Già làng, người có uy tín ở Bình Phước tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước

Già làng, người có uy tín ở Bình Phước tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước
Quang cảnh buổi họp mặt. Ảnh: Nguyễn Văn Việt - TTXVN
Quang cảnh buổi họp mặt. Ảnh: Nguyễn Văn Việt - TTXVN

Tại buổi gặp mặt, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Bình Phước Trần Tuệ Hiền ghi nhận và biểu dương những đóng góp tích cực của già làng và người có uy tín trên địa bàn trong thời gian qua. Về những kiến nghị của già làng và người có uy tín, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Bình Phước chỉ đạo các cấp ủy Đảng, chính quyền, ngành chức năng tiếp tục quan tâm, hỗ trợ, giúp đỡ đồng bào.

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Bình Phước bày tỏ tin tưởng, với khả năng và uy tín của mình, các già làng và người có uy tín tiếp tục có nhiều đóng góp cho các phong trào thi đua yêu nước, tăng cường củng cố khối đại đoàn kết toàn dân, thực hiện tốt chủ trương, chính sách, pháp luật, góp phần xây dựng quê hương.

 

Tỉnh Bình Phước có 111 xã, phường, thị trấn với 866 khu dân cư; trong đó có 233 khu dân cư có đông đồng bào dân tộc thiểu số như S’Tiêng, Khmer, Tày, Nùng, M’nông và nhiều dân tộc khác đang sinh sống tập trung chủ yếu ở các huyện Bù Đăng, Bù Gia Mập, Lộc Ninh, Bù Đốp, Hớn Quản, Đồng Phú. Những năm qua, vùng đồng bào các dân tộc thiểu số của tỉnh luôn nhận được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, được đầu tư nhiều chương trình, dự án và các chính sách an sinh xã hội. Cơ sở hạ tầng như đường giao thông, điện thắp sáng, trạm xá, trường học và nhiều công trình phúc lợi xã hội khác từng bước được hoàn thiện ở khắp các xã vùng sâu, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; từ đó tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy phát triển kinh tế, nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần của đồng bào các dân tộc thiểu số trong tỉnh.

Đại diện các già làng tiêu biểu phát biểu tại cuộc họp mặt. Ảnh: Nguyễn Văn Việt - TTXVN
Đại diện các già làng tiêu biểu phát biểu tại cuộc họp mặt.
Ảnh: Nguyễn Văn Việt - TTXVN
 

Thời gian qua, các vị già làng, người có uy tín ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số đã phối hợp chặt chẽ với Ban công tác Mặt trận ở ấp, sóc, khu dân cư vận động đồng bào các dân tộc thực hiện cuộc vận động "Khu dân cư văn hóa” và “Gia đình văn hóa”. Đến nay, toàn tỉnh có 233/233 khu dân có đông đồng bào dân tộc thiểu số đăng ký thực hiện cuộc vận động, 127 khu dân cư được công nhận đạt chuẩn văn hóa.

Thông qua cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư", nhiều phong trào thi đua yêu nước trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số của tỉnh được thực hiện hiệu quả; trong đó nổi bật là phong trào giúp nhau phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo được đồng bào các tích cực hưởng ứng. Các hoạt động khuyến nông, khuyến lâm, giúp nhau về vốn phát triển kinh tế, cây trồng, vật nuôi, ngày công lao động, tạo việc làm được đồng bào duy trì thường xuyên. Nhiều mô hình phát triển kinh tế trong vùng đồng bào dân tộc mang lại hiệu quả cao như mô hình nuôi dê ở ấp 2 xã An Khương, huyện Hớn Quản; mô hình nuôi bò ở ấp Sóc Lớn, xã Lộc Khánh, huyện Lộc Ninh. Các mô hình đã giúp hàng trăm hộ đồng bào dân tộc thiểu số vươn lên thoát nghèo, góp phần giảm số hộ nghèo trên địa bàn./.

Có thể bạn quan tâm