Đoàn chuyên gia UNESCO thẩm định hồ sơ Công viên địa chất Lạng Sơn

Từ ngày 6-10/7, Đoàn chuyên gia Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) đến thẩm định thực địa hồ sơ đề nghị công nhận Công viên địa chất Lạng Sơn là Công viên địa chất toàn cầu UNESCO.

vna_potal_doan_chuyen_gia_unesco_tham_dinh_ho_so_cong_vien_dia_chat_lang_son_7468989.jpg
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Tân Văn, nghiên cứu viên cao cấp, thành viên Ban Chỉ đạo xây dựng Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Lạng Sơn trình bày về những giá trị nổi bật của Công viên địa chất Lạng Sơn. Ảnh: Văn Đạt - TTXVN

Theo kế hoạch, Đoàn chuyên gia UNESCO sẽ thực địa tại 26/38 điểm tham quan trên 4 tuyến du lịch Công viên địa chất Lạng Sơn ở các huyện: Bắc Sơn, Bình Gia, Văn Quan, Hữu Lũng, Chi Lăng, Cao Lộc, Lộc Bình và thành phố Lạng Sơn.

vna_potal_doan_chuyen_gia_unesco_tham_dinh_ho_so_cong_vien_dia_chat_lang_son_7469005.jpg
Đoàn chuyên gia UNESCO cùng lãnh đạo tỉnh, đại diện các sở, ban, ngành, địa phương tỉnh Lạng Sơn thực địa tại Làng ngói âm dương, xã Long Đống, huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn. Ảnh: Văn Đạt - TTXVN

Thông tin với Đoàn chuyên gia UNESCO, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Lạng Sơn Dương Xuân Huyên nhấn mạnh, tỉnh xác định, đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Do đó, thời gian qua, Lạng Sơn đã đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật một số khu, điểm du lịch tiềm năng; trong đó có Công viên địa chất Lạng Sơn.

vna_potal_doan_chuyen_gia_unesco_tham_dinh_ho_so_cong_vien_dia_chat_lang_son_7468985.jpg
Ông Dương Xuân Huyên, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Lạng Sơn phát biểu tại cuộc làm việc với Đoàn chuyên gia UNESCO. Ảnh: Văn Đạt - TTXVN

Tỉnh cũng ban hành nhiều cơ chế chính sách, tạo môi trường đầu tư thuận lợi; đẩy mạnh cải cách hành chính, nhất là thủ tục hành chính để thu hút nguồn lực đầu tư phát triển du lịch. Đây là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy xứ Lạng phát triển toàn diện.

vna_potal_doan_chuyen_gia_unesco_tham_dinh_ho_so_cong_vien_dia_chat_lang_son_7468992.jpg
Đoàn chuyên gia UNESCO cùng lãnh đạo tỉnh, đại diện các sở, ban, ngành, địa phương tỉnh Lạng Sơn thực địa tại Làng ngói âm dương, xã Long Đống, huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn. Ảnh: Văn Đạt - TTXVN

Tỉnh nỗ lực xây dựng Công viên địa chất Lạng Sơn đáp ứng các tiêu chí để được công nhận là Công viên địa chất toàn cầu, nhằm bảo tồn, phát huy tổng thể các giá trị di sản về địa chất, văn hóa, lịch sử, khảo cổ, đa dạng sinh học cũng như các danh lam thắng cảnh đặc sắc của địa phương.

vna_potal_doan_chuyen_gia_unesco_tham_dinh_ho_so_cong_vien_dia_chat_lang_son_7468996.jpg

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Lạng Sơn mong rằng, với kinh nghiệm và kiến thức của các chuyên gia trong chuyến thẩm định này sẽ có các khuyến nghị với tỉnh trong việc định hướng, phát huy tối đa tiềm năng của Công viên địa chất Lạng Sơn gắn với phát triển du lịch, tạo ra sinh kế mới, bền vững cho cộng đồng địa phương, góp phần xứng đáng vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và vùng Đông Bắc…

vna_potal_doan_chuyen_gia_unesco_tham_dinh_ho_so_cong_vien_dia_chat_lang_son_7469107 (1).jpg
Đoàn chuyên gia UNESCO cùng lãnh đạo tỉnh, đại diện các sở, ban, ngành, địa phương tỉnh Lạng Sơn thực địa tại hang Keng Tao, Khu Du lịch sinh thái suối Mỏ Mắm, xã Chiến Thắng, huyện Bắc Sơn. Ảnh: Văn Đạt - TTXVN

Ông Tuncer và bà Kristin, hai chuyên gia mạng lưới Công viên địa chất Toàn cầu UNESCO cho hay, Đoàn chuyên gia UNESCO sẽ xem xét thực địa, từ đó đưa ra đánh giá sát thực nhất, góp phần giúp cho Công viên địa chất Lạng Sơn phát triển ngày một tốt hơn. Báo cáo đánh giá của Đoàn là một trong những cơ sở quan trọng để UNESCO xem xét, công nhận Công viên địa chất Lạng Sơn là Công viên địa chất toàn cầu UNESCO...

vna_potal_doan_chuyen_gia_unesco_tham_dinh_ho_so_cong_vien_dia_chat_lang_son_7468988.jpg
Ông Tuncer Demir, chuyên gia mạng lưới Công viên địa chất Toàn cầu UNESCO phát biểu tại cuộc làm việc. Ảnh: Văn Đạt - TTXVN

Công viên địa chất Lạng Sơn được thành lập từ năm 2021, đến năm 2023, điều chỉnh phạm vi ranh giới lên 8/11 huyện, thành phố, diện tích khoảng 4.842 km2, dân số khoảng 627.000 người (chiếm 58% diện tích và 78% dân số toàn tỉnh).

vna_potal_doan_chuyen_gia_unesco_tham_dinh_ho_so_cong_vien_dia_chat_lang_son_7468986.jpg
Bà Kristine Ranges, chuyên gia mạng lưới Công viên địa chất Toàn cầu UNESCO phát biểu biểu tại cuộc làm việc. Ảnh: Văn Đạt - TTXVN

Với chủ đề “Dòng chảy sự sống nơi miền đất thiêng”, tỉnh đã bước đầu hình thành 4 tuyến với 38 điểm du lịch tại Công viên địa chất Lạng Sơn gồm: Khám phá thế giới thượng ngàn; hành trình về miền thiên giới; cuộc sống dân dã nơi trần thế; đường đến thủy cung.

vna_potal_doan_chuyen_gia_unesco_tham_dinh_ho_so_cong_vien_dia_chat_lang_son_7469000.jpg
Đoàn chuyên gia UNESCO tham quan lớp truyền thụ văn hóa Tày tại Trường Trung học cơ sở xã Bắc Quỳnh, huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn. Ảnh: Văn Đạt - TTXVN

Các tuyến du lịch lịch này đang được triển khai trên nền tảng gắn kết các địa điểm tiêu biểu về lịch sử tiến hóa liên tục của sự sống và tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Phủ; các di sản văn hóa đặc sắc và cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp.

Vũ Văn Đạt

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm