Đối phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng cao ở bờ biển Tây Nam

Đối phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng cao ở bờ biển Tây Nam
Cừ tràm làm kè chống sóng biển xâm thực tại xã Bình Sơn, huyện Hòn Đất- Kiện Giang
Cừ tràm làm kè chống sóng biển xâm thực tại xã Bình Sơn, huyện Hòn Đất- Kiện Giang

Huyện Hòn Đất (Kiên Giang) có chiều dài gần 50 km biển Tây Nam, nhiều nơi sạt lở sâu hàng chục mét mỗi năm, gây nguy cơ mất rừng phòng hộ ven biển của huyện. Trong đó điểm sạt lở nặng nhất là ấp Vàm Rây, xã Bình Sơn. Vùng bờ biển huyện An Biên cũng sạt lở nhiều nơi, nhất là tại khu vực cửa sông. Các huyện: Phú Tân, Trần Văn Thời, U Minh ( Cà Mau) nhiều nơi lở hàng chục km, ăn sâu vào đất liền từ 10 đến 30 mét. Nghiêm trọng nhất là xã Khánh Hải, huyện Trần Văn Thời có bờ biển dài khoảng 16 km lở sâu đã làm mất cả rừng phòng hộ ven biển và  làm mất hàng trăm ha đất canh tác trồng lúa, nuôi tôm của nông dân.
 
Rễ cây mắm hút phù sa phát triển thành rừng phòng hộ ven biển ở Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang
Rễ cây mắm hút phù sa phát triển thành rừng phòng hộ ven biển ở Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang

Tại Mũi Cà Mau ( tỉnh Cà  Mau) hàng năm lấn ra biển từ 30 đến 70 mét, có năm lấn ra 100 mét về hướng Tây Nam. Những năm gần đây vào tháng 9 và 10 triều biển dâng cao hơn và phía bờ Đông của Mũi Cà Mau xuất hiện tình trạng sạt lở sâu hàng chục mét mỗi năm. Hiện tượng bất thường của triều biển dâng cao làm cho Mũi Cà Mau đang lệch dần về phía Tây Nam, dẫn tới diện tích bồi lắng phù sa lấn biểnTây Nam cũng giảm từ Mũi Cà Mau đến cửa Sông Đốc.
Thi công chống sạt lở Mũi Cà Mau
Thi công chống sạt lở Mũi Cà Mau


 Nguyên nhân sạt lở, xăm thực của bờ biển Tây Nam, theo kinh nghiệm của một số lão nông là do nước biển dâng cao khoảng 0,3 mét so với 20 năm trước .Nước biển dâng cao hơn mặt bờ, trong khi hệ thống bờ đê lại xuống cấp do xây dựng đã lâu nên dẫn tới tình trạng sạt lở diễn ra thường xuyên trong năm với phạm vi sạt lở không chỉ ven bờ biển mà ăn sâu cả vào các sông lớn chịu ảnh hưởng triều của biển Tây Nam.
 
Ngô nhà bị sạt lở bên bờ sông Bãi Háp xã Hàm Rồng, huyện Năm Căn -Cà Mau
Ngô nhà bị sạt lở bên bờ sông Bãi Háp  xã Hàm Rồng, huyện Năm Căn -Cà Mau


Để chống sạt lở bờ biển Tây Nam, ngoài xây dựng kè bê tông, đá hộc lưới sắt, một số địa phương đang chống sạt lở bằng cách tạo rào ngăn sóng biển bằng cừ tràm cách bờ vài chục mét, bên trong trồng mắm để làm rừng phòng hộ, phần trong cùng là xây đê cao kiên cố.

 
Đê bệ tông kiên cố sau rừng mắm phòng hộ tại xã Bình Sơn, huyện Hòn Đất -Kiên Giang .
Đê bệ tông kiên cố sau rừng mắm phòng hộ tại xã Bình Sơn, huyện Hòn Đất -Kiên Giang .


Kinh nghiệm chống sạt lở bờ biển Tây Nam của huyện Hòn Đất ( Kiên Giang) rất có hiệu quả. Tại khu vực ven biển Xã Bình Sơn, hai bên cửa sông Vàm Rây,  trước đây bồi hàng chục mét ra biển nay bị sạt lở ngày càng sâu vào bờ. Để chống sạt lở, địa phương đã triển khai mô hình cử tràm - trồng mắm tạo rừng phòng hộ và xây đê ven biển nên đã hạn chế đáng kể tình trạng sạt lở.
 
Mặt đê kiên cố có thể kết hợp làm đường giao thông
         Mặt đê kiên cố có thể kết hợp làm đường giao thông
Nhà hàng Mũi Cà Mau đang được kè tràm để chống sạt lở
Nhà hàng Mũi Cà Mau đang được kè tràm để chống sạt lở

Phương án chống lở này đã giúp hàng chục km ven bờ biển Tây Nam thuộc huyên Hòn Đất (Kiên Giang) không còn sạt lở như trước. Từ kinh nghiệm trên, tỉnh Kiên Giang và các vùng  sạt lở xung yếu biển Tây Nam ở huyện Trần Văn Thời và tại những nơi có cửa sông lớn như Bảy Háp, Cái Đôi, Sông Đốc, Khánh Hội ...đang triển khai rộng mô hình chống sạt lở này kết hợp với chương trình  quốc gia xây đê ven biển Tây Nam  nhằm chủ động ứng phó với biển đổi khi hậu, nước biển dâng cao.
 
Nhà ven sông Bảy Háp thuộc xã Hàm Rồng, huyện Nam Căn (Cà Mau) phải di dời do nước biển dậng cao
 Nhà ven sông Bảy Háp thuộc xã Hàm Rồng, huyện Nam Căn (Cà Mau) phải di dời do nước biển dậng cao
Đê bê tông sau rừng mắm phòng hộ ấp Vàm Rây,xã Bình Sơn, huyện Hòn Đất-Kiên Giang
Đê bê tông sau rừng mắm phòng hộ ấp Vàm Rây,xã Bình Sơn, huyện Hòn Đất-Kiên Giang
Rừng mắm ấp Vàm Rây, xã Bình Sơn, huyện Hòn Đất- Kiên Giang
Rừng mắm ấp Vàm Rây, xã Bình Sơn, huyện Hòn Đất- Kiên Giang

Có thể bạn quan tâm