Đặc biệt, đáng chú ý là thực hiện Quyết định số 755/QĐ-TTg ngày 20/5/2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho hộ đồng bào DTTS nghèo và hộ nghèo ở xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn.
Trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận, hiện có 37 xã/124 thôn vùng đồng bào DTTS, chiếm 56,92% số xã, phường, thị trấn toàn tỉnh, trong đó có 14 xã và 77 thôn đặc biệt khó khăn. Thực hiện Quyết định 755/QĐ/TTg, từ năm 2014-2016, tổng nguồn vốn phân bổ để thực hiện trên địa bàn tỉnh khoảng 60,5 tỷ đồng.
Trong đó, đã hỗ trợ đất sản xuất cho 476 hộ, với tổng diện tích đất khai hoang và các hộ tự sang nhượng 237,2 ha; hỗ trợ chuyển đổi nghề cho 2.855 hộ; hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán cho 4.444 hộ; đầu tư mở rộng 16 tuyến ống nước sinh hoạt, với tổng chiều dài 5.894,5 m cho 3 xã Phước Hữu, Phước Vinh và Phước Hậu (Ninh Phước); duy tu, bảo dưỡng 2 hệ thống nước sinh hoạt tự chảy thôn Ma Lâm, xã Phước Tân và hệ thống nước sinh hoạt tự chảy thôn Gia Nhông, xã Phước Bình (Bác Ái).
Ngoài ra, bằng các nguồn vốn lồng ghép từ chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch vệ sinh môi trường, tỉnh đã bố trí 182,9 tỷ đồng để thực hiện nâng cấp, sửa chữa và xây mới 31 công trình cấp nước sinh hoạt tập trung trên địa bàn vùng DTTS và miền núi, góp phần nâng tỷ lệ hộ gia đình sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh tăng bình quân 2%/năm.
Bên cạnh đó, từ nguồn vốn thuộc chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững và Chương trình 30a (bình quân 12 tỷ đồng/năm) để triển khai thực hiện dự án hỗ trợ sản xuất, tạo sinh kế cho đồng bào DTTS và hộ nghèo thuộc các xã khu vực III, thôn đặc biệt khó khăn và huyện nghèo Bác Ái.
Thông qua Dự án Hỗ trợ Tam nông, đã hỗ trợ 809 con bò, 677 con dê, 698 con cừu, 196 tấn mía giống, 15.205 cây chuối giống, 1.500 gốc nho, 4.400 con gà giống và xây dựng 816 chuồng trại chăn nuôi cho các hộ DTTS, hộ nghèo thuộc các xã khó khăn vùng DTTS và miền núi của tỉnh để phát triển sản xuất, tăng thu nhập; đào tạo nghề cho 2.203 lao động là đồng bào DTTS, trong đó 807 lao động thuộc hộ nghèo, kinh phí trên 1,3 tỷ đồng...
Trao đổi với chúng tôi, ông Ktơ Chách, ở xã Phước Đại, huyện Bác Ái phấn khởi chia sẻ "Gia đình mình nghèo lại đông con nhưng không có đất sản xuất nên cứ thiếu trước, hụt sau".
Từ khi nhà nước có chính sách hỗ trợ đất sản xuất, gia đình mình được 1ha trồng mì, trồng bắp (ngô) và nhiều loại hoa màu khác nên có thu nhập ổn định. Giờ gia đình không lo thiếu đói, cố gắng làm ăn để có tiền cho con cái được đi học.
Bà Pinăng Thị Thủy, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Ninh Thuận chia sẻ "Qua 3 năm thực hiện Quyết định 755/QĐ-TTg tỉnh đã cơ bản giải quyết được hộ thiếu đất sản xuất, hộ thiếu nước sinh hoạt; mở rộng diện tích canh tác, áp dụng các tiến bộ khoa học-kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng cây trồng, vật nuôi, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập, cải thiện đời sống đồng bào DTTS, nhất là các hộ nghèo có điều kiện phát triển sản xuất, ổn định cuộc sống".
Đó là những kết quả đáng mừng, tuy nhiên toàn tỉnh vẫn còn 920 hộ đồng bào DTTS chưa có đất ở, 3.033 hộ chưa có đất sản xuất. Một số vùng có đất nhưng không sản xuất được do lượng nước mưa hằng năm quá thấp, số hộ nghèo mới tách hộ còn thiếu đất sản xuất ngày càng tăng; thiên tai làm xói lở, gây mất đất sản xuất nông nghiệp... Bà Pinăng Thị Thủy cho biết thêm.
Hiện nay, ở Ninh Thuận, đồng bào DTTS vẫn chưa được hỗ trợ đất ở; hỗ trợ đất sản xuất cũng chỉ đạt 15,64%...Nguyên nhân là do quỹ đất công tại các xã không còn, phần lớn là đất lâm nghiệp; kinh phí quản lý, kiểm tra, giám sát, đánh giá hiệu quả không được bố trí, cho nên rất khó khăn khi thực hiện.
Ngoài ra, công tác phối hợp giữa các ngành liên quan và địa phương trong thực hiện khai hoang cấp đất sản xuất cho đồng bào DTTS còn lúng túng, không kịp thời; một số chính sách, chương trình dự án chưa phối hợp lồng ghép đồng bộ đã làm giảm hiệu quả đầu tư; định mức hỗ trợ vốn còn thấp, đối tượng thực hiện là hộ nghèo, không có khả năng bổ sung thêm vốn để đầu tư sản xuất, chăn nuôi.
Trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận, hiện có 37 xã/124 thôn vùng đồng bào DTTS, chiếm 56,92% số xã, phường, thị trấn toàn tỉnh, trong đó có 14 xã và 77 thôn đặc biệt khó khăn. Thực hiện Quyết định 755/QĐ/TTg, từ năm 2014-2016, tổng nguồn vốn phân bổ để thực hiện trên địa bàn tỉnh khoảng 60,5 tỷ đồng.
Trong đó, đã hỗ trợ đất sản xuất cho 476 hộ, với tổng diện tích đất khai hoang và các hộ tự sang nhượng 237,2 ha; hỗ trợ chuyển đổi nghề cho 2.855 hộ; hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán cho 4.444 hộ; đầu tư mở rộng 16 tuyến ống nước sinh hoạt, với tổng chiều dài 5.894,5 m cho 3 xã Phước Hữu, Phước Vinh và Phước Hậu (Ninh Phước); duy tu, bảo dưỡng 2 hệ thống nước sinh hoạt tự chảy thôn Ma Lâm, xã Phước Tân và hệ thống nước sinh hoạt tự chảy thôn Gia Nhông, xã Phước Bình (Bác Ái).
Ngoài ra, bằng các nguồn vốn lồng ghép từ chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch vệ sinh môi trường, tỉnh đã bố trí 182,9 tỷ đồng để thực hiện nâng cấp, sửa chữa và xây mới 31 công trình cấp nước sinh hoạt tập trung trên địa bàn vùng DTTS và miền núi, góp phần nâng tỷ lệ hộ gia đình sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh tăng bình quân 2%/năm.
Bên cạnh đó, từ nguồn vốn thuộc chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững và Chương trình 30a (bình quân 12 tỷ đồng/năm) để triển khai thực hiện dự án hỗ trợ sản xuất, tạo sinh kế cho đồng bào DTTS và hộ nghèo thuộc các xã khu vực III, thôn đặc biệt khó khăn và huyện nghèo Bác Ái.
Thông qua Dự án Hỗ trợ Tam nông, đã hỗ trợ 809 con bò, 677 con dê, 698 con cừu, 196 tấn mía giống, 15.205 cây chuối giống, 1.500 gốc nho, 4.400 con gà giống và xây dựng 816 chuồng trại chăn nuôi cho các hộ DTTS, hộ nghèo thuộc các xã khó khăn vùng DTTS và miền núi của tỉnh để phát triển sản xuất, tăng thu nhập; đào tạo nghề cho 2.203 lao động là đồng bào DTTS, trong đó 807 lao động thuộc hộ nghèo, kinh phí trên 1,3 tỷ đồng...
Trao đổi với chúng tôi, ông Ktơ Chách, ở xã Phước Đại, huyện Bác Ái phấn khởi chia sẻ "Gia đình mình nghèo lại đông con nhưng không có đất sản xuất nên cứ thiếu trước, hụt sau".
Từ khi nhà nước có chính sách hỗ trợ đất sản xuất, gia đình mình được 1ha trồng mì, trồng bắp (ngô) và nhiều loại hoa màu khác nên có thu nhập ổn định. Giờ gia đình không lo thiếu đói, cố gắng làm ăn để có tiền cho con cái được đi học.
Bà Pinăng Thị Thủy, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Ninh Thuận chia sẻ "Qua 3 năm thực hiện Quyết định 755/QĐ-TTg tỉnh đã cơ bản giải quyết được hộ thiếu đất sản xuất, hộ thiếu nước sinh hoạt; mở rộng diện tích canh tác, áp dụng các tiến bộ khoa học-kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng cây trồng, vật nuôi, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập, cải thiện đời sống đồng bào DTTS, nhất là các hộ nghèo có điều kiện phát triển sản xuất, ổn định cuộc sống".
Đó là những kết quả đáng mừng, tuy nhiên toàn tỉnh vẫn còn 920 hộ đồng bào DTTS chưa có đất ở, 3.033 hộ chưa có đất sản xuất. Một số vùng có đất nhưng không sản xuất được do lượng nước mưa hằng năm quá thấp, số hộ nghèo mới tách hộ còn thiếu đất sản xuất ngày càng tăng; thiên tai làm xói lở, gây mất đất sản xuất nông nghiệp... Bà Pinăng Thị Thủy cho biết thêm.
Hiện nay, ở Ninh Thuận, đồng bào DTTS vẫn chưa được hỗ trợ đất ở; hỗ trợ đất sản xuất cũng chỉ đạt 15,64%...Nguyên nhân là do quỹ đất công tại các xã không còn, phần lớn là đất lâm nghiệp; kinh phí quản lý, kiểm tra, giám sát, đánh giá hiệu quả không được bố trí, cho nên rất khó khăn khi thực hiện.
Ngoài ra, công tác phối hợp giữa các ngành liên quan và địa phương trong thực hiện khai hoang cấp đất sản xuất cho đồng bào DTTS còn lúng túng, không kịp thời; một số chính sách, chương trình dự án chưa phối hợp lồng ghép đồng bộ đã làm giảm hiệu quả đầu tư; định mức hỗ trợ vốn còn thấp, đối tượng thực hiện là hộ nghèo, không có khả năng bổ sung thêm vốn để đầu tư sản xuất, chăn nuôi.
Theo daidoanket.vn