Theo Viện Truyền nhiễm và Miễn dịch Peter Doherty và Đại học Monash của Australia, tế bào T sát thủ được tìm thấy trong một nửa dân số thế giới. Trong thí nghiệm, loại tế bào này đã cho thấy hiệu quả trong việc chống lại tất cả các chủng cúm thông thường. Điều này có nghĩa các tế bào T sát thủ có khả năng được sử dụng để điều chế một loại vaccine cúm toàn diện loại 1 mũi mà không cần phải cập nhật hàng năm, và thậm chí có hiệu quả đối với những người vốn dĩ không sở hữu loại tế bào đó trong cơ thể.
Theo nhà nghiên cứu Marios Koutsakos thuộc Viện Truyền nhiễm và Miễn dịch Peter Doherty, các chủng virus cúm liên tục biến đổi để tránh bị hệ thống miễn dịch phát hiện ra và chúng rất đa dạng khiến giới khoa học gần như không thể dự đoán và tiến hành tiêm chủng để ngăn ngừa chúng phát triển thành dịch.
Tế bào T là một phân lớp của bạch cầu có trong cơ thể người và có thể phát hiện ra những bất thường và khu vực nhiễm trùng trong cơ thể. Các tế bào này rất cần thiết đối với hệ miễn dịch của con người nhằm chống lại các loại virus và vi khuẩn xâm nhập cơ thể. Chúng được gọi là tế bào T sát thủ duy nhất là vì chúng có thể nhắm trực tiếp và tiêu diệt các tế bào bị nhiễm bệnh. Qua nghiên cứu, các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng các tế bào T sát thủ có thể chống lại các biến thể của cúm A, B và C một cách hiệu quả.
Cúm đặc biệt nguy hiểm đối với người già, trẻ em và những người có hệ miễn dịch kém. Theo số liệu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), những dịch cúm mùa đã cướp đi sinh mạng của hàng trăm nghìn người mỗi năm trên toàn thế giới. Do các chủng cúm liên tục biến đổi, các công thức vaccine phải được cập nhật thường xuyên song hiện vẫn đang còn hạn chế. Với phát hiện được coi là "đột phá" trên, các nhà nghiên cứu hy vọng có thể phát triển một loại vaccine cúm phổ thông nhằm giảm tác động của dịch cúm trên toàn thế giới.
Theo nhà nghiên cứu Marios Koutsakos thuộc Viện Truyền nhiễm và Miễn dịch Peter Doherty, các chủng virus cúm liên tục biến đổi để tránh bị hệ thống miễn dịch phát hiện ra và chúng rất đa dạng khiến giới khoa học gần như không thể dự đoán và tiến hành tiêm chủng để ngăn ngừa chúng phát triển thành dịch.
Tế bào T là một phân lớp của bạch cầu có trong cơ thể người và có thể phát hiện ra những bất thường và khu vực nhiễm trùng trong cơ thể. Các tế bào này rất cần thiết đối với hệ miễn dịch của con người nhằm chống lại các loại virus và vi khuẩn xâm nhập cơ thể. Chúng được gọi là tế bào T sát thủ duy nhất là vì chúng có thể nhắm trực tiếp và tiêu diệt các tế bào bị nhiễm bệnh. Qua nghiên cứu, các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng các tế bào T sát thủ có thể chống lại các biến thể của cúm A, B và C một cách hiệu quả.
Cúm đặc biệt nguy hiểm đối với người già, trẻ em và những người có hệ miễn dịch kém. Theo số liệu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), những dịch cúm mùa đã cướp đi sinh mạng của hàng trăm nghìn người mỗi năm trên toàn thế giới. Do các chủng cúm liên tục biến đổi, các công thức vaccine phải được cập nhật thường xuyên song hiện vẫn đang còn hạn chế. Với phát hiện được coi là "đột phá" trên, các nhà nghiên cứu hy vọng có thể phát triển một loại vaccine cúm phổ thông nhằm giảm tác động của dịch cúm trên toàn thế giới.
Trần Quyên