nước như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc còn yêu cầu cử chuyên gia đến tận nơi giám sát vùng trồng, cơ sở đóng gói, kiểm dịch thực vật...
Theo bà Lê Thị Thu Hường, những yêu cầu nhằm kéo dài thời gian mở cửa, gia tăng chi phí, giá thành để giảm khả năng cạnh tranh của nông sản từ nước xuất khẩu. Nhiều thị trường khác lại đưa ra các tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm cực kỳ khắt khe như áp dụng tiêu chuẩn MRL quá thấp mà không dựa trên cơ sở khoa học nào khiến nhà xuất khẩu khó đáp ứng.
Bên cạnh các nguyên nhân khách quan, Tiến sĩ Trần Thanh Tùng, Giám đốc Trung tâm Kiểm định và Khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật phía Nam (SPCC) cho biết, nhiều nông dân Việt Nam vẫn áp dụng tập quán sản xuất cũ, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không hợp lý như phun quá liều lượng, phun quá nhiều lần và không đảm bảo thời gian cách ly khi thu hoạch.
Thêm vào đó, nhiều nông dân và doanh nghiệp xuất khẩu chưa quan tâm, tìm hiểu về mức dư lượng tối đa (MRL) các hóa chất của các quốc gia khác nên dễ vi phạm các quy định của nước nhập khẩu, dẫn đến không xúc tiến xuất khẩu được hoặc bị trả lại hàng. Điều này không chỉ gây thiệt hại về kinh tế cho nông dân, doanh nghiệp mà còn ảnh hưởng đến uy tín, thương hiệu của quốc gia.
Mặt khác, năng lực của các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu nông sản Việt Nam còn hạn chế về quy mô, khả năng cạnh tranh thấp và tổ chức xuất khẩu chưa hiệu quả. Vẫn còn tình trạng doanh nghiệp kinh doanh "chụp giật", thiếu đạo đức, gian lận, cạnh tranh không lành mạnh và chưa gắn kết với người nông dân...
Sản xuất theo chuỗi và đảm bảo chất lượng
Để nâng cao năng lực xuất khẩu nông sản của Việt Nam, nhiều chuyên gia cho rằng, cần chú trọng tới việc nâng cao chất lượng. Điều này đòi hỏi sự nỗ lực của nhiều bên liên quan, từ nông dân, doanh nghiệp sản xuất, doanh nghiệp xuất khẩu, nhà khoa học và cả cơ quan quản lý Nhà nước.
Ông Lê Văn Thiệt thì cho rằng, trước mắt, cần bắt đầu từ việc lựa chọn giống cây trồng tốt, ứng dụng khoa học kỹ thuật phục tráng, lai tạo các giống cây trồng có chất lượng tốt, giá trị thương mại cao như xoài cát, sầu riêng hạt lép, bưởi da xanh.... Tiếp đến, đầu tư phát triển công nghệ thu hoạch - bảo quản - chế biến nông sản nhằm nâng cao giá trị cho nông sản xuất khẩu; đồng thời, tăng cường liên kết, thúc đẩy hợp tác giữa nông dân với nông dân, nông dân với nhà khoa học, doanh nghiệp, nhà quản lý để phát triển sản xuất quy mô lớn, đảm bảo chất lượng nông sản ổn định lâu dài.
Thêm vào đó, Nhà nước cần hỗ trợ nông dân, doanh nghiệp trong việc rút ngắn thời gian, chi phí thực hiện các thủ tục kiểm tra chuyên ngành, kiểm dịch thực vật; nghiên cứu và thông tin chính xác về nhu cầu thị trường để tổ chức sản xuất hợp lý và tổ chức xúc tiến thương mại, quảng bá mặt hàng nông sản đạt hiệu quả. Đồng thời, có chế tài đủ mạnh để ngăn chặn các hành vi gian lận thương mại, cạnh tranh không lành mạnh, bán phá giá vì lợi ích riêng.
Cùng quan điểm, bà Lê Thị Thu Hường cho rằng, muốn mở rộng thị trường xuất khẩu và vượt qua các hàng rào kỹ thuật, cần khuyến khích nông dân, doanh nghiệp hợp tác liên kết sản xuất theo chuỗi để kiểm soát chất lượng nông sản hiệu quả. Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng phải nhanh chóng xây dựng và hoàn thiện bộ tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm, kiểm dịch thực vật và tăng cường khả năng đàm phán, thương thảo với các thị trường xuất khẩu để có những tiêu chuẩn kỹ thuật phù hợp.
Ở góc độ chuyên môn, theo Tiến sĩ Trần Thanh Tùng, để giảm nguy cơ tồn dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt ngưỡng trong nông sản xuất khẩu, nông dân, doanh nghiệp sản xuất, doanh nghiệp xuất khẩu đều phải nắm vững và thường xuyên cập nhật các tiêu chí về an toàn thực phẩm của nước nhập khẩu.
Bởi theo Tiến sĩ Trần Thanh Tùng, mỗi quốc gia lại có một tiêu chuẩn MRL khác nhau và thường xuyên thay đổi. Thêm vào đó, người sản xuất phải hiểu biết những dịch hại chính trên cây trồng và biện pháp phòng trừ phù hợp. Thực hành sản xuất tốt theo các tiêu chuẩn quốc tế phổ biến như GAP, áp dụng hệ thóng quản lý chất lượng ISO, HACCP…. Đặc biệt, để đáp ứng các tiêu chí khắt khe về an toàn vệ sinh thực phẩm, Việt Nam cần siết chặt quản lý việc sản xuất, kinh doanh và sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật; hướng tới nghiên cứu và ưu tiên sử dụng các chế phẩm sinh học để bảo vệ thực vật cho giai đoạn cuối trong sản xuất nông sản.
Chỉ khi đáp ứng được các tiêu chuẩn về chất lượng, đặc biệt là tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh thực phẩm thì nông sản Việt Nam mới tận dụng được các lợi thế về hội nhập kinh tế để mở rộng thị trường và nâng cao giá trị xuất khẩu, xa hơn là phát triển nông nghiệp bền vững và cải thiện đời sống cho người nông dân.
Ông Lê Văn Thiệt, Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho biết, trong 5 năm trở lại đây xuất khẩu nông sản của Việt Nam đạt mức tăng trưởng khá cao. Riêng 9 tháng năm 2017, kim ngạch xuất khẩu nông sản của Việt Nam đạt 14,375 tỷ USD, tăng 17,7 % so với cùng kỳ; trong đó, xuất khẩu mặt hàng rau quả đạt hơn 2,6 tỷ USD, tăng 44,2% so với cùng kỳ năm 2016 và được kỳ vọng sẽ đạt 3 tỷ USD cả năm.
Công ty cổ phần xuất khẩu nông sản Ninh Thuận chuyên sản xuất, chế biến hạt điều và sắn lát. Ảnh: Danh Lam |
Theo ông Lê Văn Thiệt, kim ngạch xuất khẩu nông sản tăng trưởng tốt nhưng nông sản Việt Nam vẫn gặp nhiều khó khăn, thách thức. Cụ thể, phần lớn nông sản Việt Nam đang được xuất khẩu ở dạng thô hoặc sơ chế với giá trị gia tăng thấp. Vẫn còn tình trạng được mùa mất giá, được giá mất mùa và nhiều lô hàng nông sản xuất khẩu bị trả về do không đáp ứng các tiêu chuẩn về chất lượng, phổ biến nhất là dư lượng thuốc bảo vệ thực vật quá mức cho phép. Trong khi đó, thị trường nông sản thế giới liên tục biến động, cạnh tranh ngày càng gay gắt. Các quốc gia ngày càng nâng cao hàng rào kỹ thuật, kiểm dịch thực vật, an toàn thực phẩm và chất lượng để hạn chế nhập khẩu.
Nhiều chuyên gia cũng nhận định, nông sản Việt Nam xuất khẩu đang đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức từ các yếu tố thị trường và phi thị trường; trong đó rào cản kỹ thuật như quy định chặt chẽ về kiểm dịch thực vật, an toàn thực phẩm và chất lượng đang là vấn đề lớn đối với nhiều mặt hàng nông sản Việt Nam khi tham gia thị trường xuất khẩu.
Bà Lê Thị Thu Hường, chuyên viên tư vấn cấp cao Công ty Fresh Studio cho rằng, trong khi các rào cản thuế quan đã được cắt giảm đáng kể nhờ các Hiệp định thương mại tự do (FTA) thì nhiều rào cản mang tính kỹ thuật vẫn tồn tại, thậm chí phát triển dưới nhiều hình thức phức tạp hơn. Ban đầu việc thiết lập và duy trì hệ thống các biện pháp kỹ thuật riêng đối với hàng hóa của mình và hàng hóa nhập khẩu ở mỗi quốc gia là nhằm bảo vệ sức khỏe con người, môi trường, an ninh.... Tuy nhiên, hiện nay nhiều nước đang có xu hướng lạm dụng các biện pháp kỹ thuật này để hạn chế hàng hóa nhập khẩu, bảo hộ cho sản xuất trong nước.
Điển hình, nhiều quốc gia yêu cầu phân tích nguy cơ dịch hại với quy trình phức tạp, thời gian có thể kéo dài lên tới hơn 10 năm. Đặc biệt một số nước như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc còn yêu cầu cử chuyên gia đến tận nơi giám sát vùng trồng, cơ sở đóng gói, kiểm dịch thực vật...
Theo bà Lê Thị Thu Hường, những yêu cầu nhằm kéo dài thời gian mở cửa, gia tăng chi phí, giá thành để giảm khả năng cạnh tranh của nông sản từ nước xuất khẩu. Nhiều thị trường khác lại đưa ra các tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm cực kỳ khắt khe như áp dụng tiêu chuẩn MRL quá thấp mà không dựa trên cơ sở khoa học nào khiến nhà xuất khẩu khó đáp ứng.
Bên cạnh các nguyên nhân khách quan, Tiến sĩ Trần Thanh Tùng, Giám đốc Trung tâm Kiểm định và Khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật phía Nam (SPCC) cho biết, nhiều nông dân Việt Nam vẫn áp dụng tập quán sản xuất cũ, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không hợp lý như phun quá liều lượng, phun quá nhiều lần và không đảm bảo thời gian cách ly khi thu hoạch.
Thêm vào đó, nhiều nông dân và doanh nghiệp xuất khẩu chưa quan tâm, tìm hiểu về mức dư lượng tối đa (MRL) các hóa chất của các quốc gia khác nên dễ vi phạm các quy định của nước nhập khẩu, dẫn đến không xúc tiến xuất khẩu được hoặc bị trả lại hàng. Điều này không chỉ gây thiệt hại về kinh tế cho nông dân, doanh nghiệp mà còn ảnh hưởng đến uy tín, thương hiệu của quốc gia.
Mặt khác, năng lực của các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu nông sản Việt Nam còn hạn chế về quy mô, khả năng cạnh tranh thấp và tổ chức xuất khẩu chưa hiệu quả. Vẫn còn tình trạng doanh nghiệp kinh doanh "chụp giật", thiếu đạo đức, gian lận, cạnh tranh không lành mạnh và chưa gắn kết với người nông dân...
Sản xuất theo chuỗi và đảm bảo chất lượng
Để nâng cao năng lực xuất khẩu nông sản của Việt Nam, nhiều chuyên gia cho rằng, cần chú trọng tới việc nâng cao chất lượng. Điều này đòi hỏi sự nỗ lực của nhiều bên liên quan, từ nông dân, doanh nghiệp sản xuất, doanh nghiệp xuất khẩu, nhà khoa học và cả cơ quan quản lý Nhà nước.
Ông Lê Văn Thiệt thì cho rằng, trước mắt, cần bắt đầu từ việc lựa chọn giống cây trồng tốt, ứng dụng khoa học kỹ thuật phục tráng, lai tạo các giống cây trồng có chất lượng tốt, giá trị thương mại cao như xoài cát, sầu riêng hạt lép, bưởi da xanh.... Tiếp đến, đầu tư phát triển công nghệ thu hoạch - bảo quản - chế biến nông sản nhằm nâng cao giá trị cho nông sản xuất khẩu; đồng thời, tăng cường liên kết, thúc đẩy hợp tác giữa nông dân với nông dân, nông dân với nhà khoa học, doanh nghiệp, nhà quản lý để phát triển sản xuất quy mô lớn, đảm bảo chất lượng nông sản ổn định lâu dài.
Thêm vào đó, Nhà nước cần hỗ trợ nông dân, doanh nghiệp trong việc rút ngắn thời gian, chi phí thực hiện các thủ tục kiểm tra chuyên ngành, kiểm dịch thực vật; nghiên cứu và thông tin chính xác về nhu cầu thị trường để tổ chức sản xuất hợp lý và tổ chức xúc tiến thương mại, quảng bá mặt hàng nông sản đạt hiệu quả. Đồng thời, có chế tài đủ mạnh để ngăn chặn các hành vi gian lận thương mại, cạnh tranh không lành mạnh, bán phá giá vì lợi ích riêng.
Cùng quan điểm, bà Lê Thị Thu Hường cho rằng, muốn mở rộng thị trường xuất khẩu và vượt qua các hàng rào kỹ thuật, cần khuyến khích nông dân, doanh nghiệp hợp tác liên kết sản xuất theo chuỗi để kiểm soát chất lượng nông sản hiệu quả. Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng phải nhanh chóng xây dựng và hoàn thiện bộ tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm, kiểm dịch thực vật và tăng cường khả năng đàm phán, thương thảo với các thị trường xuất khẩu để có những tiêu chuẩn kỹ thuật phù hợp.
Ở góc độ chuyên môn, theo Tiến sĩ Trần Thanh Tùng, để giảm nguy cơ tồn dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt ngưỡng trong nông sản xuất khẩu, nông dân, doanh nghiệp sản xuất, doanh nghiệp xuất khẩu đều phải nắm vững và thường xuyên cập nhật các tiêu chí về an toàn thực phẩm của nước nhập khẩu.
Bởi theo Tiến sĩ Trần Thanh Tùng, mỗi quốc gia lại có một tiêu chuẩn MRL khác nhau và thường xuyên thay đổi. Thêm vào đó, người sản xuất phải hiểu biết những dịch hại chính trên cây trồng và biện pháp phòng trừ phù hợp. Thực hành sản xuất tốt theo các tiêu chuẩn quốc tế phổ biến như GAP, áp dụng hệ thóng quản lý chất lượng ISO, HACCP…. Đặc biệt, để đáp ứng các tiêu chí khắt khe về an toàn vệ sinh thực phẩm, Việt Nam cần siết chặt quản lý việc sản xuất, kinh doanh và sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật; hướng tới nghiên cứu và ưu tiên sử dụng các chế phẩm sinh học để bảo vệ thực vật cho giai đoạn cuối trong sản xuất nông sản.
Chỉ khi đáp ứng được các tiêu chuẩn về chất lượng, đặc biệt là tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh thực phẩm thì nông sản Việt Nam mới tận dụng được các lợi thế về hội nhập kinh tế để mở rộng thị trường và nâng cao giá trị xuất khẩu, xa hơn là phát triển nông nghiệp bền vững và cải thiện đời sống cho người nông dân.
Xuân Anh