Bộ Y tế cho biết, trong ngày đầu kỳ nghỉ lễ, số ca mắc mới trong nước đã giảm gần 1.000 ca so với ngày 29/4. Cả nước đã có 16.727 ca khỏi bệnh, nâng tổng số ca được điều trị khỏi lên 9.262.255 ca.
Từ 16 giờ ngày 29/4 đến 16 giờ ngày 30/4, Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 5.109 ca mắc mới trong nước (giảm 959 ca so với ngày trước đó) tại 56 tỉnh, thành phố.
Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: Hà Nội (837 ca), Phú Thọ (379 ca), Yên Bái (250 ca), Nghệ An (245 ca), Quảng Ninh (209 ca), Lào Cai (202 ca), Thái Bình (183 ca), Tuyên Quang (180 ca), Bắc Ninh (174 ca), Nam Định, Hưng Yên (mỗi tỉnh 163 ca), Thái Nguyên (159 ca), Bắc Kạn (150 ca), Vĩnh Phúc (150 ca), Gia Lai (144 ca), Quảng Bình (114 ca), Ninh Bình (97 ca), Lâm Đồng (95 ca), Hà Tĩnh (86 ca), Hải Dương (77 ca), Sơn La (76 ca), Thành phố Hồ Chí Minh (71 ca), Lai Châu, Cao Bằng (mỗi tỉnh 68 ca), Bắc Giang (67 ca), Bà Rịa - Vũng Tàu (62 ca), Hà Nam (60 ca), Hà Giang (57 ca), Lạng Sơn (49 ca), Thanh Hóa (47 ca), Đắk Nông (45 ca), Vĩnh Long (35 ca), Bình Phước (34 ca), Điện Biên (31 ca), Đà Nẵng (30 ca), Quảng Trị (28 ca), Bình Định, Tây Ninh (mỗi tỉnh 25 ca), Hòa Bình (22 ca), Bình Dương (18 ca), Quảng Ngãi, Phú Yên (mỗi tỉnh 17 ca), Thừa Thiên Huế, Bến Tre (mỗi tỉnh 16 ca), Hải Phòng (12 ca), Quảng Nam (11 ca), An Giang, Cà Mau (mỗi tỉnh 8 ca), Khánh Hòa (6 ca), Long An, Đồng Tháp, Kiên Giang (mỗi tỉnh 4 ca), Đồng Nai, Hậu Giang, Bạc Liêu (mỗi tỉnh 3 ca), Trà Vinh (2 ca).
Trung bình số ca mắc mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua là 7.280 ca/ngày.
Kể từ đầu dịch đến nay, Việt Nam có 10.649.809 ca mắc, đứng thứ 12/227 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca mắc/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 104/227 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 107.648 ca mắc).
Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay), số ca mắc ghi nhận trong nước là 10.642.060 ca, trong đó có 9.259.438 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: Hà Nội (1.586.134 ca), Thành phố Hồ Chí Minh (608.408 ca), Nghệ An (481.516 ca), Bắc Giang (385.223 ca), Bình Dương (383.398 ca).
Số bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày là 16.727 ca, nâng tổng số ca được điều trị khỏi lên 9.262.255 ca.
Số bệnh nhân đang thở ô xy là 475 ca, trong đó: Thở ô xy qua mặt nạ: 376 ca; Thở ô xy dòng cao HFNC: 50 ca; Thở máy không xâm lấn: 11 ca; Thở máy xâm lấn: 36 ca; ECMO: 2 ca.
Số bệnh nhân tử vong trong ngày là 3 ca tại: Bình Thuận (2 ca), Kiên Giang (1 ca).
Trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua là 5 ca/ngày.
Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 43.041 ca, chiếm tỷ lệ 0,4% so với tổng số ca mắc.
Tổng số ca tử vong xếp thứ 24/227 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 130/227 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49 (xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 25/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 4 ASEAN).
Trong ngày 29/4 có 241.434 liều vaccine phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vaccine đã được tiêm là 214.774.198 liều, trong đó:
Số liều tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 195.944.846 liều: Mũi 1 là 71.457.483 liều; Mũi 2 là 68.638.476 liều; Mũi 3 là 1.505.935 liều; Mũi bổ sung là 15.305.712 liều; Mũi nhắc lại là 39.037.240 liều.
Số liều tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là 17.372.711 liều: Mũi 1 là 8.906.086 liều; Mũi 2 là 8.466.625 liều.
Số liều tiêm cho trẻ từ 5-11 tuổi là 1.456.641 liều (mũi 1).
Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế vừa có văn bản gửi Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương về việc xây dựng kế hoạch tiêm vaccine phòng COVID-19 mũi 4.
Trước đó, ngày 25/4, Hội đồng tư vấn sử dụng vaccine Bộ Y tế đã họp để xem xét các nội dung về việc triển khai tiêm vaccine trong đó có việc tiêm vaccine phòng COVID-19 nhắc lại lần 2 (mũi 4).
Tại cuộc họp, Hội đồng đã thống nhất kết luận đối với việc tiêm mũi 4. Theo đó, đối tượng tiêm là những người từ 50 tuổi trở lên, người từ 18 tuổi trở lên có suy giảm miễn dịch từ thể vừa đến thể nặng, người từ 18 tuổi trở lên thuộc nhóm nguy cơ cao phơi nhiễm với COVID-19: cán bộ y tế, cán bộ tuyến đầu, công nhân các khu công nghiệp.
Loại vaccine sử dụng là vaccine mRNA (vaccine do hãng Pfizer hoặc Moderna sản xuất); vaccine do Astra Zeneca sản xuất; vaccine cùng loại với mũi 3.
Khoảng cách tiêm: Ít nhất là 4 tháng sau mũi 3.
Người đã mắc COVID-19 sau tiêm mũi 3: Hoãn 3 tháng sau khi mắc COVID-19.
Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương có trách nhiệm rà soát, cập nhật thông tin về mũi 4 và xây dựng kế hoạch tiêm mũi 4 vaccine phòng COVID-19 gửi Bộ Y tế.
PV