Kỷ niệm 78 năm ngày Bác Hồ ra lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến (19/12/1946 - 19/12/2024), 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024), ngày 10/12, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Quảng Nam tổ chức gặp mặt, biểu dương 60 già làng, trưởng thôn, người có uy tín tiêu biểu trong thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng.
Phát huy tốt vai trò cầu nối, đem ánh sáng của Đảng về với dân làng, không ngừng xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết dân tộc - đó là những nhận xét chung về ông Đinh Y Khoa (69 tuổi, dân tộc Bana), trú thôn M6, xã Vĩnh Hòa, huyện Vĩnh Thạnh (Bình Định). Mới đây, ông vinh dự được Tạp chí Cộng sản trao chứng nhận người có uy tín tiêu biểu khu vực biên giới, biển đảo tại chương trình điểm tựa của bản làng lần thứ 2, năm 2024.
Chiều 3/10, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Kon Tum đã có buổi tiếp xúc cử tri tại phường Ngô Mây, thành phố Kon Tum; báo cáo với cử tri về một số hoạt động của Đoàn từ sau Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV đến nay; thông báo thời gian tổ chức và các nội dung chủ yếu của Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.
Với 34 dân tộc anh em sống, trong đó đồng bào dân tộc chiếm 40% dân số toàn huyện, những năm qua, cấp ủy, chính quyền huyện Bù Đăng (Bình Phước) luôn quan tâm đến công tác dân tộc, đặc biệt là phát huy vai trò của già làng, người có uy tín trong đồng bào các dân tộc thiểu số về tuyên truyền, vận động giữ gìn và phát huy truyền thống, bản sắc văn hóa...
Gần 10 năm qua, già làng Điểu Cu (74 tuổi, thôn Phu Mang 1, xã Long Hà, huyện Phú Riềng, Bình Phước) luôn là tấm gương sáng trong phát triển kinh tế gia đình, gìn giữ nét đẹp bản sắc văn hóa dân tộc thiểu số.
Ở tuổi gần 80 nhưng già làng Lò Quang Vinh (dân tộc Thái), người có uy tín ở bản Hoong Lếch Cang, xã Thanh Chăn, huyện Điện Biên (tỉnh Điện Biên) vẫn tích cực tham gia các hoạt động vì cộng đồng và được dân bản mến phục, tin tưởng.
Ngày 17/7, UBND xã Xuân Lãnh (huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên) phối hợp Ủy ban Y tế Hà Lan - Việt Nam (MCNV) ra mắt Tổ Quản lý mô hình du lịch cộng đồng thôn Xí Thoại. Đây là nơi có loại hình văn hóa nghệ thuật đặc sắc “Trống đôi, cồng ba, chiêng năm”, được công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể cấp quốc gia và làng nghề dệt thổ cẩm truyền thống của người dân tộc Ba Na.
Tỉnh Đắk Lắk có 4 xã biên giới thuộc huyện Ea Súp và Buôn Đôn. Được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước trong phát triển kinh tế - xã hội, diện mạo khu vực biên giới có nhiều khởi sắc, đời sống nhân dân được nâng cao. Trên “con đường” xây dựng vùng biên ngày càng giàu đẹp in đậm “dấu chân” của những già làng, trưởng buôn, người có uy tín vùng đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó có những cá nhân tiêu biểu đã trở thành “điểm tựa” của buôn làng.
Ngày 18/4, tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tổ chức Hội nghị Tuyên dương già làng, trưởng bản, nghệ nhân, người có uy tín có nhiều đóng góp trong hoạt động bảo tồn, gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc.
Ở Gia Lai, già làng, người có uy tín là những người đi đầu thay đổi nếp nghĩ, cách làm của bà con dân tộc thiểu số. Họ là những “cây đại thụ” che chở, bảo vệ buôn làng khỏi những ảnh hưởng tiêu cực. Các già làng, người có uy tín đã phát huy rõ nét vai trò của mình trong công tác vận động, tuyên truyền người dân từ bỏ những tập tục lạc hậu, chăm lo phát triển kinh tế, giữ vững an ninh trật tự ở các buôn làng.
Nhân 78 năm Ngày Truyền thống Lực lượng vũ trang tỉnh Kon Tum (25/8/1945 - 25/8/2023), Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh đã tổ chức gặp mặt, biểu dương các già làng, trưởng thôn tiểu biểu trong thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng năm 2023. Tham dự có 40 già làng, trưởng thôn tiêu biểu đại diện cho hơn 1.600 người có uy tín trên toàn tỉnh.
Điện Biên có trên 455 km đường biên giới giáp Lào và Trung Quốc với 29 xã biên giới, hơn 25.700 hộ sinh sống tại 310 thôn, bản và 3 cụm dân cư trên địa bàn 4 huyện. Thực hiện Chỉ thị 01/CT-TTg ngày 09/01/2015 của Thủ tướng Chính phủ về "Tổ chức phong trào toàn dân tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia trong tình hình mới", các đồn biên phòng trên địa bàn tỉnh Điện Biên đã phối hợp với các xã biên giới, các già làng, trưởng dòng họ, người có uy tín tổ chức tuyên truyền và phát động phong trào đến người dân; đồng thời lựa chọn những tập thể, hộ gia đình ký tham gia bảo vệ đường biên, cột mốc, giữ gìn an ninh thôn bản.
Tại mỗi thôn, làng ở vùng dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên nói chung và ở Gia Lai nói riêng thường có già làng, trưởng thôn và một số người uy tín trong cộng đồng. Những người này được bà con bầu lên, đại diện tiếng nói chung của mọi người trong cộng đồng.
Chiều 21/3, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Lâm Đồng tổ chức Hội nghị gặp mặt, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của đại diện các tầng lớp nhân dân trong đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh năm 2023. Hội nghị có sự tham gia của 40 đại biểu là chức sắc, người có uy tín, già làng các dân tộc trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.
Là tỉnh miền núi phía Tây Bắc Tổ quốc, Điện Biên có hơn 455 km đường biên giới giáp Lào và Trung Quốc. Tại địa bàn biên giới, các già làng đóng vai trò quan trọng trong giữ gìn an ninh trật tự, bảo vệ đường biên cột mốc, góp phần giữ vững chủ quyền biên giới quốc gia.
Ngày 7/2, tại xã Đắk Hà, Ủy ban nhân dân huyện Tu Mơ Rông (tỉnh Kon Tum) đã tổ chức chương trình Gặp mặt già làng, trưởng thôn, người có uy tín tiêu biểu trên địa bàn. Chương trình nằm trong chuỗi hoạt động “Phiên chợ Sâm Ngọc linh, các dược liệu khác gắn với du lịch lần 2 huyện Tu Mơ Rông”.
Ngày 10/1, Ban Dân tộc tỉnh Bình Phước tổ chức thăm, chúc Tết và tặng quà các già làng, người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn thành phố Đồng Xoài.
Chiều ngày 18/11, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương khu vực phía Bắc tổ chức Hội nghị “Gặp mặt nghệ nhân và những người có nhiều đóng góp trong công tác bảo tồn, phát huy văn hóa các dân tộc thiểu số khu vực phía Bắc năm 2022”. Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Ngô Sách Thực; Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Trịnh Thị Thủy; Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hoàng Thị Hạnh đồng chủ trì Hội nghị.
Đời sống vật chất, văn hóa tinh thần của đồng bào các dân tộc thiểu số ở tỉnh Khánh Hòa ngày càng được nâng cao. Góp phần lớn trong kết quả này là vai trò của những già làng, trưởng bản, người có uy tín trong cộng đồng.
Ngày 27/5, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Bình Phước tổ chức hội nghị biểu dương già làng, người có uy tín tiêu biểu có nhiều đóng góp trong các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động trên địa bàn năm 2022.
Nhân Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam, sáng 19/4, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc gặp mặt Đoàn đại biểu già làng, trưởng bản, nghệ nhân người dân tộc thiểu số tiêu biểu. Cùng dự có Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến; lãnh đạo một số Bộ, ban, ngành Trung ương và 92 đại biểu là các già làng, trưởng bản, nghệ nhân người dân tộc thiểu số có nhiều đóng góp trong hoạt động bảo tồn, gìn giữ, phát huy truyền thống văn hóa các dân tộc.
Nhằm chung tay phòng, chống dịch COVID-19, đồng bào dân tộc thiểu số ở tỉnh Bình Phước đã thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, tránh lây nhiễm dịch bệnh để bảo vệ bản thân và cộng đồng. Đặc biệt, trong công tác tuyên truyền, cùng với chính quyền địa phương, vai trò của già làng, người có uy tín đã được phát huy hiệu quả.
Là địa phương dẫn đầu của tỉnh Yên Bái trong công tác giảm nghèo, trung bình mỗi năm, huyện Mù Cang Chải giảm trên 8,6% tỷ lệ hộ nghèo, vượt cao so với mục tiêu của tỉnh. Kết quả đó có được, ngoài sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở, còn có sự đóng góp rất lớn của các già làng, trưởng bản, người có uy tín ở cộng đồng trong việc vận động đồng bào dân tộc thiểu số thực hiện các chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước, thi đua lao động sản xuất, xây dựng nông thôn mới.
Cùng với các địa phương trong cả nước, tỉnh Cao Bằng đang tích cực chuẩn bị cho công tác bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026. Để đảm bảo thông tin về Ngày hội non sông đến được với tất cả cử tri, đặc biệt là nơi vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, tỉnh Cao Bằng tăng cường công tác tuyên truyền, trong đó chú trọng phát huy vai trò của đội ngũ già làng, trưởng bản và người có uy tín trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Trước mỗi dịp Tết đến, Xuân về, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng thường tổ chức các hoạt động chăm lo cho đồng bào các dân tộc khu vực biên giới, hải đảo của Tổ quốc. Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng tổ chức trao tặng hàng nghìn suất quà, hàng trăm suất học bổng và hàng chục căn nhà “Mái ấm biên cương” đến khắp các vùng biên cương, hải đảo trên nước, góp phần giúp các gia đình chính sách, hộ nghèo, học sinh có hoàn cảnh khó khăn đón Tết đầm ấm.
Nhiều năm qua, đội ngũ người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số của tỉnh Gia Lai đã phát huy tốt vai trò trong cộng đồng, trở thành "điểm tựa" vững chắc của buôn làng.
Từ ngày 24-27/11 Ban Dân tộc phối hợp với các Sở, ngành của tỉnh, UBND các huyện Đồng Phú, Bù Đăng tổ chức hội nghị tập huấn, bồi dưỡng kiến thức cho người có uy tín, già làng tiêu biểu xuất sắc trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh Bình Phước năm 2020.
Tối 23/9, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức chương trình giao lưu văn hóa, nghệ thuật với đoàn đại biểu Già làng, Trưởng bản tiêu biểu các dân tộc vùng biên giới - lịch sử cách mạng phía Bắc ( Điện Biên, Cao Bằng, Sơn La, Lai Châu, Tuyên Quang, Hà Giang, Lào Cai, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Nghệ An).
Theo thống kê từ Ban An toàn giao thông tỉnh Gia Lai, trong 5 tháng đầu năm 2020, toàn tỉnh có 134 vụ tai nạn giao thông đường bộ, làm chết 99 người, bị thương 124 người. Trong đó, hơn 50% vụ tai nạn do thanh thiếu niên, nhất là thanh niên dân tộc thiểu số gây ra. Đây là hồi chuông báo động về sự thiếu hiểu biết luật giao thông trong đối tượng thanh thiếu niên dân tộc thiểu số tỉnh Gia Lai.