Thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) giai đoạn 2021 - 2025, tỉnh Kiên Giang triển khai nhiều giải pháp thúc đẩy phát triển gắn với nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm. Từ đó, số lượng sản phẩm OCOP của tỉnh không ngừng tăng, đặc biệt các sản phẩm từ 3 sao tăng lên 4 sao thời gian gần đây tăng mạnh, giúp tăng sức cạnh tranh hàng hóa, nâng cao thu nhập người dân nông thôn.
Thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tỉnh Thanh Hóa vừa tổ chức đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP đợt 2 năm 2021. Theo đó, đợt này tỉnh Thanh Hóa có 24 sản phẩm tham gia đánh giá, xếp hạng và 1 sản phẩm đăng ký nâng sao của 14 huyện, thị xã, thành phố. Các sản phẩm được đề nghị công nhận sản phẩm OCOP lần này được đánh giá quy mô sản xuất của các chủ thể đều đạt từ trung bình trở lên, có xu hướng phát triển tốt, có khả năng cạnh tranh trên thị trường.
Gia Lai là một tỉnh miền núi, xuất phát điểm kinh tế thấp nên đời sống của người dân, đặc biệt ở vùng sâu, vùng xa còn rất nhiều khó khăn. Do đó, để kích cầu phát triển nền kinh tế tiến tới xóa đói, giảm nghèo cho người dân, những năm qua, tỉnh Gia Lai đã chủ động cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao năng lực canh tranh, mời gọi các doanh nghiệp trong và ngoài nước đến đầu tư sản xuất, kinh doanh, trên cơ sở khai thác những tiềm năng lợi thế của địa phương.
Định vị danh mục sản phẩm công nghiệp chủ lực, có lợi thế cạnh tranh sẽ giúp Thành phố Hồ Chí Minh thúc đẩy tốc độ tăng trưởng và tăng giá trị gia tăng cho toàn ngành công nghiệp. Điểu này cũng tạo nền tảng cơ sở đưa ra những giải pháp hiệu quả trong chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu hàng hóa trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, khuyến khích phát triển những mặt hàng phù hợp với thế mạnh của thành phố để phát huy nội lực phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.
Chiều ngày 26/9, Hội Doanh nghiệp Hàng Việt Nam chất lượng cao và Dự án Hàng Việt Nam chất lượng cao – Chuẩn hội nhập, Ban Quản lý an toàn thực phẩm, Hội Lương Thực Thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp tổ chức hội thảo “Nâng cao sức cạnh tranh trong ngành thực phẩm thông qua tiêu chuẩn và thương hiệu” tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Các doanh nghiệp lương thực, thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh cần đầu tư đổi mới để nâng cao năng lực cạnh tranh; đồng thời, tăng cường liên kết với các sở, ngành để được kịp thời tháo gỡ các khó khăn.
Trong môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt của ngành bán lẻ, hiểu biết sâu sắc hơn đối với hành vi người tiêu dùng, nhanh chóng đáp ứng yêu cầu và nâng cao dịch vụ khách hàng sẽ là chìa khóa để phát triển kinh doanh hiệu quả.
Nhân chuyến thăm Nhà nước của Tổng thống Nhà nước Israel, ông Reuven Rivlin tới Việt Nam từ ngày 19-24/3/2017, chiều ngày 23/3/2017, tại Thành phố Hồ Chí Minh đã diễn ra Lễ ký kết thỏa thuận hợp tác về đổi mới công nghệ giữa Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia (NATIF) thuộc Bộ KH&CN Việt Nam và Cơ quan Đổi mới công nghệ Israel thuộc Bộ Kinh tế và Công nghiệp Israel (IIA).
Tối 5/11, tại Quảng trường Võ Nguyên Giáp, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên, Sở Công Thương và Văn phòng điều phối xây dựng nông thôn mới tỉnh Thái Nguyên phối hợp tổ chức khai mạc hội chợ triển lãm “Mỗi xã, phường một sản phẩm” năm 2016 với chủ đề “Liên kết - Hội nhập và Phát triển”.
Tính đến tháng 6/2016, huyện Củ Chi (Thành phố Hồ Chí Minh) có đàn bò sữa trên 66.000 con, cung cấp khoảng 500 tấn sữa/ngày cho các doanh nghiệp chế biến. Hiện nay, các hộ chăn nuôi bò sữa trên địa bàn huyện tập trung vào nâng cao chất lượng sữa. Quy trình chăn nuôi, chăm sóc và lấy sữa được thực hiện kỹ lưỡng, đảm bảo theo tiêu chuẩn của nhà thu mua…
Để giúp nông dân hòa nhập vào sự phát triển của đất nước và thế giới, 5 năm qua, Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tỉnh Hậu Giang đã hướng dẫn bà con thực hành sản xuất nông nghiệp tốt ở Việt Nam (VietGAP) để sản xuất rau, quả tươi an toàn. Nhờ đó, nhiều sản phẩm nông nghiệp của tỉnh tăng khả năng cạnh tranh với sản phẩm cùng loại trên thị trường.
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết 19-2016/NQ-CP về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia hai năm 2016-2017, định hướng đến năm 2020.
Ngày 31/3 tại Hà Nội, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAIDS) tổ chức Lễ Công bố Báo cáo thường niên Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) 2015. Đây là năm thứ 11 liên tiếp, VCCI công bố bộ chỉ số đánh giá và xếp hạng về chất lượng điều hành kinh tế của các tỉnh, thành phố tại Việt Nam.
Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố sự cạnh tranh trên thị trường vũ khí toàn cầu đang xấu đi một cách rõ rệt, các doanh nghiệp quốc phòng Nga đang phải đối mặt với sự ganh đua không lành mạnh từ Phương Tây.
Từ những lợi thế về sản xuất lương thực, huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông đang từng bước xây dựng thương hiệu “Lúa gạo Krông Nô” để nâng cao giá trị sản phẩm, tăng sức cạnh tranh trên thị trường.
Xuất khẩu gạo gặp nhiều khó khăn do cạnh tranh khốc liệt từ những nước trong khu vực. Bên cạnh đó, cơ chế bó buộc trong xuất khẩu cũng đang là rào cản với một số doanh nghiệp. Nhiều chuyên gia cho rằng, cần mạnh dạn gỡ các nút thắt để phát huy lợi thế của hạt gạo Việt Nam.
Trước khi U19 Việt Nam xuất quân, hai đối thủ chính của thầy trò huấn luyện viên Hoàng Anh Tuấn là U19 Malaysia và U19 Myanmar đã có những thắng lợi đầu tiên tại lượt trận mở màn tối qua (23/8).
Dù được duyệt nguồn tuyển sinh dồi dào trong năm 2015, song đến với một số trường đại học (ĐH) nằm ở top giữa như trường ĐH Vinh, ĐH Kinh tế Nghệ An, ĐH sư phạm kỹ thuật Vinh… đợt xét tuyển nguyện vọng 1 của Nghệ An khá khó khăn, do sức cạnh tranh giữa các trường trong việc thu hút thí sinh.