Gia Lai tăng năng lực canh tranh để mời gọi đầu tư

Gia Lai tăng năng lực canh tranh để mời gọi đầu tư
Công nhân làm việc tại doanh nghiệp FDI ACOM, khu công nghiệp Trà Đa, tỉnh Gia Lai. Ảnh: Hoài Nam – TTXVN
Công nhân làm việc tại doanh nghiệp FDI ACOM, khu công nghiệp Trà Đa, tỉnh Gia Lai. Ảnh: Hoài Nam – TTXVN

Thể hiện rõ quyết tâm cải cách nền kinh tế, tỉnh Gia Lai đã xúc tiến chương trình hợp tác phát triển kinh tế - xã hội với Tp. Hồ Chí Minh nhằm gợi mở tiềm năng, hỗ trợ hành lang pháp lý thông thoáng, hướng đến môi trường đầu tư lành mạnh cùng phát triển. Sau 15 năm hợp tác, đến nay đã có 26 doanh nghiệp của Tp. Hồ Chí Minh đầu tư vào Gia Lai 27 dự án với tổng vốn hơn 6,3 ngàn tỷ đồng; ngược lại, các doanh nghiệp của Gia Lai đầu tư vào Tp. Hồ Chí Minh 22 dự án với tổng vốn gần 30.000 tỷ đồng.

Tại hội nghị Xúc tiến đầu tư giữa 2 tỉnh được tổ chức vừa qua, ông Võ Ngọc Thành, Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai mong muốn, trên cơ sở những tiềm năng lợi thế sẵn có của địa phương về phát triển cây công nghiêp, du lịch, năng lượng tái tạo…, các doanh nghiệp của Tp. Hồ Chí Minh tiếp tục quan tâm, tìm hiểu đầu tư và giúp Gia Lai phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ; nông nghiệp ững dụng công nghệ cao; công nghiệp chế biến; liên kết phát triển du lịch; hỗ trợ trong lĩnh vực khởi nghiệp, phát triển doanh nghiệp, xây dựng các mô hình hợp tác xã tiên tiến…

Ngoài các dự án được các doanh nghiệp của Tp. Hồ Chí Minh đầu tư, hiện trên địa bàn tỉnh Gia Lai còn 4 dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), cùng nhiều dự án trọng điểm khác đến từ các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh.

Trên quan điểm thu hút đầu tư có chọn lọc, ưu tiên những dự án có tính khả thi cao, sử dụng các nguồn lực có lợi thế tại địa phương, tỉnh Gia Lai đã đồng hành cùng doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi và nâng cao năng lực cạnh tranh.

Các thủ tục hành chính được cải cách công khai, minh bạch và được kết nối thông qua Trung tâm phục vụ hành chính công của tỉnh, qua đó giúp các nhà đầu tư giảm chi phí đi lại, rút ngắn thời gian thực hiện dự án…

Với việc cải thiện đáng kể môi trường đầu tư kinh doanh, năm 2017, Gia Lai tăng 3 bậc trên bảng xếp hạng năng lực canh tranh cấp tỉnh PCI so với năm 2016 và hiện đang xếp vị trí 43 cả nước và đứng thứ 3 khu vực Tây Nguyên.

Công nhân làm việc tại doanh nghiệp FDI ACOM, khu công nghiệp Trà Đa, tỉnh Gia Lai. Ảnh: Hoài Nam – TTXVN
Công nhân làm việc tại doanh nghiệp FDI ACOM, khu công nghiệp Trà Đa, tỉnh Gia Lai. Ảnh: Hoài Nam – TTXVN

Là 1 trong 4 dự án có vốn đầu tư nước ngoài, nhà máy chế biến cà phê ACOM Gia Lai thuộc Công ty TNHH Thương Phẩm ATLANTIC Việt Nam được xây dựng tên địa bàn tỉnh từ năm 2012 với vốn đầu tư 2 triệu USD. Đặc biệt, nhà máy chuyên thu mua, chế biến và xuất khẩu cà phê nhân với sản lượng trung bình hàng năm 30.000 tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt trên 50 triệu USD. Các sản phẩm của nhà máy được xuất khẩu đi hầu hết các thị trường trên thế giới, nhất là các thị trường khó tính như châu Âu, Nhật Bản.

Ông Nguyễn Trường Hùng, Giám đốc nhà máy chế biến cà phê ACOM Gia Lai cho biết, qua 6 năm hoạt động, chúng tôi được tỉnh Gia Lai hỗ trợ nhiều chính sách ưu đãi như miễn tiền thuê đất trong 10 năm, các chính sách hỗ trợ về thuế doanh nghiệp…"Với sự hỗ trợ đó, chúng tôi đã có được những thành công nhất định, sản lượng hàng năm luôn đạt hơn 30 ngàn tấn, kim ngạch xuất khẩu trên 50 triệu USD. Hiện sản phẩm chúng tôi xuất khẩu đi tất cả các thị trường, đặc biệt là châu Âu và Nhật Bản. Tôi hy vọng với những chính sách ưu đãi của tỉnh, chúng tôi sẽ tiếp tục duy trì và phát triển hơn nữa trong thời gian tới", ông Hùng nói.

Chỉ tính riêng từ đầu năm đến nay, tỉnh Gia Lai đã thu hút được 11 dự án đầu tư với nguồn vốn đăng ký hơn 500 tỷ đồng, nâng tổng số lên 80 dự án đã và đang triển khai trên địa bàn tỉnh. Theo đó, Khu Công nghiệp Trà Đa có 53 dự án của 48 nhà đầu tư với tổng vốn đăng ký hơn 2.000 tỷ đồng; 20 nhà đầu tư triển khai 27 dự án tại Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Lệ Thanh với vốn đầu tư hơn 720 tỷ đồng. Trong tổng số 80 dự án đầu tư, đã có 46 dự án đi vào hoạt động với doanh thu thuần 9 tháng năm nay đạt hơn 1.200 tỷ đồng, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt gần 220 triệu USD.

Công nhân làm việc tại Khu công nghiệp Trà Đa, tỉnh Gia Lai. Ảnh: Hoài Nam – TTXVN
Công nhân làm việc tại Khu công nghiệp Trà Đa, tỉnh Gia Lai.
Ảnh: Hoài Nam – TTXVN

Ông Nguyễn Trọng Điểm, Đại diện Công ty TNHH MTV Quang Sáng, Khu kinh tế cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh chia sẻ, thời gian qua, Công ty chuyên nhập khẩu các mặt hàng nông sản gồm đậu nành, sắn lát, hạt điều từ Campuchia về rất thuận lợi. Đặc biệt, việc mở tờ khai và thông quan rất nhanh gọn, chỉ cần xuất trình đầy đủ giấy tờ xuất xứ, nguồn gốc các mặt hàng từ nước bạn Campuchia.

Ngoài ra, tỉnh Gia Lai còn hỗ trợ giao đất xây dựng văn phòng để thuận tiện hơn trong việc kinh doanh. Cơ chế ngày càng thông thoáng sẽ là động lực để mở rộng qui mô và xây dựng nhà máy chế biến sâu, vì nguồn hàng từ Campuchia về rất phong phú, đa dạng và chất lượng. Chẳng hạn như mặt hàng đậu nành của Campuchia là thực phẩm không biến đổi gen, sản lượng, chất lượng hạt điều cũng rất tốt... nên được thị trường trong nước ưa chuộng và tốt cho sức khỏe người tiêu dùng.

Nhằm tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư, ông Phạm Văn Binh, Trưởng Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh Gia Lai khẳng định: tỉnh đã tập trung cải cách thủ tục hành chính theo hình thức một cửa tại chỗ. Cùng với đó, các nhà đầu tư khi đến với Ban quản lý sẽ được hướng dẫn cụ thể từ khâu quyết định chủ trương đầu tư đến các khâu như thiết kế cơ sở, giấy phép xây dựng, giao đất, phòng cháy chữa cháy và bảo vệ môi trường. Từ đó, giải quyết rốt ráo những khó khăn, vướng mắc giúp các nhà đầu tư đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án.

Theo ông Phạm Văn Binh, hiện tỉnh Gia Lai đang lập dự án xây dựng khu công nghiệp Nam Pleiku. Theo lộ trình, cuối tháng 11 tới, Thủ tướng Chính phủ sẽ quyết định chủ trương đầu tư và tỉnh sẽ có thêm một khu công nghiệp mới với cơ sở hạ tầng bài bản hơn. Hy vọng đây sẽ là cơ sở để các doanh nghiệp trong và ngoài nước hướng đến vùng đất này.
Nguyễn Hoài Nam

Có thể bạn quan tâm

Phân bổ hơn 4.557 tỷ đồng để xoá nhà tạm, nhà dột nát

Phân bổ hơn 4.557 tỷ đồng để xoá nhà tạm, nhà dột nát

Thông tin ngày 30/3 từ Bộ Dân tộc và Tôn giáo cho hay, căn cứ Nghị quyết của Quốc hội về việc cho phép sử dụng từ nguồn tiết kiệm 5% kinh phí chi thường xuyên năm 2024 để hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định phân bổ 4.557,773 tỷ đồng để các địa phương triển khai chương trình này trên địa bàn. Đến nay, các địa phương đã nhận được 2.836,8 tỷ đồng từ các bộ, ngành, địa phương, ngân hàng, tập đoàn, đạt gần 82% theo phương án phân công của Ban Chỉ đạo trung ương.

Bộ Y tế yêu cầu siết chặt kiểm soát lây nhiễm sởi trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

Bộ Y tế yêu cầu siết chặt kiểm soát lây nhiễm sởi trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

Ngày 29/3, Bộ Y tế có văn bản hỏa tốc gửi Giám đốc các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trực thuộc Bộ Y tế; Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Thủ trưởng Y tế các Bộ về việc tăng cường công tác phân luồng, thu dung, điều trị và kiểm soát lây nhiễm sởi trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng ủng hộ Chương trình “Xóa nhà tạm, nhà dột nát” tỉnh Ninh Thuận. Ảnh: Công Thử - TTXVN

Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng: Ninh Thuận phải quyết tâm hoàn thành sớm mục tiêu xóa nhà tạm, nhà dột nát

Ninh Thuận phải cố gắng nỗ lực để là 1 trong 5 tỉnh, thành phố hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát cho người dân khó khăn về nhà ở trong năm 2025. Đó là mong muốn, ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng trong chuyến công tác tại Ninh Thuận, Lễ phát động chiến dịch 90 ngày đêm “Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát” do tỉnh tổ chức sáng 29/3.

Đoàn đại biểu Quốc thảo luận ở tổ về cải cách tiền lương. Ảnh: Doãn Tấn - TTXVN

Những chính sách mới nổi bật có hiệu lực trong tháng 4/2025: Quy định mới về tiền lương trong doanh nghiệp nhà nước

Trong tháng 4/2025, nhiều chính sách mới có hiệu lực, nổi bật là các chính sách liên quan đến quản lý lao động, tiền lương, thù lao, tiền thưởng trong doanh nghiệp nhà nước; sửa đổi, bổ sung quy định về chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt đối với sinh viên sư phạm.

Đóng góp đề xuất dự thảo Luật về lĩnh vực dân tộc

Đóng góp đề xuất dự thảo Luật về lĩnh vực dân tộc

Ngày 27/3, Thường trực Hội đồng Dân tộc Quốc hội phối hợp với Thành ủy, Hội đồng nhân dân thành phố Huế tổ chức khai mạc Hội thảo "Chính sách phát triển kinh tế vùng dân tộc thiểu số và miền núi; thực trạng và những đề xuất cho dự thảo Luật về lĩnh vực dân tộc".

Khuyến khích đặt tên xã, phường theo số thứ tự để thuận lợi cho việc số hóa

Khuyến khích đặt tên xã, phường theo số thứ tự để thuận lợi cho việc số hóa

Để thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, Ban Bí thư và tạo cơ sở pháp lý thực hiện việc sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp; trên cơ sở kết quả thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã thời gian qua, Bộ Nội vụ đã chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức xây dựng dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính.

Các đối tượng được hưởng ưu tiên khu vực, ưu tiên đối tượng trong tuyển sinh đại học, cao đẳng

Các đối tượng được hưởng ưu tiên khu vực, ưu tiên đối tượng trong tuyển sinh đại học, cao đẳng

Theo hướng dẫn một số nội dung tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2025 vừa được Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, trong thời hạn đăng ký dự thi tốt nghiệp (từ 21/4 đến 17 giờ ngày 28/4), thí sinh có nguyện vọng đăng ký xét tuyển sinh đại học, cao đẳng phải khai báo trên phần mềm đầy đủ, đúng các thông tin kèm minh chứng để hưởng ưu tiên trong xét tuyển.

Ban Chỉ đạo Trung ương ban hành Kế hoạch về tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị

Ban Chỉ đạo Trung ương ban hành Kế hoạch về tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị

Ngày 20/3/2025, Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả đã ban hành Công văn số 43-CV/BCĐ (Công văn số 43-CV/BCĐ) về Kế hoạch tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.

Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo

Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo

Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 51/NQ-CP về Chương trình hành động thực hiện Kết luận số 91-KL/TW ngày 12/8/2024 của Bộ Chính trị tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa hội nhập quốc tế" (Chương trình).

Triển khai hiệu quả chính sách giảm nghèo bền vững ở vùng miền núi khó khăn tỉnh Cao Bằng

Triển khai hiệu quả chính sách giảm nghèo bền vững ở vùng miền núi khó khăn tỉnh Cao Bằng

Giảm nghèo bền vững được coi là một trong những nhiệm vụ chính trị của cấp ủy, chính quyền các cấp tỉnh Cao Bằng. Các địa phương đang tích cực triển khai nhiều giải pháp nhằm hỗ trợ người dân sản xuất, tạo sinh kế để tăng thu nhập, góp phần thực hiện hiệu quả công tác giảm nghèo bền vững.