Tối 4/1, tại thị xã Phước Long, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Phước tổ chức khai mạc Không gian trưng bày, quảng bá văn hóa - du lịch - ẩm thực đặc trưng các tỉnh, thành phố vùng Đông Nam Bộ năm 2025. Không gian trưng bày, quảng bá văn hóa - du lịch - ẩm thực diễn ra đến 6/1.
Theo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Tây Ninh, để hoàn thành các mục tiêu đề ra cho ngành Du lịch, từ nay đến cuối năm 2024, tỉnh tập trung triển khai các chính sách đột phá, đa dạng hóa và nâng cao chất lượng các loại hình sản phẩm du lịch phù hợp với tiềm năng, lợi thế của địa phương. Đặc biệt, ngành du lịch Tây Ninh đang tập trung đẩy mạnh các giải pháp xúc tiến, quảng bá rộng rãi đến các tỉnh, thành phố trong nước và quốc tế.
Vùng Đông Nam Bộ gồm Thành phố Hồ Chí Minh và 5 tỉnh: Bà Rịa - Vũng Tàu, Tây Ninh, Bình Phước, Bình Dương và Đồng Nai. Theo Quy hoạch phát triển vùng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, lĩnh vực du lịch của Đông Nam Bộ được xác định phát triển theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại và đi vào chiều sâu, chất lượng, có khả năng cạnh tranh cao trong khu vực. Do đó, phát triển mạnh các sản phẩm lợi thế, tăng cường liên kết, hình thành nhiều hành trình, trải nghiệm đang được các địa phương thuộc vùng chú trọng thực hiện.
Sáng 5/5, tại tỉnh Tây Ninh, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Hội đồng điều phối vùng Đông Nam Bộ (Hội đồng) chủ trì Hội nghị lần thứ 3 của Hội đồng để rà soát về các nhiệm vụ được giao và bàn về việc tổ chức triển khai Quy hoạch vùng Đông Nam Bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 4/5/2024.
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 28/2, Đông Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ tiếp tục rét đậm, vùng núi có nơi rét hại. Tây Bắc Bộ có mưa vài nơi, sáng sớm có nơi có sương mù; riêng Lai Châu, Điện Biên trưa chiều trời nắng, đêm và sáng trời rét.
Vào những ngày đầu xuân Giáp Thìn năm 2024, nông dân Bình Phước hồ hởi bắt đầu vào vụ thu hoạch hạt điều. Bình Phước được xem là "thủ phủ hạt điều" của Việt Nam, được nhiều người biết đến bởi đất đỏ bazan màu mỡ thuộc vùng Đông Nam Bộ giúp cây điều phát triển rất tốt, chất lượng hạt thơm ngon.
Sáng 6/12, Ngày hội Văn hóa đọc năm 2023 - Liên hiệp Thư viện khu vực miền Đông Nam Bộ và cực Nam Trung Bộ chủ đề “Sách cho tôi, cho bạn”, đã khai mạc tại Thư viện tỉnh Bình Thuận.
Tại khu vực Đông Nam Bộ, Tây Nguyên cây sầu riêng nhanh chóng mở rộng diện tích sau khi loại trái cây này được Trung Quốc duyệt đưa vào danh sách nhập khẩu chính ngạch. Tuy nhiên, để trái sầu riêng phát triển bền vững, người trồng phải đáp ứng các tiêu chuẩn của nhà nhập khẩu cũng như việc truy xuất nguồn gốc đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng thế giới.
Tây Ninh là tỉnh nằm ở miền Đông Nam Bộ, có đường biên giới dài 240 km, giáp với các tỉnh Svay Rieng, Prey Veng và Tboung Khmum thuộc Vương quốc Campuchia. Thời gian qua, được sự quan tâm, hỗ trợ của Đảng và Nhà nước, các địa phương biên giới đã không ngừng đổi thay về diện mạo cũng như đời sống người dân…
Phát huy lợi thế, xây dựng, phát triển các trung tâm du lịch biển chất lượng cao, trung tâm du lịch tầm cỡ quốc tế là giải pháp góp phần tạo bứt phá cho du lịch biển ở cả hai vùng Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long.
Những ngày qua, nắng nóng liên tiếp diễn ra tại Nam Bộ, riêng miền Đông Nam Bộ nắng nóng gay gắt với nhiệt độ có nơi trên 35 độ C, khiến người dân cảm thấy mệt mỏi, khó chịu.
Nhận định về những hình thái thời tiết trong tháng 3/2023, Phó trưởng Phòng Dự báo khí hậu, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia Nguyễn Đức Hòa cho biết, không khí lạnh còn hoạt động mạnh trong những ngày đầu tháng 3, gây gió mạnh, sóng lớn, ảnh hưởng đến hoạt động trên các vùng biển. Ngoài ra, đề phòng xuất hiện dông, lốc, mưa đá kèm theo gây tác động đến sản xuất và đời sống của người dân, đặc biệt khu vực vùng núi phía Bắc.
Khu vực Đông Nam Bộ gồm Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước và Tây Ninh. Chiến lược và Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã xác định, Đông Nam Bộ là một trong 7 vùng du lịch có vai trò quan trọng đối với phát triển du lịch cả nước.
Khu vực Đông Nam Bộ gồm Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước và Tây Ninh. Chiến lược và Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã xác định, Đông Nam Bộ là một trong 7 vùng du lịch có vai trò quan trọng đối với phát triển du lịch cả nước
Đông Nam Bộ là vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Đây cũng là vùng kinh tế năng động, sáng tạo, đi đầu trong đổi mới và phát triển, đóng góp lớn vào tăng trưởng kinh tế, xuất khẩu. Với thuận lợi về tự nhiên, đất đai, đây còn là khu vực chăn nuôi trọng điểm của cả nước.
Trên cơ sở phát huy các thế mạnh, tiềm năng sẵn có, từ sau đại dịch COVID-19, Đồng Nai đã thực hiện kích cầu nhằm phục hồi và phát triển du lịch. Đồng thời, tỉnh triển khai nhiều giải pháp nâng cao chất lượng, đa dạng hóa sản phẩm du lịch, tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch, liên kết, hợp tác du lịch với các tỉnh, thành lân cận. Từ đó, hướng tới mục tiêu xây dựng Đồng Nai trở thành địa phương trọng điểm về du lịch Đông Nam Bộ.
Do cấu tạo về địa chất, địa hình tự nhiên khá đặc biệt cùng chiều dài phát triển lịch sử - văn hóa, Đồng Nai được biết đến là tỉnh giàu tiềm năng phát triển du lịch gắn liền với tài nguyên tự nhiên và tài nguyên nhân văn. Tỉnh ủy đã ban hành Nghị quyết 04-NQ/TU về phát triển du lịch thành ngành kinh tế quan trọng, trong đó xác định đến năm 2030, phấn đấu xây dựng Đồng Nai trở thành địa phương trọng điểm du lịch của vùng Đông Nam Bộ. Ngành Du lịch Đồng Nai đang tập trung nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch hiện có, đồng thời đa dạng hóa và phát triển các sản phẩm du lịch mới, hấp dẫn du khách trong và ngoài nước.
Hội nghị quán triệt, triển khai Nghị quyết số 24-NQ/TW, ngày 7/10/2022 của Bộ Chính trị khóa XIII về phát triển kinh tế- xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 vừa diễn ra bằng hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến.
Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) trân trọng giới thiệu toàn văn Phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: “Vùng Đông Nam Bộ cần phát huy mạnh mẽ hơn nữa truyền thống anh hùng, kinh nghiệm đổi mới, sáng tạo, nỗ lực phấn đấu, thực hiện tốt vai trò là đầu tàu phát triển của cả nước”.
Ngày 23/10, Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW, ngày 7/10/2022 của Bộ Chính trị khóa XIII về phát triển kinh tế- xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến.
Sáng 15/7, tại thành phố Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận, Tổng cục Thủy lợi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) phối hợp với tỉnh Ninh Thuận tổ chức hội nghị Nâng cao công tác quản lý an toàn đập, công trình thủy lợi vùng Trung bộ, Tây nguyên và Đông Nam bộ với sự tham dự của các đơn vị quản lý, khai thác công trình thủy lợi của 26 tỉnh, thành phố khu vực Trung bộ, Tây nguyên và Đông Nam Bộ.
Sáng 9/7, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết số 53-NQ/TW ngày 29/8/2005 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đông Nam Bộ và vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 và Kết luận số 27-KL/TW ngày 2/8/2012 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 53-NQ/TW.
Sáng 9/7, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết số 53-NQ/TW ngày 29/8/2005 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đông Nam Bộ và vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 và Kết luận số 27-KL/TW ngày 2/8/2012 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 53-NQ/TW.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước Trần Tuệ Hiền cho biết, tuyến cao tốc Gia Nghĩa (Đắk Nông) - Chơn Thành (Bình Phước) đã được đưa vào quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 1454/QĐ-TTg ngày 1/9/2021.
Phó Thủ tướng Lê Văn Thành vừa ký Quyết định số 463/QĐ-TTg ngày 15/4/2022 phê duyệt nhiệm vụ lập Quy hoạch vùng Đông Nam Bộ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, nhằm phát triển vùng Đông Nam Bộ thành vùng năng động, đi đầu trong chuyển đổi mô hình tăng trưởng.
Theo Cục Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cơ cấu giống vụ Đông Xuân 2021-2022 ở Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long tiếp tục có chiều hướng dịch chuyển từ nhóm giống chất lượng trung bình, nếp sang nhóm lúa thơm, đặc sản nhằm đáp ứng nhu cầu xuất khẩu.
Sau thời gian dài gần như “tê liệt” do ảnh hưởng dịch COVID-19, với nhiều kết quả đạt được trong kiểm soát dịch cùng chiến lược thích ứng linh hoạt, an toàn, phòng, chống dịch gắn với phục hồi kinh tế - xã hội, du lịch - ngành kinh tế tổng hợp tại các địa phương Nam Bộ, đang từng bước được khởi động một cách thận trọng, an toàn.
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 9/3, Bắc Bộ duy trì trạng thái thời tiết có mưa nhỏ, mưa phùn, sương mù vào buổi sáng, trời chỉ còn rét về đêm, ngày nhiệt độ tăng dần, cao nhất phổ biến 23-26 độ C, có nơi trên 31 độ C.