Đơn vị tư vấn đưa ra phương án quy hoạch cấp nước sạch nông thôn như: tích cực tuyên truyền vận động ăn chín, uống sôi nhằm tăng số lượng người dân sử dụng nước sạch đạt tiêu chuẩn; không tiếp tục phát triển giếng khoan nhỏ quy mô hộ gia đình và các trạm cấp nước nhỏ, lẻ.
Ưu tiên phát triển cấp nước tập trung công suất trung bình và lớn cho khu đông dân cư, trường học, trạm xá, chợ, vùng khan hiếm nước và chất lượng nước xấu có quy mô từ 3.000 - 10.000 người; cũng như áp dụng công nghệ tiên tiến để xử lý nước lợ trong trường hợp nguồn nước bị nhiễm mặn, như dùng công nghệ màng RO (Reverse Osmosis – lọc ngược) cải tiến.
Dự kiến việc thực hiện quy hoạch cấp nước sạch nông thôn đến năm 2030 cần tổng vốn đầu tư hơn 1.300 tỷ đồng; trong đó, vốn ngân sách hơn 260 tỷ đồng còn lại nguồn vốn khác như: vốn doanh nghiệp, vốn ODA, vốn vay của các tổ chức tín dụng.
Ông Nguyễn Hoàng Anh, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hậu Giang cho biết, hiện địa phương sử dụng hơn 46.000 giếng khoan nước ngầm và một số hình thức sử dụng nước ngầm khác với tổng công suất khoảng 90.000 m3/ ngày. Việc quy hoạch mạng lưới cấp nước và sử dụng nước trên địa bàn tỉnh góp phần sử dụng tài nguyên này hợp lý hơn cũng như đáp ứng nhu cầu nước sạch đối với người dân trong tương lai tốt hơn.
Theo đơn vị tư vấn quy hoạch mạng lưới cấp nước và sử dụng nước trên địa bàn tỉnh Hậu Giang đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, toàn bộ các điểm quan trắc nước mặt trên địa bàn tỉnh từ năm 2011 - 2015 đều có chất lượng nước không phù hợp dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt.
Toàn tỉnh hiện có gần 200 trạm cấp nước hoạt động phục vụ nông thôn; trong đó có 29 trạm cấp nước tập trung công suất trên 10m3/giờ, một trạm công suất 3.000 m3/ngày đêm và 160 trạm cấp nước nhỏ lẻ. Tổng số hộ sử dụng nước đến hết năm 2016 ở khu vực nông thôn là gần 35 nghìn/ hơn 140 nghìn hộ, chiếm hơn 24% tổng số hộ dân nông thôn trong tỉnh.
Ưu tiên phát triển cấp nước tập trung công suất trung bình và lớn cho khu đông dân cư, trường học, trạm xá, chợ, vùng khan hiếm nước và chất lượng nước xấu có quy mô từ 3.000 - 10.000 người; cũng như áp dụng công nghệ tiên tiến để xử lý nước lợ trong trường hợp nguồn nước bị nhiễm mặn, như dùng công nghệ màng RO (Reverse Osmosis – lọc ngược) cải tiến.
Dự kiến việc thực hiện quy hoạch cấp nước sạch nông thôn đến năm 2030 cần tổng vốn đầu tư hơn 1.300 tỷ đồng; trong đó, vốn ngân sách hơn 260 tỷ đồng còn lại nguồn vốn khác như: vốn doanh nghiệp, vốn ODA, vốn vay của các tổ chức tín dụng.
Ông Nguyễn Hoàng Anh, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hậu Giang cho biết, hiện địa phương sử dụng hơn 46.000 giếng khoan nước ngầm và một số hình thức sử dụng nước ngầm khác với tổng công suất khoảng 90.000 m3/ ngày. Việc quy hoạch mạng lưới cấp nước và sử dụng nước trên địa bàn tỉnh góp phần sử dụng tài nguyên này hợp lý hơn cũng như đáp ứng nhu cầu nước sạch đối với người dân trong tương lai tốt hơn.
Theo đơn vị tư vấn quy hoạch mạng lưới cấp nước và sử dụng nước trên địa bàn tỉnh Hậu Giang đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, toàn bộ các điểm quan trắc nước mặt trên địa bàn tỉnh từ năm 2011 - 2015 đều có chất lượng nước không phù hợp dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt.
Toàn tỉnh hiện có gần 200 trạm cấp nước hoạt động phục vụ nông thôn; trong đó có 29 trạm cấp nước tập trung công suất trên 10m3/giờ, một trạm công suất 3.000 m3/ngày đêm và 160 trạm cấp nước nhỏ lẻ. Tổng số hộ sử dụng nước đến hết năm 2016 ở khu vực nông thôn là gần 35 nghìn/ hơn 140 nghìn hộ, chiếm hơn 24% tổng số hộ dân nông thôn trong tỉnh.
Duy Ba