Gia tăng tình trạng tảo hôn trong trường học ở miền núi

Gia tăng tình trạng tảo hôn trong trường học ở miền núi
Ảnh minh họa - TTXVN
Ảnh minh họa - TTXVN

Lớp 9 B, Trường Phổ thông Dân tộc bán trú THCS Mường Lống chỉ trong mấy tháng đầu năm học 2016 – 2017 đã có 4 học sinh nữ “theo chồng bỏ cuộc chơi”. Trong đó, ba em Và I Ái, Cử I Rà, Và I Pà cùng là người ở bản Long Kẻo và cùng lấy chồng vào tháng 10. Em còn lại Cử I Xì (bản Mò Nừ) sau khai giảng vài hôm đã lấy chồng. Sau khi cưới xong, Xì đi học thêm hai ba bữa rồi bỏ hẳn. 

Nhiều năm làm giáo viên cắm bản ở nơi có đông đồng bào Mông sinh sống nên cô giáo Vi Thị Sầm và giáo viên của Trường Phổ thông Dân tộc bán trú THCS Mường Lống giờ đã không còn bất ngờ với việc học sinh bỏ học lấy chồng. Bản thân các giáo viên cũng khẳng định, học sinh miền núi bỏ học vì nhiều lý do nhưng việc vận động học sinh đã lấy chồng quay trở lại trường sau khi lập gia đình là điều khó khăn nhất. Về phía nhà trường, dù nạn tảo hôn đã được tuyên truyền thường xuyên nhưng hiệu quả cũng không đáng là bao. Thậm chí, tại Đại hội chi đội đầu năm, nhiều giáo viên còn yêu cầu học sinh phải “thề”: “Không cưới chồng sau khi học hết lớp 12” nhưng đa phần học sinh đều không dám hứa. Hoặc có trường hợp “thề” nhưng chỉ dừng lại việc “không lấy chồng sau khi học xong lớp 9”. 

13 – 14 tuổi là lứa tuổi được người Mông quan niệm là “đẹp” nhất để lập gia đình. Ngược lại con gái từ 16 – 18 tuổi nếu chưa có con trai đến “dạm ngõ” đã có thể xem là ế. Cũng chính bởi tập tục này, nên nhiều học sinh đang học cấp II ở các xã Huồi Tụ, Mỹ Lý, Na Ngoi, Mường Lống… của Kỳ Sơn chỉ mới học đến lớp 6, lớp 7 đã rục rịch lấy chồng. 

Cũng do lấy chồng và sinh con sớm nên hầu hết những đám cưới này đều là đám cưới “chui”, không có giấy chứng nhận đăng ký kết hôn. Trẻ con sinh ra, đến tuổi đi học mới được gia đình làm giấy khai sinh. Nói thêm về điều này, ông Và Chá Xà, Phó Chủ tịch xã Mường Lống cũng cho biết, hiện nay tỷ lệ cặp kết hôn sớm ở xã Mường Lống chiếm khoảng 5 - 10% và độ tuổi kết hôn thường rất sớm. Hầu hết cuộc sống của những gia đình trẻ này lâm vào cảnh khó khăn do chưa có kiến thức và hiểu biết để tự lo cho cuộc sống gia đình. 

Tại huyện miền núi Quỳ Hợp, có đến 82% học sinh là người dân tộc thiểu số, phong tục tập quán và những quan niệm lạc hậu trong việc dựng vợ gả chồng đã ăn sâu vào tiềm thức của các em. Cứ tầm Tết âm lịch, sau những buổi hẹn hò du xuân, có học sinh vừa chớm 15, 16 tuổi mới hôm qua còn vô tư cắp sách đến trường, một vài tháng sau đã là vợ, là chồng. Theo thống kê của huyện Quỳ Hợp, mỗi năm trên địa bàn có gần 40 trường hợp tảo hôn, các xã có tỷ lệ tảo hôn cao như: Châu Thành, Châu, Liên Hợ... Điều này không những vi phạm pháp luật mà còn để lại những hệ luỵ khó lường đối với cuộc sống của các cặp vợ chồng trẻ. 

“Là những người thầy, người cô, chúng tôi luôn bảo vệ các em và sẵn sàng đến nhà chồng để đưa các em quay trở lại trường học. Nhưng có một thực trạng đáng buồn là rất ít các em có suy nghĩ này, ngay cả các bậc phụ huynh cũng không phối hợp để có phản ứng đủ mạnh trước hệ lụy của việc kết hôn sớm. Bởi vậy, những nỗ lực của nhà trường cũng chỉ như “muối bỏ bể”, hiện vẫn chưa thể thay đổi được tình hình”, thầy giáo Nguyễn Minh Đạt - Hiệu trưởng Trường THPT Qùy Hợp III cho biết. 

Thực tế cũng cho thấy, ở độ tuổi cấp II, III, đa phần học sinh đã có nhận thức và sự hiểu biết nhất định về các quy định về luật hôn nhân và gia đình cũng như những hệ quả của tảo hôn sớm. Tuy nhiên, tình trạng tảo hôn vẫn xảy ra và chưa có giải pháp tích cực để hạn chế. Sự việc kéo dài còn là lời báo động về tình trạng bất bình đẳng giới nghèo đói, sinh con sớm, mâu thuẫn, bạo lực gia đình… xa hơn nữa là ảnh hưởng đến sự phát triển của một thế hệ trẻ sau này khi các em thiếu sự chăm sóc và chuẩn bị đầy đủ từ bố mẹ. 

Trước thực trạng “nóng” về vấn nạn tảo hôn, các đoàn thể và chính quyền các huyện miền núi như Kỳ Sơn, Tương Dương, Quế Phong, Quỳ Hợp, Con Cuông, Quỳ Châu… đã tăng cường vào cuộc, ban hành và thực hiện nhiều chủ trương, chính sách liên quan đến công tác gia đình; cụ thể hóa bằng những việc làm cụ thể, thiết thực. Mặt trận Tổ quốc tổ chức phong trào thi đua “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”; Hội Liên hiệp Phụ nữ có phong trào “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc”, xây dựng “gia đình 5 không, 3 sạch”; Đoàn Thanh niên tổ chức các mô hình câu lạc bộ “Bạn gái”, “Kỹ năng sống”,… Ngoài ra, còn có các hội thi, hội diễn,… gắn công tác tuyên truyền với ký cam kết cho các tầng lớp nhân dân trên địa bàn toàn huyện. 

Ban Thường vụ Huyện ủy các huyện miền núi Nghệ An luôn coi việc phòng chống tảo hôn là một trong những nhiệm vụ hết sức quan trọng. Theo đó, đưa mục tiêu nhiệm vụ về hôn nhân gia đình, phòng chống tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống vào chương trình kế hoạch hoạt động của Đảng ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể ở địa phương hàng năm; chỉ đạo các thôn, bản đưa các quy định của pháp luật về tuổi kết hôn, cam kết không tảo hôn, đăng ký khai sinh theo quy định,... bổ sung vào hương ước, quy ước xóm, bản”. 

Hội phụ nữ các huyện đã đi sâu tuyên truyền cho các gia đình có con ở độ tuổi vị thành niên để gia đình cũng như các em nhận thức được rằng, tảo hôn sẽ gây ra những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, kinh tế và hạnh phúc của gia đình.

Đối với Đoàn Thanh niên – tổ chức có đông thành viên nằm trong độ tuổi dễ lâm vào nạn tảo hôn nhất cũng đang tăng cường tổ chức các hoạt động nhằm nâng cao nhận thức cho các em. Đó là, cụ thể hóa phương thức tuyên truyền, lồng ghép nội dung vào các buổi sinh hoạt tập thể để giúp các em có lựa chọn đúng đắn cho tương lai của chính bản thân mình. Không chỉ các tổ chức đoàn thể mà các cấp chính quyền hiện cũng đang đẩy mạnh việc phát huy vai trò của người có uy tín, dòng họ trong cộng đồng, nêu gương người tốt, việc tốt trong thực hiện Luật Hôn nhân và gia đình, trong công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình; tuyên truyền, vận động xóa bỏ những hủ tục lạc hậu tồn tại ở một số dân tộc thiểu số trong hôn nhân.

Có thể bạn quan tâm

Thời tiết ngày 26/3/2025: Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có sương mù, Đông Nam Bộ nắng nóng

Thời tiết ngày 7/4/2025: Khu vực phía Bắc sáng và đêm trời lạnh

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, dự báo ngày và đêm 7/4, tại khu vực phía Bắc và từ Thanh Hóa đến Huế, sáng và đêm trời lạnh. Thời tiết của ngày cuối cùng trong kỳ nghỉ lễ không thuận lợi khi nhiều nơi tại các địa bàn khu vực từ Huế trở ra phía Bắc được dự báo có mưa, thậm chí dông và có khả năng xảy ra mưa đá.

Lực lượng chức năng xã Đăk Na, huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum) hỗ trợ những hộ dân bị ảnh hưởng do mưa đá kèm gió lốc khắc phục hậu quả. Ảnh: TTXVN phát

Mưa đá kèm gió lốc khiến làm sập nhà rông ở Kon Tum

Ngày 6/4, Ủy ban nhân dân xã Đăk Na (huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum) thông tin về việc, trên địa bàn xuất hiện một trận mưa đá kèm theo gió mạnh khiến một nhà rông bị sập, nhiều căn nhà bị tốc mái, không xảy ra thiệt hại về người.

Thời tiết ngày 6/4/2025: Bắc Bộ có mưa, Nam Bộ nắng nóng

Thời tiết ngày 6/4/2025: Bắc Bộ có mưa, Nam Bộ nắng nóng

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, dự báo ngày và đêm 6/4, vùng núi Bắc Bộ có mưa, mưa rào và rải rác có dông, cục bộ có nơi mưa to với lượng mưa 15-30 mm, có nơi trên 60 mm. Miền Đông Nam Bộ có nắng nóng với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 35-36 độ C, có nơi trên 36 độ C. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.

 Lật xe khách trên Quốc lộ 1A, 3 người bị thương

Lật xe khách trên Quốc lộ 1A, 3 người bị thương

Tối 5/4, Phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh Quảng Trị cho biết, trên địa bàn xã Hải Trường, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị vừa xảy ra vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng giữa xe khách và xe máy khiến 3 người bị thương.

Phản hồi thông tin TTXVN: Thị xã Đức Phổ (Quảng Ngãi) kiểm tra mỏ đá, nhà máy băm dăm gây ô nhiễm

Phản hồi thông tin TTXVN: Thị xã Đức Phổ (Quảng Ngãi) kiểm tra mỏ đá, nhà máy băm dăm gây ô nhiễm

Liên quan đến bài viết của phóng viên TTXVN “Người dân Quảng Ngãi bức xúc vì ô nhiễm từ mỏ đá và nhà máy băm dăm gỗ”, ngày 5/4, ông Bùi Văn Lý - Chủ tịch Ủy ban nhân dân thị xã Đức Phổ cho biết, Ủy ban nhân dân thị xã đã lập đoàn kiểm tra thực tế tại mỏ đá Vạn Lý và Nhà máy băm dăm Vạn Lý.

Đắk Lắk xử lý dứt điểm ngay khi mới phát hiện dịch bệnh trên đàn vật nuôi

Đắk Lắk xử lý dứt điểm ngay khi mới phát hiện dịch bệnh trên đàn vật nuôi

Phó Chi cục trưởng phụ trách Chi cục Chăn nuôi và Thú y (Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Đắk Lắk) Trần Ngọc Sơn cho biết, đàn vật nuôi trên địa bàn tỉnh tăng trưởng ổn định, bình quân tăng 6 - 7%/năm. Dư địa ngành chăn nuôi của tỉnh còn khá lớn, tuy nhiên phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi còn gặp nhiều khó khăn.

Cửa biển cạn dòng do thủy triều xuống bất thường khiến ngư dân gặp khó

Cửa biển cạn dòng do thủy triều xuống bất thường khiến ngư dân gặp khó

Nhiều ngày qua do thủy triều xuống thấp bất thường khiến mực nước cửa biển Lạch Vạn (huyện Diễn Châu) vốn đã nông càng trở nên cạn dòng, tàu thuyền của ngư dân không thể ra, vào cửa biển theo đúng lịch trình như thường lệ. Điều đáng ngại là nhiều tàu, thuyền đã mắc cạn khi vào cửa biển.

Dạy Giáo dục địa phương từ nguồn "tài nguyên sống"

Dạy Giáo dục địa phương từ nguồn "tài nguyên sống"

Học tập, tham quan tại bảo tàng, các di tích văn hóa, lịch sử hay trực tiếp từ các nghệ nhân dân gian, chuyên gia, già làng… đã mang lại những tiết học Giáo dục địa phương sống động cho học sinh ở Nghệ An. Những tiết học thực tế giúp học sinh tiếp thu kiến thức tự nhiên, hiệu quả, góp phần bồi dưỡng niềm tự hào, tình yêu quê hương, ứng dụng những điều đã học vào thực tiễn.

Bắc Kạn trồng mới rừng tập trung và cây phân tán đạt hơn 138%

Bắc Kạn trồng mới rừng tập trung và cây phân tán đạt hơn 138%

Theo UBND tỉnh Bắc Kạn, thực hiện Đề án “Trồng một tỷ cây xanh giai đoạn 2021-2025”, trong 4 năm (từ năm 2021 đến 2024), các cơ quan, đơn vị, địa phương, nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn đã hưởng ứng và tham gia tích cực các phong trào trồng cây, trồng rừng do UBND tỉnh và các ngành, địa phương phát động.

Hỗ trợ đổi mới công nghệ, giảm ô nhiễm tại các làng nghề

Hỗ trợ đổi mới công nghệ, giảm ô nhiễm tại các làng nghề

Các làng nghề không chỉ tạo việc làm thường xuyên, nâng cao thu nhập cho lao động tại chỗ ở nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc mà còn góp phần gìn giữ nét đẹp văn hóa truyền thống của quê hương. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực, sự phát triển làng nghề xen kẽ giữa khu dân cư đã và đang gây ra những hệ lụy không nhỏ về vấn đề ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe người dân.

53/54 tỉnh có tỷ lệ tiêm vắc-xin phòng chống bệnh sởi đạt 95,2%

53/54 tỉnh có tỷ lệ tiêm vắc-xin phòng chống bệnh sởi đạt 95,2%

Theo thống kê của Bộ Y tế, đến hết ngày 3/4, có 53/54 tỉnh đã triển khai tiêm chủng vắc-xin phòng, chống bệnh sởi được 762.320/800.719 đối tượng, đạt 95,2%. Đặc biệt, thành phố Cần Thơ do đã hoàn thành việc tiêm chủng cho các nhóm đối tượng đạt tỷ lệ cao trong năm 2024 và đầu năm 2025 nên còn số ít đối tượng cần tiêm chủng và triển khai lồng ghép vào ngày tiêm chủng thường xuyên.

Xây dựng Bạc Liêu trở thành Trung tâm năng lượng sạch

Xây dựng Bạc Liêu trở thành Trung tâm năng lượng sạch

Chiều 4/4, Tỉnh ủy Bạc Liêu tổ chức hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết số 55-NQ/TW, ngày 11/2/2020 của Bộ Chính trị về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Liên tiếp xảy ra 6 trận động đất tại khu vực huyện Kon Plông (Kon Tum)

Liên tiếp xảy ra 6 trận động đất tại khu vực huyện Kon Plông (Kon Tum)

Trung tâm Báo tin động đất và cảnh báo sóng thần, Viện Các khoa học Trái đất (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) thông tin, liên tiếp xảy ra 6 trận động đất tại khu vực huyện Kon Plông (Kon Tum) có độ lớn từ 2.6 đến 3.4. Trận động đất mới nhất có độ lớn 3.4 xảy ra lúc 12 giờ 32 phút 38 giây ngày 4/4 (giờ Hà Nội) có tọa độ 14.790 độ Vĩ Bắc-108.275 độ Kinh Đông, độ sâu chấn tiêu khoảng 8.1 km; độ rủi ro thiên tai cấp 0.

Hai cuộc đời được tiếp nối từ nghĩa cử hiến tạng của chàng trai người Nùng

Hai cuộc đời được tiếp nối từ nghĩa cử hiến tạng của chàng trai người Nùng

Sáng 4/4, Bệnh viện Nhân dân Gia Định, Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, hai bệnh nhân được ghép thận từ chàng trai người Nùng hiến tặng đã khỏe mạnh, xuất viện về nhà sau hơn 1 tháng phẫu thuật. Đây là hai ca ghép thận từ người cho chết não đầu tiên được thực hiện tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định, đánh dấu bước tiến quan trọng trong lĩnh vực ghép tạng của đơn vị.

Ninh Thuận ưu tiên bảo tồn đa dạng sinh học gắn với phát triển bền vững

Ninh Thuận ưu tiên bảo tồn đa dạng sinh học gắn với phát triển bền vững

Xác định vai trò quan trọng của đa dạng sinh học đối với sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững, tỉnh Ninh Thuận triển khai đồng bộ các giải pháp tăng cường bảo tồn đa dạng sinh học trên địa bàn. Các nỗ lực này tập trung vào việc bảo vệ các hệ sinh thái tự nhiên, môi trường sống, nâng cao nhận thức và sự tham gia đóng góp của cộng đồng.

áp thấp nhiệt đới, vùng áp thấp, thời tiết ngày 14/2, gió mạnh, sóng biển, ngư dân, chủ tàu thuyền, ứng phó thời tiết

Thời tiết ngày 4/4/2025: Nam Bộ có nắng nóng

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, dự báo ngày và đêm 4/4, khu vực Nam Bộ có nắng nóng với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 35-36 độ C, có nơi trên 36 độ C, độ ẩm tương đối thấp nhất phổ biến 45-50%. Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ vẫn rét vào sáng sớm và đêm, nhưng ngày có nơi lên đến 29 độ C.

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo lý giải cách quy đổi điểm tương đương trong xét tuyển đại học

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo lý giải cách quy đổi điểm tương đương trong xét tuyển đại học

Một trong những điểm mới của Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non năm nay đó là, Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu các cơ sở đào tạo sử dụng nhiều phương thức tuyển sinh phải xác định quy tắc quy đổi tương đương ngưỡng đầu vào và điểm trúng tuyển của các phương thức xét tuyển để đảm bảo công bằng, minh bạch với tất cả thí sinh. Chiều 3/4, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn đã có cuộc trao đổi với báo chí để làm rõ các thông tin liên quan đến quy định này.