Mảnh đất trù phú
Phúc Thọ đã được Thành phố Hà Nội phê duyệt quy hoạch là vành đai xanh của Thủ đô, với những không gian của “làng lúa, làng hoa” gắn với mô hình nông nghiệp sản xuất sạch, an toàn.
Ở Phúc Thọ còn có những vùng trồng hoa ly với diện tích lên tới 7 ha, áp dụng công nghệ cao để có được những sản phẩm chất lượng, nhưng vẫn làm đẹp cho quê hương. Bưởi Phúc Thọ đã có tiếng từ hàng trăm năm trước, được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KHCN) công nhận nhãn hiệu bưởi tập thể Phúc Thọ. Nhân dân trong vùng đã trồng nhiều giống bưởi quý: bưởi đường Vân Cốc, bưởi cam đường Tích Giang.
Ngoài các giống bưởi truyền thống địa phương, người dân còn mang về vùng đất này nhiều giống bưởi quý khác như: Phúc Diễn, Phúc Trạch, Đoan Hùng… Năm 2015, cả huyện có gần 280 ha đất trồng bưởi. Theo kế hoạch của huyện, để phát triển thương hiệu bưởi Phúc Thọ trở thành sản phẩm nông nghiệp chủ lực của huyện, trong tương lai, địa phương này sẽ tiếp tục mở rộng diện tích trồng bưởi lên 700 - 1.000 ha.
Do đất đai màu mỡ, lại được những bàn tay cần mẫn chăm chỉ của những người nông dân giàu kinh nghiệm, những cây bưởi của Phúc Thọ đều sai quả, vỏ mỏng, màu vàng, vị ngọt mát, có mùi thơm dịu nhẹ. Hương hoa nồng nàn, tinh khiết, mộc mạc gọi mời. Bước vào những vườn cây này, du khách như lạc giữa “vương quốc trái cây” thứ thiệt của miệt vườn Nam Bộ, với những lối đi bị vướng tầm mắt bởi những cành trĩu quả treo trước mặt, có thể hái bỏ vào giỏ bất cứ lúc nào.
Lần đầu được tới với vườn cây trái tươi tốt ở Phúc Thọ, chị Nguyễn Thị Phương Linh (phố Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội) đã rất bất ngờ bởi thiên nhiên ban tặng cho mảnh đất này quá nhiều ưu đãi. Sau một hành trình đi thăm vườn, mọi người đều có thể thưởng thức những trái cây thơm ngon ngay tại vườn, hoặc mua mang về làm quà. Nhiều người còn được trải nghiệm những sản phẩm tinh dầu bưởi chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp.
Thuộc xứ Đoài xưa kia, Phúc Thọ là vùng đất có bề dày văn hóa. Người Phúc Thọ tự hào bởi có Di tích quốc gia đặc biệt đền Hát Môn. Lễ hội đền Hát Môn đã được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia. Những ngày hội, ở các đình Tường Phiêu, đình Hạ Hiệp… vẫn có các sinh hoạt dân gian truyền thống, ghi dấu ấn văn hóa, tâm linh bao đời.
Ít ai biết rằng, những giá trị truyền thống của nông thôn đã đi vào ca dao: “Anh đi anh nhớ quê nhà/ Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương” vẫn còn hiện hữu ngay trong cuộc sống hàng ngày của người dân Phúc Thọ, với rau muống Tiến Vua, cà dầm tương Tam Hiệp. Sau bữa cơm cùng với những thực phẩm tươi ngon, xanh sạch do chính những chủ vườn cây trái nấu, những vị khách lại được thưởng thức trà ướp hoa bưởi thơm ngọt, trong không khí thân tình như người nhà hàn huyên tâm sự.
Đánh thức tiềm năng du lịch nông nghiệp
Khi cuộc sống đô thị tạo ra những không gian sống chật hẹp và nhịp sống vội vàng, trở về nông thôn để trải nghiệm cuộc sống thôn quê bình dị, hòa mình trong những vườn cây ruộng lúa, gắn với những trải nghiệm đời thường, với cuộc sống của người dân bản địa… như một cách “sống chậm”, thư thái tinh thần. Với du khách quốc tế, bên cạnh những lựa chọn tìm hiểu văn hóa, nghỉ dưỡng, khám phá... thì được tự tay ra vườn hái quả, ra đồng thu hoạch rau hay lạc giữa những vườn hoa thơm ngát cũng làm cho họ có được những trải nghiệm khác khi tới Hà Nội.
Theo quy hoạch phát triển du lịch của Thủ đô, du lịch nông nghiệp là hướng phát triển ở các vùng ngoại thành, bổ sung hỗ trợ cho các chương trình du lịch nội đô. Hiện tại, việc xây dựng sản phẩm du lịch dọc vành đai sông Hồng, sông Đuống, sông Đáy hoặc theo cụm du lịch Sơn Tây - Ba Vì (bao gồm các huyện Ba Vì, Sơn Tây, Thạch Thất, Quốc Oai, Phúc Thọ...) đang được triển khai, với các sản phẩm du lịch chính là du lịch tâm linh, du lịch văn hóa làng Việt cổ, du lịch sinh thái nghỉ cuối tuần...
Với kinh nghiệm phát triển du lịch cộng đồng tại Thừa Thiên Huế, ông Nguyễn Đình Ân (Giám đốc công ty du lịch Huế Của Ta) cho rằng, với các sản phẩm đặc thù gắn với nông thôn và cộng đồng thì mọi trải nghiệm đều phải gắn chặt với giá trị bản địa, giá thị trường ngày thường nhật, cố gắng hạn chế không để sự thay đổi môi trường hay phá vỡ cảnh quan làm mất đi những giá trị vốn có của điểm đến. Ông Lưu Đức Kế, Giám đốc công ty lữ hành Hanoitourist cho rằng, bên cạnh việc phát triển mô hình trải nghiệm cùng các hoạt động điểm du lịch homestay, trải nghiệm cùng du lịch địa phương Phúc Thọ cần liên kết với các điểm du lịch nổi tiếng trong vùng, như làng cổ Đường Lâm ở thị xã Sơn Tây hay chùa Thầy ở huyện Quốc Oai để tạo điểm nhấn cho sản phẩm du lịch.
Hiện tại, các dự án đầu tư theo vành đai xanh dọc theo hai bờ sông Đáy từ Phúc Thọ đến Mỹ Đức được định hướng phát triển các sản phẩm du lịch sinh thái và du lịch văn hóa. Ông Hoàng Mạnh Phú - Bí thư Huyện ủy Phúc Thọ chia sẻ, trong thời gian qua, địa phương đã thực hiện cuộc vận động “3 sạch”: Nước sạch - Môi trường sạch - Nông nghiệp sạch để tạo ra cảnh quan đẹp, thu hút người dân thành phố trải nghiệm không gian sống thôn quê bình dị. Huyện cũng khuyến khích bà con trong vùng xây dựng nhà mái ngói truyền thống, quy hoạch khu du lịch sinh thái 250 ha và trong tương lai là thị trấn sinh thái Phúc Thọ để không làm phá vỡ không gian nông thôn nhưng vẫn tạo tiền đề đón khách du lịch về với địa phương.
Phúc Thọ đã được Thành phố Hà Nội phê duyệt quy hoạch là vành đai xanh của Thủ đô, với những không gian của “làng lúa, làng hoa” gắn với mô hình nông nghiệp sản xuất sạch, an toàn.
Trải nghiệm cuộc sống thôn quê bình dị |
Ở Phúc Thọ còn có những vùng trồng hoa ly với diện tích lên tới 7 ha, áp dụng công nghệ cao để có được những sản phẩm chất lượng, nhưng vẫn làm đẹp cho quê hương. Bưởi Phúc Thọ đã có tiếng từ hàng trăm năm trước, được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KHCN) công nhận nhãn hiệu bưởi tập thể Phúc Thọ. Nhân dân trong vùng đã trồng nhiều giống bưởi quý: bưởi đường Vân Cốc, bưởi cam đường Tích Giang.
Ngoài các giống bưởi truyền thống địa phương, người dân còn mang về vùng đất này nhiều giống bưởi quý khác như: Phúc Diễn, Phúc Trạch, Đoan Hùng… Năm 2015, cả huyện có gần 280 ha đất trồng bưởi. Theo kế hoạch của huyện, để phát triển thương hiệu bưởi Phúc Thọ trở thành sản phẩm nông nghiệp chủ lực của huyện, trong tương lai, địa phương này sẽ tiếp tục mở rộng diện tích trồng bưởi lên 700 - 1.000 ha.
Do đất đai màu mỡ, lại được những bàn tay cần mẫn chăm chỉ của những người nông dân giàu kinh nghiệm, những cây bưởi của Phúc Thọ đều sai quả, vỏ mỏng, màu vàng, vị ngọt mát, có mùi thơm dịu nhẹ. Hương hoa nồng nàn, tinh khiết, mộc mạc gọi mời. Bước vào những vườn cây này, du khách như lạc giữa “vương quốc trái cây” thứ thiệt của miệt vườn Nam Bộ, với những lối đi bị vướng tầm mắt bởi những cành trĩu quả treo trước mặt, có thể hái bỏ vào giỏ bất cứ lúc nào.
Phúc Thọ là vùng đất có bề dày văn hóa |
Lần đầu được tới với vườn cây trái tươi tốt ở Phúc Thọ, chị Nguyễn Thị Phương Linh (phố Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội) đã rất bất ngờ bởi thiên nhiên ban tặng cho mảnh đất này quá nhiều ưu đãi. Sau một hành trình đi thăm vườn, mọi người đều có thể thưởng thức những trái cây thơm ngon ngay tại vườn, hoặc mua mang về làm quà. Nhiều người còn được trải nghiệm những sản phẩm tinh dầu bưởi chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp.
Thuộc xứ Đoài xưa kia, Phúc Thọ là vùng đất có bề dày văn hóa. Người Phúc Thọ tự hào bởi có Di tích quốc gia đặc biệt đền Hát Môn. Lễ hội đền Hát Môn đã được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia. Những ngày hội, ở các đình Tường Phiêu, đình Hạ Hiệp… vẫn có các sinh hoạt dân gian truyền thống, ghi dấu ấn văn hóa, tâm linh bao đời.
Ít ai biết rằng, những giá trị truyền thống của nông thôn đã đi vào ca dao: “Anh đi anh nhớ quê nhà/ Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương” vẫn còn hiện hữu ngay trong cuộc sống hàng ngày của người dân Phúc Thọ, với rau muống Tiến Vua, cà dầm tương Tam Hiệp. Sau bữa cơm cùng với những thực phẩm tươi ngon, xanh sạch do chính những chủ vườn cây trái nấu, những vị khách lại được thưởng thức trà ướp hoa bưởi thơm ngọt, trong không khí thân tình như người nhà hàn huyên tâm sự.
Đánh thức tiềm năng du lịch nông nghiệp
Khi cuộc sống đô thị tạo ra những không gian sống chật hẹp và nhịp sống vội vàng, trở về nông thôn để trải nghiệm cuộc sống thôn quê bình dị, hòa mình trong những vườn cây ruộng lúa, gắn với những trải nghiệm đời thường, với cuộc sống của người dân bản địa… như một cách “sống chậm”, thư thái tinh thần. Với du khách quốc tế, bên cạnh những lựa chọn tìm hiểu văn hóa, nghỉ dưỡng, khám phá... thì được tự tay ra vườn hái quả, ra đồng thu hoạch rau hay lạc giữa những vườn hoa thơm ngát cũng làm cho họ có được những trải nghiệm khác khi tới Hà Nội.
Hòa mình vào thiên nhiên cây cối |
Theo quy hoạch phát triển du lịch của Thủ đô, du lịch nông nghiệp là hướng phát triển ở các vùng ngoại thành, bổ sung hỗ trợ cho các chương trình du lịch nội đô. Hiện tại, việc xây dựng sản phẩm du lịch dọc vành đai sông Hồng, sông Đuống, sông Đáy hoặc theo cụm du lịch Sơn Tây - Ba Vì (bao gồm các huyện Ba Vì, Sơn Tây, Thạch Thất, Quốc Oai, Phúc Thọ...) đang được triển khai, với các sản phẩm du lịch chính là du lịch tâm linh, du lịch văn hóa làng Việt cổ, du lịch sinh thái nghỉ cuối tuần...
Với kinh nghiệm phát triển du lịch cộng đồng tại Thừa Thiên Huế, ông Nguyễn Đình Ân (Giám đốc công ty du lịch Huế Của Ta) cho rằng, với các sản phẩm đặc thù gắn với nông thôn và cộng đồng thì mọi trải nghiệm đều phải gắn chặt với giá trị bản địa, giá thị trường ngày thường nhật, cố gắng hạn chế không để sự thay đổi môi trường hay phá vỡ cảnh quan làm mất đi những giá trị vốn có của điểm đến. Ông Lưu Đức Kế, Giám đốc công ty lữ hành Hanoitourist cho rằng, bên cạnh việc phát triển mô hình trải nghiệm cùng các hoạt động điểm du lịch homestay, trải nghiệm cùng du lịch địa phương Phúc Thọ cần liên kết với các điểm du lịch nổi tiếng trong vùng, như làng cổ Đường Lâm ở thị xã Sơn Tây hay chùa Thầy ở huyện Quốc Oai để tạo điểm nhấn cho sản phẩm du lịch.
Xứ Đoài xưa đang trở thành “địa chỉ xanh” hứa hẹn những sản phẩm du lịch nông nghiệp độc đáo cho Thủ đô |
Hiện tại, các dự án đầu tư theo vành đai xanh dọc theo hai bờ sông Đáy từ Phúc Thọ đến Mỹ Đức được định hướng phát triển các sản phẩm du lịch sinh thái và du lịch văn hóa. Ông Hoàng Mạnh Phú - Bí thư Huyện ủy Phúc Thọ chia sẻ, trong thời gian qua, địa phương đã thực hiện cuộc vận động “3 sạch”: Nước sạch - Môi trường sạch - Nông nghiệp sạch để tạo ra cảnh quan đẹp, thu hút người dân thành phố trải nghiệm không gian sống thôn quê bình dị. Huyện cũng khuyến khích bà con trong vùng xây dựng nhà mái ngói truyền thống, quy hoạch khu du lịch sinh thái 250 ha và trong tương lai là thị trấn sinh thái Phúc Thọ để không làm phá vỡ không gian nông thôn nhưng vẫn tạo tiền đề đón khách du lịch về với địa phương.
Thảo Anh (Theo langvietonline.vn)