Tấm lòng của “con cháu Bác Hồ”
Trong cuộc chiến tranh bảo vệ đất nước, con đường Hồ Chí Minh huyền thoại với hệ thống giao thông vĩ đại gồm 5 trục dọc, 21 trục ngang, hơn 17.000km đường xe cơ giới. Lực lượng vận tải Trường Sơn với 2 Sư đoàn ô tô cơ động vận chuyển bộ đội và hàng triệu tấn vũ khí, đạn dược… để chi viện cho các chiến trường miền Nam. Thực hiện lời dạy của Bác với tâm nguyện thống nhất đất nước, đồng bào Vân Kiều - Pa Cô tỉnh Quảng Trị đã góp sức người, sức của để “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”, góp phần làm nên thành công trên tuyến đường huyền thoại của dân tộc.
Trong những ngày tháng 5 lịch sử, khi cả nước đang hướng về dịp kỷ niệm 60 năm Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn, tâm sự với chúng tôi, ông Hồ Với, người Pa Cô, ở xã A Bung, huyện Đakrông, từng tham gia đơn vị T3, Đoàn 559 từ năm 1959 nhớ lại: Thời kì này rất khó khăn, ác liệt, địch điên cuồng bắn phá liên tục ngày đêm, cùng với đó là khí hậu khắc nghiệt nên công cuộc vận chuyển hàng hóa rất vất vả. Mặc dù vậy, người dân vẫn luôn hướng về Đảng, Bác Hồ. Từ ngày tuyến đường đi qua bản làng, người dân hết lòng góp sức ủng hộ lương thực, thực phẩm cho bộ đội. Thế hệ trẻ trong bản đều xung phong đi dân công hỏa tuyến. Bản thân ông cũng đi gùi hàng hóa, vũ khí đạn dược trên tuyến đường lịch sử này. Mặc dù vất vả, khó khăn là thế nhưng ông và mọi người trong bản đều rất vui và hạnh phúc vì đóng góp công sức trong công cuộc giải phóng miền Nam thống nhất đất nước…
Khe Hó là điểm đầu của tuyến đường Hồ Chí Minh lịch sử. Từ Khe Hó phát triển về hướng Tây qua làng Mít vào đến Tà Riệp đến điểm cuối là Pa Lin. Có vị trí nằm địa hình hiểm trở, sâu trong rừng rậm nên đảm bảo được nguyên tắc tuyệt đối bí mật. Chính vì vậy, Khe Hó được chọn làm nơi tập kết hàng hóa, đạn dược, khởi đầu của tuyến đường Trường Sơn chi viện cho chiến trường miền Nam trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Được Huyện ủy Hướng Hóa và Khu ủy Vĩnh Linh tích cực giúp đỡ, Đoàn 559 hạ quyết tâm khẩn trương mở tuyến hành lang bắt đầu từ Khe Hó qua các điểm động Nóc, Bô Hô, động Voi Mẹp, động Ka Lư, vượt đường số 9, qua làng Riêu, làng Rao đến Tà Riệp, Pa Lin. Ngày 13/8/1959, Tiểu đoàn 301 bắt đầu hành trình vận chuyển chuyến hàng đầu tiên. Qua 8 ngày đêm gian khổ, nhiều vũ khí, đạn dược, quân trang, quân dụng cần thiết đã được Tiểu đoàn 301 đưa đến Tà Riệp bảo đảm tuyệt đối bí mật, an toàn. Từ chuyến hàng đầu tiên vận chuyển vào Liên khu 5 thuận lợi, cán bộ, chiến sĩ Đoàn 559 đẩy nhanh tốc độ vận chuyển để chi viện cho chiến trường miền Nam ruột thịt.
Là một trong những người Vân Kiều đầu tiên của thôn Khe Hó, xã Vĩnh Hà, huyện Vĩnh Linh tham gia cách mạng khi mới 18 tuổi, ông Hồ So (76 tuổi), nguyên là Chủ tịch UBND xã Vĩnh Hà sau ngày giải phóng, Bí thư Chi bộ thôn Khe Hó nhớ lại: Vào năm 1959, ông tham gia cách mạng, làm nhiệm vụ cùng bộ đội Trường Sơn mở đường, vận chuyển lương thực, vũ khí.
Ông Hồ So chia sẻ: Từ Khe Hó, quân và dân ta đã vận chuyển hàng đi theo 3 đường chính: Tuyến thứ nhất từ Khe Hó đến Khe Che, tuyến thứ 2 từ Khe Hó đến Vĩnh Ô, qua đường 9 và tuyến thứ 3 từ đây đi lên đường 20 - đường Hồ Chí Minh...Lúc này ông cũng như bao thế hệ trai tráng trong bản đều xung phong tham gia bảo vệ tuyến đường bí mật cũng như tích cực gùi lương, tải đạn. Dù bom đạn, khó khăn, hiểm nguy nhưng mỗi người đều tin vào chiến thắng sẽ không xa khi cả dân tộc cùng đồng lòng, đồng sức chiến đấu…
Khi mọi trái tim cùng hướng về một khát vọng
Trong chiến tranh, đường Trường Sơn trở thành chiến trường ác liệt nhất, nơi hứng chịu hàng ngàn tấn bom, chất độc hóa học trong việc thực nghiệm chiến lược phá hoại với quy mô hiện đại nhất. Trường Sơn cũng là nơi mà ý chí, sự đoàn kết, bền bỉ, keo sơn của cả dân tộc đã vượt qua mọi khó khăn, tàn bạo, khốc liệt của chiến tranh và sự khắc nghiệt của thiên nhiên để làm nên chiến thắng cuối cùng. Bộ đội Trường Sơn vừa đảm nhận nhiệm vụ chi viện chiến lược vừa là lực lượng tác chiến tại chỗ bảo vệ tuyến hành lang chi viện, mở rộng vùng giải phóng vừa làm nghĩa vụ quốc tế giúp nước bạn Lào và Campuchia. Con đường huyền thoại được xây dựng từ mồ hôi, máu, nước mắt và công sức của hàng ngàn, hàng vạn người.
Nhớ lại những ngày hào hùng của đất nước, ông Hồ Văn Sang (64 tuổi), người Pa Cô hiện ở xã Tà Rụt, huyện Đakrông, từng tham gia đơn vị C12, Bộ đội địa phương huyện Hướng Hóa kể lại: Gia đình ông có truyền thống cách mạng. Mẹ ông tham gia dân công hỏa tuyến gùi hàng trên tuyến đường Hồ Chí Minh. Bà mất năm 1968 vì sốt rét rừng hành hạ. Năm 17 tuổi nối tiếp nguyện vọng của mẹ, ông vào chiến trường tham gia gùi cõng thương binh trên con đường Hồ Chí Minh huyền thoại. Với quyết tâm “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh” ông cũng như động đội sẵn sàng hy sinh tính mạng, tuổi xuân để góp phần chi viện cho chiến trường miền Nam.
Chiến tranh đã qua đi nhưng đối với hàng vạn cán bộ, chiến sỹ thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến Trường Sơn năm xưa vẫn vẹn nguyên ký ức về một thời kỳ gian khổ và ác liệt. Đối với họ, từng cung đường, khoảnh rừng, dòng suối, con sông đều thấm đẫm kỉ niệm, máu xương của đồng đội đang nằm lại tại đây. Phát huy truyền thống anh hùng của bộ đội Trường Sơn trong thời kỳ đổi mới, các cựu chiến binh Đoàn 559 đã tích cực tham gia phát triển kinh tế, xây dựng quê hương theo cuộc vận động lớn “Hội viên Trường Sơn làm kinh tế giỏi, xóa đói giảm nghèo, giúp nhau khắc phục khó khăn, nâng cao đời sống” ngày càng đi lên. Đặc biệt, nhiều hội viên người đồng bào dân tộc thiểu số đã vượt qua khó khăn, nỗ lực phát triển kinh tế gia đình, góp phần xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp.
Ông Lê Văn Hói, Trưởng ban liên lạc truyền thống Trường Sơn đường Hồ Chí Minh tỉnh Quảng Trị cho biết: Đường Hồ Chí Minh là một sáng tạo lịch sử vĩ đại của Đảng và Quân đội ta, nơi hội tụ sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc. Nhờ có tuyến chi viện chiến lược Đường Hồ Chí Minh nên mới có thắng lợi của sự nghiệp giải phóng miền Nam thống nhất Tổ quốc. Trong những năm tháng chiến tranh, mặc dù gian khổ, khó khăn, thiếu thốn trăm bề nhưng người Pa Cô, Vân Kiều sống trên dãy Trường Sơn vẫn một lòng theo Đảng, Bác Hồ. Đồng bào sẵn sàng dời nhà, dời bản nhường chỗ cho đường Hồ Chí Minh đi qua. Đặc biệt, trong giai đoạn 1967-1968 đời sống nhân dân huyện Hướng Hóa, Đakrông (lúc này gọi chung là huyện Hướng Hóa) rất khó khăn nhưng đồng bào vẫn dành sắn, gạo, hỗ trợ lương thực, thực phẩm cho bộ đội.
Người dân đã không tiếc của cải, công sức thậm chí xương máu để huy động hàng trăm dân công tiếp lương, tải đạn cho lực lượng chủ lực chiến đấu dưới làn mưa bom, bão đạn. Chiến tranh qua đi, tiếp nối truyền thống vẻ vang của bộ đội Trường Sơn trong thời kỳ mới, các hội viên Đường 559 nói riêng và đồng bào Pa Cô - Vân Kiều trên dãy Tây Trường Sơn Quảng Trị vẫn đang nỗ lực không ngừng để xây dựng cuộc sống mới ngày càng ấm no, hạnh phúc…
Trong cuộc chiến tranh bảo vệ đất nước, con đường Hồ Chí Minh huyền thoại với hệ thống giao thông vĩ đại gồm 5 trục dọc, 21 trục ngang, hơn 17.000km đường xe cơ giới. Lực lượng vận tải Trường Sơn với 2 Sư đoàn ô tô cơ động vận chuyển bộ đội và hàng triệu tấn vũ khí, đạn dược… để chi viện cho các chiến trường miền Nam. Thực hiện lời dạy của Bác với tâm nguyện thống nhất đất nước, đồng bào Vân Kiều - Pa Cô tỉnh Quảng Trị đã góp sức người, sức của để “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”, góp phần làm nên thành công trên tuyến đường huyền thoại của dân tộc.
Ông Hồ Với, người dân tộc Pa Cô ở xã A Bung, huyện Đakrông và ông Hồ Văn, người đồng bào Pa Cô hiện ở xã Tà Rụt, huyện Đakrông trong dịp kỷ niệm Ngày truyền thống bộ đội Trường Sơn. Ảnh: Thanh Thủy - TTXVN |
Trong những ngày tháng 5 lịch sử, khi cả nước đang hướng về dịp kỷ niệm 60 năm Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn, tâm sự với chúng tôi, ông Hồ Với, người Pa Cô, ở xã A Bung, huyện Đakrông, từng tham gia đơn vị T3, Đoàn 559 từ năm 1959 nhớ lại: Thời kì này rất khó khăn, ác liệt, địch điên cuồng bắn phá liên tục ngày đêm, cùng với đó là khí hậu khắc nghiệt nên công cuộc vận chuyển hàng hóa rất vất vả. Mặc dù vậy, người dân vẫn luôn hướng về Đảng, Bác Hồ. Từ ngày tuyến đường đi qua bản làng, người dân hết lòng góp sức ủng hộ lương thực, thực phẩm cho bộ đội. Thế hệ trẻ trong bản đều xung phong đi dân công hỏa tuyến. Bản thân ông cũng đi gùi hàng hóa, vũ khí đạn dược trên tuyến đường lịch sử này. Mặc dù vất vả, khó khăn là thế nhưng ông và mọi người trong bản đều rất vui và hạnh phúc vì đóng góp công sức trong công cuộc giải phóng miền Nam thống nhất đất nước…
Khe Hó là điểm đầu của tuyến đường Hồ Chí Minh lịch sử. Từ Khe Hó phát triển về hướng Tây qua làng Mít vào đến Tà Riệp đến điểm cuối là Pa Lin. Có vị trí nằm địa hình hiểm trở, sâu trong rừng rậm nên đảm bảo được nguyên tắc tuyệt đối bí mật. Chính vì vậy, Khe Hó được chọn làm nơi tập kết hàng hóa, đạn dược, khởi đầu của tuyến đường Trường Sơn chi viện cho chiến trường miền Nam trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Được Huyện ủy Hướng Hóa và Khu ủy Vĩnh Linh tích cực giúp đỡ, Đoàn 559 hạ quyết tâm khẩn trương mở tuyến hành lang bắt đầu từ Khe Hó qua các điểm động Nóc, Bô Hô, động Voi Mẹp, động Ka Lư, vượt đường số 9, qua làng Riêu, làng Rao đến Tà Riệp, Pa Lin. Ngày 13/8/1959, Tiểu đoàn 301 bắt đầu hành trình vận chuyển chuyến hàng đầu tiên. Qua 8 ngày đêm gian khổ, nhiều vũ khí, đạn dược, quân trang, quân dụng cần thiết đã được Tiểu đoàn 301 đưa đến Tà Riệp bảo đảm tuyệt đối bí mật, an toàn. Từ chuyến hàng đầu tiên vận chuyển vào Liên khu 5 thuận lợi, cán bộ, chiến sĩ Đoàn 559 đẩy nhanh tốc độ vận chuyển để chi viện cho chiến trường miền Nam ruột thịt.
Ông Hồ So (người thứ 2 từ trái qua) là người Vân Kiều của thôn Khe Hó đầu tiên tham gia cách mạng với nhiệm vụ cùng bộ đội Trường Sơn mở đường, vận chuyển lương thực, vũ khí. Ảnh: Thanh Thủy – TTXVN |
Là một trong những người Vân Kiều đầu tiên của thôn Khe Hó, xã Vĩnh Hà, huyện Vĩnh Linh tham gia cách mạng khi mới 18 tuổi, ông Hồ So (76 tuổi), nguyên là Chủ tịch UBND xã Vĩnh Hà sau ngày giải phóng, Bí thư Chi bộ thôn Khe Hó nhớ lại: Vào năm 1959, ông tham gia cách mạng, làm nhiệm vụ cùng bộ đội Trường Sơn mở đường, vận chuyển lương thực, vũ khí.
Ông Hồ So chia sẻ: Từ Khe Hó, quân và dân ta đã vận chuyển hàng đi theo 3 đường chính: Tuyến thứ nhất từ Khe Hó đến Khe Che, tuyến thứ 2 từ Khe Hó đến Vĩnh Ô, qua đường 9 và tuyến thứ 3 từ đây đi lên đường 20 - đường Hồ Chí Minh...Lúc này ông cũng như bao thế hệ trai tráng trong bản đều xung phong tham gia bảo vệ tuyến đường bí mật cũng như tích cực gùi lương, tải đạn. Dù bom đạn, khó khăn, hiểm nguy nhưng mỗi người đều tin vào chiến thắng sẽ không xa khi cả dân tộc cùng đồng lòng, đồng sức chiến đấu…
Khi mọi trái tim cùng hướng về một khát vọng
Trong chiến tranh, đường Trường Sơn trở thành chiến trường ác liệt nhất, nơi hứng chịu hàng ngàn tấn bom, chất độc hóa học trong việc thực nghiệm chiến lược phá hoại với quy mô hiện đại nhất. Trường Sơn cũng là nơi mà ý chí, sự đoàn kết, bền bỉ, keo sơn của cả dân tộc đã vượt qua mọi khó khăn, tàn bạo, khốc liệt của chiến tranh và sự khắc nghiệt của thiên nhiên để làm nên chiến thắng cuối cùng. Bộ đội Trường Sơn vừa đảm nhận nhiệm vụ chi viện chiến lược vừa là lực lượng tác chiến tại chỗ bảo vệ tuyến hành lang chi viện, mở rộng vùng giải phóng vừa làm nghĩa vụ quốc tế giúp nước bạn Lào và Campuchia. Con đường huyền thoại được xây dựng từ mồ hôi, máu, nước mắt và công sức của hàng ngàn, hàng vạn người.
Nhớ lại những ngày hào hùng của đất nước, ông Hồ Văn Sang (64 tuổi), người Pa Cô hiện ở xã Tà Rụt, huyện Đakrông, từng tham gia đơn vị C12, Bộ đội địa phương huyện Hướng Hóa kể lại: Gia đình ông có truyền thống cách mạng. Mẹ ông tham gia dân công hỏa tuyến gùi hàng trên tuyến đường Hồ Chí Minh. Bà mất năm 1968 vì sốt rét rừng hành hạ. Năm 17 tuổi nối tiếp nguyện vọng của mẹ, ông vào chiến trường tham gia gùi cõng thương binh trên con đường Hồ Chí Minh huyền thoại. Với quyết tâm “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh” ông cũng như động đội sẵn sàng hy sinh tính mạng, tuổi xuân để góp phần chi viện cho chiến trường miền Nam.
Chiến tranh đã qua đi nhưng đối với hàng vạn cán bộ, chiến sỹ thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến Trường Sơn năm xưa vẫn vẹn nguyên ký ức về một thời kỳ gian khổ và ác liệt. Đối với họ, từng cung đường, khoảnh rừng, dòng suối, con sông đều thấm đẫm kỉ niệm, máu xương của đồng đội đang nằm lại tại đây. Phát huy truyền thống anh hùng của bộ đội Trường Sơn trong thời kỳ đổi mới, các cựu chiến binh Đoàn 559 đã tích cực tham gia phát triển kinh tế, xây dựng quê hương theo cuộc vận động lớn “Hội viên Trường Sơn làm kinh tế giỏi, xóa đói giảm nghèo, giúp nhau khắc phục khó khăn, nâng cao đời sống” ngày càng đi lên. Đặc biệt, nhiều hội viên người đồng bào dân tộc thiểu số đã vượt qua khó khăn, nỗ lực phát triển kinh tế gia đình, góp phần xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp.
Ông Lê Văn Hói, Trưởng ban liên lạc truyền thống Trường Sơn đường Hồ Chí Minh tỉnh Quảng Trị cho biết: Đường Hồ Chí Minh là một sáng tạo lịch sử vĩ đại của Đảng và Quân đội ta, nơi hội tụ sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc. Nhờ có tuyến chi viện chiến lược Đường Hồ Chí Minh nên mới có thắng lợi của sự nghiệp giải phóng miền Nam thống nhất Tổ quốc. Trong những năm tháng chiến tranh, mặc dù gian khổ, khó khăn, thiếu thốn trăm bề nhưng người Pa Cô, Vân Kiều sống trên dãy Trường Sơn vẫn một lòng theo Đảng, Bác Hồ. Đồng bào sẵn sàng dời nhà, dời bản nhường chỗ cho đường Hồ Chí Minh đi qua. Đặc biệt, trong giai đoạn 1967-1968 đời sống nhân dân huyện Hướng Hóa, Đakrông (lúc này gọi chung là huyện Hướng Hóa) rất khó khăn nhưng đồng bào vẫn dành sắn, gạo, hỗ trợ lương thực, thực phẩm cho bộ đội.
Người dân đã không tiếc của cải, công sức thậm chí xương máu để huy động hàng trăm dân công tiếp lương, tải đạn cho lực lượng chủ lực chiến đấu dưới làn mưa bom, bão đạn. Chiến tranh qua đi, tiếp nối truyền thống vẻ vang của bộ đội Trường Sơn trong thời kỳ mới, các hội viên Đường 559 nói riêng và đồng bào Pa Cô - Vân Kiều trên dãy Tây Trường Sơn Quảng Trị vẫn đang nỗ lực không ngừng để xây dựng cuộc sống mới ngày càng ấm no, hạnh phúc…
Thanh Thủy