Theo thông tin từ Bộ Y tế, tính từ 16h ngày 23/3 đến 16h ngày 24/3, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 120.000 ca nhiễm mới, trong đó 8 ca nhập cảnh; 119.992 ca ghi nhận trong nước (giảm 7.886 ca so với ngày trước đó) tại 62 tỉnh, thành phố (có 84.819 ca trong cộng đồng).
Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: Hà Nội (12.485 ca); Đắk Lắk (4.463 ca); Bắc Ninh (4.292 ca); Phú Thọ (4.277 ca); Nghệ An (4.184 ca); Yên Bái (3.995 ca); Bắc Giang (3.991 ca); Lào Cai (3.974 ca); Lạng Sơn (3.738 ca); Hải Dương (3.459 ca); Thái Bình (3.235 ca); Quảng Bình (3.046 ca); Sơn La (2.953 ca); Vĩnh Phúc (2.887 ca); Bình Dương (2.857 ca); Hà Giang (2.838 ca); Thái Nguyên (2.794 ca); Quảng Ninh (2.669 ca); Cà Mau (2.440 ca); Hưng Yên (2.424 ca); Bình Định (2.422 ca); Hòa Bình (2.398 ca); Tuyên Quang (2.293 ca); Bến Tre (2.132 ca); Điện Biên (2.050 ca); Quảng Trị (1.945 ca); Lâm Đồng (1.927 ca); Vĩnh Long (1.829 ca); Lai Châu (1.800 ca); Cao Bằng (1.789 ca); Hà Nam (1.659 ca); Bắc Kạn (1.619 ca); Kon Tum (1.494); Tây Ninh (1.485); Ninh Bình (1.296 ca); Bình Phước (1.258 ca); Thành phố Hồ Chí Minh (1.241 ca); Nam Định (1.120 ca); Phú Yên (1.059 ca); Trà Vinh (1.047 ca); Hà Tĩnh (998 ca); Đắk Nông (873 ca); Thanh Hóa (848 ca); Bà Rịa - Vũng Tàu (838 ca); Quảng Ngãi (792 ca); Khánh Hòa (730 ca); Đà Nẵng (678 ca); Thừa Thiên - Huế (677 ca); Hải Phòng (635 ca); Bình Thuận (528 ca); Quảng Nam (350 ca); Bạc Liêu (218 ca); Đồng Nai (179 ca); Kiên Giang (179 ca); An Giang (161 ca); Long An (142 ca); Cần Thơ (86 ca); Sóc Trăng (61 ca); Đồng Tháp (51 ca); Hậu Giang (50 ca); Ninh Thuận (28 ca); Tiền Giang (26 ca).
Các địa phương ghi nhận số ca mắc nhiều nhất so với ngày trước đó gồm: Phú Thọ giảm 1.030 ca; Bến Tre giảm 738 ca; Vĩnh Phúc giảm 690 ca.
Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó là: Bình Dương tăng 1.400 ca; Đắk Lắk tăng 984 ca; Ninh Bình tăng 264 ca.
Trung bình số ca mắc mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua là: 137.890 ca/ngày.
Kể từ đầu dịch đến nay, Việt Nam có 8.599.751 ca mắc, đứng thứ 14/225 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca mắc/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 121/225 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 87.002 ca mắc).
Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay), số mắc ghi nhận trong nước là 8.592.064 ca, trong đó có 4.823.207 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
Các địa phương ghi nhận số mắc tích lũy cao trong đợt dịch này là Hà Nội (1.229.590 ca), Thành phố Hồ Chí Minh (588.151 ca), Bình Dương (367.835 ca), Nghệ An (364.680 ca), Hải Dương (329.557 ca).
Số liệu do Sở Y tế các tỉnh, thành phố báo cáo hàng ngày trên Hệ thống quản lý COVID-19 của Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế (địa chỉ cdc. kcb. vn) cho thấy, trong ngày 24/3 đã có 164.754 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh, nâng tổng số bệnh nhân được chữa khỏi ở nước ta lên 4.826.024 trường hợp.
Hiện có 3.650 bệnh nhân nặng đang điều trị, trong đó 2.946 ca thở ô xy qua mặt nạ; 355 ca thở ô xy dòng cao HFNC; 69 ca thở máy không xâm lấn; 286 ca thở máy xâm lấn; 4 ca ECM.
Từ 17h30 ngày 23/3 đến 17h30 ngày 24/3 ghi nhận 70 ca tử vong. Trong đó, tại Thành phố Hồ Chí Minh vó ca từ các tỉnh chuyển đến: Đồng Tháp (1 ca), Bình Phước (1 ca).
Số ca tử vong ở các địa phương khác gồm: Đồng Nai (10 ca trong 2 ngày); Cà Mau (6 ca trong 2 ngày); Hà Nội, Kiên Giang (đều 5 ca); Gia Lai, Phú Yên (đều 4 ca trong 2 ngày); Bến Tre, Quảng Bình, Quảng Ninh, Vĩnh Long (đều 3 ca); Cao Bằng, Hậu Giang (đều 2 ca); Khánh Hòa (2 ca trong 2 ngày); An Giang, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bạc Liêu, Bình Phước, Bình Thuận, Đắk Lắk, Hà Giang, Hà Tĩnh, Lạng Sơn, Nam Định, Phú Thọ, Quảng Ngãi, Thái Nguyên, Thanh Hóa, Trà Vinh, Yên Bái (đều 1 ca).
Trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua là 66 ca.
Số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 42.145 ca, chiếm 0,5% so với tổng số ca mắc.
Tổng số ca tử vong xếp thứ 24/225 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 129/225 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49 (xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 24/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 4 ASEAN).
Từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện được 37.597.338 mẫu xét nghiệm tương đương 83.048.614 lượt người, tăng 131.548 mẫu so với ngày trước đó.
Trong ngày 23/3 có 1.077.314 liều vaccine phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vaccine đã được tiêm là 204.221.688 liều. Trong đó, tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 187.114.200 liều: mũi 1 là 71.192.173 liều; mũi 2 là 67.949.355 liều; mũi 3 là 1.498.963 liều; mũi bổ sung là 14.778.415 liều; mũi nhắc lại là 31.695.294 liều.
Tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là 17.107.488 liều: mũi 1 là 8.771.793 liều; mũi 2 là 8.335.695 liều.
Bộ Y tế tiếp tục chủ động bám sát diễn biến tình hình dịch do chủng mới Omicron gây ra; thường xuyên trao đổi với Tổ chức Y tế Thế giới để cập nhật thông tin, kịp thời, chính xác về biến chủng này; chỉ đạo các địa phương tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch; đặc biệt công tác kiểm tra, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định về phòng, chống dịch.
Bộ Y tế cũng tiếp tục phối hợp với các Bộ Thông tin và Truyền thông, Ngoại giao và các đơn vị liên quan triển khai cấp hộ chiếu vaccine điện tử trên toàn quốc.
Đồng thời, Bộ đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền, hướng dẫn, tư vấn sử dụng thuốc điều trị COVID-19. Trong đó ưu tiên những người thuộc đối tượng chống chỉ định cần được tư vấn, thăm khám (kể cả trực tuyến) để đảm bảo sử dụng thuốc được an toàn; tiếp tục chỉ đạo các địa phương tăng cường giám sát, phát hiện sớm các trường hợp nghi ngờ nhiễm COVID-19 tại cộng đồng, các trường hợp có biểu hiện ho, sốt để kịp thời khoanh vùng, cách ly, xử lý triệt để ổ dịch không để lây lan, bùng phát rộng; đồng thời triển khai tốt các hoạt động y tế, tránh lây nhiễm chéo trong cách ly, khu phong tỏa.
PV