Đánh thức tiềm năng du lịch "ốc đảo" Lùng Cúng

Dọc 2 bên đường có rất nhiều cây táo mèo có tuổi đời hơn 100 tuổi. Ảnh: Tuấn Anh -TTXVN
Dọc 2 bên đường có rất nhiều cây táo mèo có tuổi đời hơn 100 tuổi. Ảnh: Tuấn Anh -TTXVN

Lùng Cúng nằm ở độ cao 2.913m so với mực nước biển, thuộc dãy Hoàng Liên Sơn, là đỉnh cao nhất tại huyện Mù Cang Chải (Yên Bái), phân chia ranh giới giữa huyện Mù Cang Chải và huyện Văn Bàn (Lào Cai). Nơi đây có thảm thực vật phong phú và là đỉnh cao có tiềm năng thế mạnh bậc nhất đối với du lịch trải nghiệm cùng với phát triển một số loại cây thảo dược quý. Dù vậy, Lùng Cúng vẫn được người dân ví như "ốc đảo" giữa núi rừng.

Đánh thức tiềm năng du lịch "ốc đảo" Lùng Cúng ảnh 1Du khách dừng chân chụp ảnh cùng với những cây táo mèo cổ thụ dọc ven đường. Ảnh: Tuấn Anh -TTXVN

"Ốc đảo" Lùng Cúng

Một ngày cuối tháng Ba, khi trời còn chưa sáng tỏ, sương mù vẫn vương vấn dưới những tán thông già. Theo lịch hẹn đã hẹn, "tay đua" người Mông Giàng A Phừ và ba người bạn đón chúng tôi bằng những chiếc xe "Min khơ" hầm hố. Trò chuyện trên đường đi, Vàng A Khua cười nói: "Nhà em ở trung tâm xã, nhưng hầu như ngày nào trong tuần em cũng vào bản để chở lương thực và đem báo cho dân bản đọc… Em thuộc hết cả ổ gà, ổ voi trên con đường này".

Theo lộ trình, trước khi lên đỉnh Lùng Cúng, chúng tôi dừng chân tại bản Lùng Cúng. Sau khoảng 3 tiếng đồng hồ vượt quãng đường quanh co, gập ghềnh dài hơn 25km từ trung tâm xã Nậm Có, chúng tôi mới đến được bản Lùng Cúng. Ấn tượng đầu tiên với chúng tôi là nơi đây ngập tràn hương sắc của các loài hoa như đỗ quyên trắng, đỏ, tím, hoa đào rừng, hoa táo...

Đến bản Lùng Cúng, du khách cũng sẽ không khỏi ngỡ ngàng trước những ngôi nhà cổ của người Mông, với các tấm lập pơ mu trường tồn hàng trăm năm và những vườn đào, vườn táo cổ thụ do người dân nơi đây trồng.

Đánh thức tiềm năng du lịch "ốc đảo" Lùng Cúng ảnh 2Nơi đây được coi là thủ phủ của cây táo mèo và là nguồn thu nhập chính của bà con người Mông. Ảnh: Tuấn Anh -TTXVN

Trưởng bản Lùng Cúng, ông Tráng Sung Của đón chúng tôi bằng cái bắt tay thân thiện: "Rất may hôm nay mình không đi rừng, chứ nhiều khi có khách vào cũng chẳng biết mà đón tiếp". Biết được ý định của chúng tôi muốn lên tận đỉnh Lùng Cúng, ông Của bảo: "Các cháu cứ thong thả, ăn cơm uống rượu và ngủ ở nhà chú. Sáng mai lên đỉnh Lùng Cúng vào lúc trời quang đãng, sương đã tan mới ngắm được hết vẻ đẹp và sự hùng vĩ của Lùng Cúng…".

Đêm ở bản Lùng Cúng xuống nhanh, kèm chút se lạnh. Mới hơn 17 giờ, bóng tối đã dần bao trùm lên khắp bản làng. Trực tiếp chứng kiến cảnh bà con sinh hoạt không có điện mới thấu hiểu được hết những khó khăn, thiệt thòi mà họ phải chịu bao năm qua.

Bên bếp lửa hồng, phả một hơi thuốc lào, nhấp ngụm chè đặc, ông Của tâm sự: Trước đây, để vào được bản Lùng Cúng, trời nắng cũng như trời mưa phải đi bộ xuyên rừng qua hơn chục cái đồi núi. Năm 2008, để thuận lợi hơn trong việc đi lại, bà con trong bản đã cùng nhau mở con đường đất. Con đường được hoàn thành vào cuối năm 2011 thì bà con mới bắt đầu đi lại được bằng xe máy, việc đi lại giờ cũng đã dễ dàng hơn nhiều.

Lùng Cúng hiện chưa có sóng điện thoại và điện lưới. Để kết nối thông tin với xã, bà con phải đi lên một ngọn núi cách bản hơn 4 km hoặc về phía trung tâm xã, tìm các điểm có thể tiếp sóng điện thoại để gọi. Còn để có điện chiếu sáng, bà con phải dùng điện phập phù từ những máy phát điện mi ni đặt trên các con suối. Những thiết bị như tivi, đài,… chỉ là niềm mong ước xa vời của bà con nơi đây...

Đánh thức tiềm năng du lịch "ốc đảo" Lùng Cúng ảnh 3Hoa táo mèo thường nở rộ vào tháng Ba hằng năm. Ảnh: Tuấn Anh -TTXVN

Lùng Cúng nguyên sơ

Rời bản, chúng tôi ngược đỉnh Lùng Cúng theo lịch trình đã định. Đỉnh Lùng Cúng cách bản 11km, nhưng để lên đỉnh, chúng tôi phải trải qua 45 phút đi xe máy trên cung đường xóc lên tận óc, rồi sau đó phải bỏ xe lại bên nhà dân cạnh đường để tiếp tục leo dốc thêm 2 tiếng đồng hồ mới đến được "Thiên đường Lùng Cúng".

Trên đỉnh cao nhất của Lùng Cúng có bãi bằng rộng gần 1ha, với tầm nhìn bao quát bốn xung quanh như: Thung lũng Lùng Cúng và các xã của huyện Văn Bàn (Lào Cai), Chế Cu Nha (Mù Cang Chải)… Khí hậu nơi đây thật trong lành với thảm thực vật phong phú, tại các vùng phụ cận lại có thêm các loài hoa như: đỗ quyên, cây Phong lá đỏ và một số loài hoa khác… Ấn tượng hơn cả là nơi đây vẫn giữ được vẻ đẹp nguyên sơ, chưa có sự tác động của con người.

Đánh thức tiềm năng du lịch "ốc đảo" Lùng Cúng ảnh 4Em Giàng A Phử cũng như người dân nơi đây mong muốn có con đường bê tông từ xã vào bản để đi lại cho bớt khổ. Ảnh: Tuấn Anh -TTXVN

Chị Nguyễn Khánh Chi (du khách đến từ Hà Nội) cho biết: "Nơi này có một vẻ đẹp hoang sơ tuyệt vời khiến tôi sẽ mãi không quên. Chúng tôi sẽ cố gắng chụp được nhiều bức ảnh về Lùng Cúng. Khi trở về, chúng tôi cho bạn bè xem những bức ảnh này thì chắc chắn rằng ai cũng muốn lên Mù Cang Chải để khám phá, tận hưởng vẻ đẹp nơi đây".

Những năm gần đây, dân bản đã tự tạo các tuyến du lịch và hướng dẫn du khách leo lên đỉnh Lùng Cúng để chinh phục, khám phá đỉnh cao này. Từ đó, nhiều người dân có thêm nguồn thu nhập ngay tại quê hương. Nhưng đó mới chỉ là các hoạt động tự phát chưa sâu rộng nên số người dân tham gia vẫn còn ít và chưa hiệu quả.

Đánh thức tiềm năng du lịch "ốc đảo" Lùng Cúng ảnh 5Dọc 2 bên đường có rất nhiều cây táo mèo có tuổi đời hơn 100 tuổi. Ảnh: Tuấn Anh -TTXVN

Anh Giàng A Sang, một người dân trong bản cho biết: "Lùng Cúng có nhiều điểm đẹp với muôn vàn sắc hoa. Gần đây, nhiều du khách muốn đến trải nghiệm nhưng đường xá không thuận lợi cũng là rào cản đối với người dân trong bản muốn phát triển kinh tế và phát huy thế mạnh du lịch. Chúng tôi mong muốn được các cấp, ngành đầu tư hệ thống điện lưới và bê tông hóa tuyến đường từ trung tâm xã lên bản để thuận tiện đi lại".

Bản Lùng Cúng được sáp nhập từ hai bản, gồm bản Phình Ngài và bản Lùng Cúng. Bản có 6 dòng họ (Cháng, Giàng, Thò, Vàng, Lý, Lù) đều là đồng bào dân tộc Mông với 192 nóc nhà, trên 1.300 nhân khẩu, trong đó 92 hộ thuộc diện nghèo và 31 hộ cận nghèo. Không điện, không sóng điện thoại, giao thông đi lại khó khăn, tập quán canh tác lạc hậu tự cung tự cấp.

Hiện nay, dân bản Lùng Cúng đang quản lý và bảo vệ 1.798 ha rừng, mỗi năm nhận được hơn 1 tỷ đồng tiền dịch vụ bảo vệ môi trường rừng. Ngoài ra, bình quân mỗi hộ đang chăm sóc 200 cây táo mèo lâu năm và hàng trăm gốc đào, cho thu nhập bình quân từ 100 – 150 triệu đồng mỗi năm. Chi bộ và bà con trong bản đã phát huy tinh thần đoàn kết chung tay xây dựng bản làng, xây dựng nông thôn mới, gắn với phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và phát triển kinh tế - xã hội…

Đánh thức tiềm năng du lịch "ốc đảo" Lùng Cúng ảnh 6Cây phong lá đỏ tại đỉnh Lùng Cúng. Ảnh: Tuấn Anh -TTXVN

Tiềm năng du lịch

Mới đây, trong buổi gặp gỡ với bà con dân bản Lùng Cúng, Bí thư huyện ủy Mù Cang Chải Nông Việt Yên thông tin: Huyện đã giao các phòng, ban đề xuất đưa tuyến đường vào kế hoạch trung hạn và ưu tiên thực hiện bê tông hóa cho toàn tuyến đường vào bản trong thời gian tới. Cùng với đó, huyện cũng kiến nghị các cấp, các ngành đầu tư kéo điện lưới quốc gia về cho bà con dân bản để đưa khu vực Lùng Cúng, Phình Ngài và Tà Cua Y vào quy hoạch phát triển du lịch.

Huyện cũng đề nghị xã Nậm Có tăng cường lãnh đạo, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc quản lý tốt địa bàn xã nói chung và Lùng Cúng nói riêng, vận động nhân dân tham gia học tập, làm du lịch cộng đồng. Huyện phối hợp với Phòng Văn hóa xây dựng các tour du lịch, khuyến khích thành lập các tổ hợp tác; tăng cường công tác quản lý, bảo vệ, phòng cháy, chữa cháy rừng.

Đánh thức tiềm năng du lịch "ốc đảo" Lùng Cúng ảnh 7Bí thư huyện ủy Mù Cang Chải Nông Việt Yên (đứng giữa) trong chuyến khảo sát thực tế tại Lùng Cúng. Ảnh: Tuấn Anh -TTXVN

Mù Cang Chải được đánh giá là địa điểm đáng du lịch trải nghiệm nhất của Việt Nam năm 2020. Đây là huyện vùng cao sở hữu tiềm năng lớn để phát triển du lịch với nhiều cảnh quan đẹp, hấp dẫn du khách trong nước và quốc tế như ruộng bậc thang Mù Cang Chải được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt, khu bảo tồn loài và sinh cảnh Chế Tạo, đèo Khau Phạ - một trong tứ đại đỉnh đèo của Tây Bắc, thung lũng Nậm Khắt, di tích bãi đá cổ mới được phát hiện ở xã La Pán Tẩn và Lao Chải, đỉnh Lùng Cúng với độ cao hơn 2.900 mét... cùng với đó là những nét văn hóa riêng, đậm bản sắc văn hóa dân tộc Mông.

Du lịch huyện Mù Cang Chải đã từng bước được đầu tư, hình thành các sản phẩm du lịch độc đáo, nổi bật và thu hút khách du lịch, đặc biệt là các sản phẩm du lịch khai thác cảnh quan ruộng bậc thang. Năm 2020, mặc dù do ảnh hưởng của dịch COVID-19 khiến lượng du khách giảm mạnh, đặc biệt là khách quốc tế nhưng Mù Cang Chải vẫn đón trên 167 nghìn lượt khách, chiếm khoảng 22% tổng lượt khách du lịch của tỉnh Yên Bái…

Tuấn Anh

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm

Đắk Nông phát triển du lịch sinh thái gắn với bảo vệ rừng

Đắk Nông phát triển du lịch sinh thái gắn với bảo vệ rừng

Là một trong 5 tỉnh thuộc khu vực Tây Nguyên, Đắk Nông hiện còn trên 248.340 ha rừng, trong đó có hơn 196.358 ha rừng tự nhiên. Đây là tiềm năng rất lớn để tỉnh phát triển kinh tế rừng. Du lịch sinh thái gắn với bảo vệ rừng được Đắk Nông xác định là ưu tiên hàng đầu để phát triển kinh tế rừng bền vững.

Lễ hội Ánh sáng - "Thế giới cà phê - Bừng sáng Ban Mê"

Lễ hội Ánh sáng - "Thế giới cà phê - Bừng sáng Ban Mê"

Tối 12/3, tại Quảng trường 10/3, thành phố Buôn Ma Thuột diễn ra Lễ hội Ánh sáng với chủ đề "Thế giới cà phê - Bừng sáng Ban Mê". Đây là hoạt động trong khuôn khổ chào mừng kỷ niệm 50 năm Chiến thắng Buôn Ma Thuột, giải phóng tỉnh Đắk Lắk (10/3/1975 - 10/3/2025) và Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025. Sự kiện thu hút hàng nghìn người dân và du khách tham gia.

Lễ hội phước biển của đồng bào Khmer hấp dẫn du khách

Lễ hội phước biển của đồng bào Khmer hấp dẫn du khách

Từ ngày 12-14/3, tại chùa Sê rây Cro Săng (Phường 2, thị xã Vĩnh Châu), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Sóc Trăng phối hợp với UBND thị xã Vĩnh Châu tổ chức lễ cúng phước biển năm 2025. Đây là lễ hội của đồng bào Khmer xứ biển Vĩnh Châu thể hiện lòng biết ơn các bậc tiền nhân đã có công khai hoang mở cõi, cầu mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu…

Lượng hóa giá trị Quần thể danh thắng Tràng An: Khẳng định tiềm năng khác biệt, lợi thế nổi trội, độc đáo của di sản

Lượng hóa giá trị Quần thể danh thắng Tràng An: Khẳng định tiềm năng khác biệt, lợi thế nổi trội, độc đáo của di sản

Tỉnh Ninh Bình luôn dành sự quan tâm đặc biệt đối với sự phát triển của ngành Du lịch, Văn hóa, trong đó đặc biệt quan tâm tới công tác bảo tồn, phát huy di sản Tràng An. Hội thảo Quốc tế “Lượng hóa giá trị Quần thể danh thắng Tràng An và Phát triển thương hiệu của điểm đến Di sản thế giới” mới đây đánh giá Tràng An có hàm chứa những giá trị nổi bật về thiên nhiên, văn hóa và được coi là một trong những dự án đầu tiên ở Việt Nam triển khai định lượng giá trị kinh tế tổng thể của một di sản thế giới.

Rừng hoa ban cổ thụ đẹp như cổ tích ở Nặm Cứm

Rừng hoa ban cổ thụ đẹp như cổ tích ở Nặm Cứm

Cách trung tâm thành phố Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên) chừng 50 km, bản Nặm Cứm, xã Ngối Cáy, huyện Mường Ảng có khoảng 1.200 cây hoa ban cổ thụ. Vào tháng 3 hàng năm, rừng ban cổ thụ ở Nặm Cứm bung nở trắng muốt khiến bản làng bừng sáng, đẹp như xứ sở mộng mơ.

Du lịch Việt Nam tăng vị thế nhờ điểm đến hút khách quốc tế

Du lịch Việt Nam tăng vị thế nhờ điểm đến hút khách quốc tế

Thương hiệu du lịch Việt Nam ngày càng có vị thế cạnh tranh trên thị trường quốc tế, nhất là ở khu vực châu Á. Báo cáo nghiên cứu của những đơn vị khảo sát du lịch trong và ngoài nước vừa công bố cho thấy, Việt Nam có nhiều địa phương hấp dẫn du khách quốc tế, là điểm đến được tìm kiếm nhiều nhất.

Khai mạc Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột: Diễn đàn mang tầm vóc toàn cầu

Khai mạc Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột: Diễn đàn mang tầm vóc toàn cầu

Tối 10/3, Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 với chủ đề “Buôn Ma Thuột - Điểm đến của cà phê thế giới” chính thức khai mạc tại Quảng trường 10/3, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk. Lãnh đạo Đảng, Nhà nước; lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương; lãnh đạo các tỉnh, thành phố; Đại sứ, Tổng Lãnh sự các nước; đại diện tổ chức quốc tế, nhà tài trợ, doanh nghiệp cùng đông đảo du khách trong, ngoài nước và nhân dân các dân tộc tỉnh Đắk Lắc đã tham dự.

Du lịch Tây Ninh: Cơ hội và tiềm năng lớn thu hút du khách

Du lịch Tây Ninh: Cơ hội và tiềm năng lớn thu hút du khách

Tây Ninh đang đứng trước nhiều cơ hội và tiềm năng thu hút lượng lớn du khách, với hàng loạt sự kiện trọng đại trong thời gian tới. Đặc biệt, dịp lễ 30/4 - 1/5 sẽ là thời điểm sôi động khi tỉnh đón chào lượng khách du lịch đổ về tham quan và trải nghiệm. Không chỉ vậy, Tây Ninh còn vinh dự tiếp đón đoàn Đại lễ Vesak Liên hợp quốc 2025, với nhiều hoạt động ý nghĩa diễn ra tại Khu du lịch Quốc gia Núi Bà Đen.

Ninh Thuận thu hút đầu tư nâng tầm chất lượng dịch vụ du lịch

Ninh Thuận thu hút đầu tư nâng tầm chất lượng dịch vụ du lịch

Ninh Thuận - “vùng đất đầy nắng và gió” đang phấn đấu vươn lên trở thành điểm đến du lịch hấp dẫn trong khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ và trên bản đồ du lịch Việt Nam. Để đạt được mục tiêu này, tỉnh đang triển khai nhiều giải pháp đồng bộ; trong đó chú trọng thu hút đầu tư, nâng tầm chất lượng dịch vụ du lịch.

Du khách thưởng thức cà phê miễn phí thích thú checkin tại đường Phan Đình Giót, thành phố Buôn Ma Thuột. Ảnh: Tuấn Anh - TTXVN

Du khách ấn tượng với cà phê Buôn Ma Thuột

Sáng 9/3, hàng ngàn du khách và nhân dân đã tham dự hoạt động uống cà phê miễn phí tại thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk. Đây là hoạt động trong khuôn khổ chào mừng kỷ niệm 50 năm Chiến thắng Buôn Ma Thuột, giải phóng tỉnh Đắk Lắk (10/3/1975 - 10/3/2025) và Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025.

Voi dự tiệc buffet. Ảnh: Tuấn Anh – TTXVN

Phát triển mô hình “Du lịch thân thiện với voi”

Voi là một biểu tượng quan trọng của văn hóa, lịch sử và thiên nhiên của vùng đất Tây Nguyên. Nhằm bảo tồn đàn voi nhà, một số đơn vị, doanh nghiệp ở tỉnh Đắk Lắk đã triển khai mô hình “Du lịch thân thiện với voi”. Mô hình không chỉ góp phần nâng cao phúc lợi cho các cá thể voi nhà, mà còn tạo ra những trải nghiệm ý nghĩa cho du khách.

Độc đáo cuộc thi “Xếp đá nghệ thuật trên cát”

Độc đáo cuộc thi “Xếp đá nghệ thuật trên cát”

Ngày 8/3, cuộc thi “Xếp đá nghệ thuật trên cát” độc đáo, mới lạ đã được diễn ra tại Bãi đá Cà Dược - Khu du lịch Bình Thạnh, xã Bình Thạnh, huyện Tuy Phong (Bình Thuận) trong sự thích thú của rất đông du khách, người dân địa phương. Đây là đầu tiên Ủy ban dân dân huyện Tuy Phong tổ chức cuộc thi này.

Đắk Lắk sẵn sàng phục vụ du khách đến với Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột

Đắk Lắk sẵn sàng phục vụ du khách đến với Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột

Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9, năm 2025 là sự kiện quan trọng góp phần quảng bá thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột, thu hút đầu tư, thúc đẩy phát triển kinh tế của tỉnh Đắk Lắk. Lễ hội quy mô cấp quốc gia với nhiều hoạt động lớn về văn hóa, du lịch hứa hẹn sẽ thu hút đông đảo du khách trong nước và quốc tế đến tham dự. Hiện nay, ngành du lịch Đắk Lắk đã sẵn sàng phục vụ du khách đến với Lễ hội.

Trà Vinh phát triển du lịch nông thôn gắn với bản sắc văn hóa, bền vững

Trà Vinh phát triển du lịch nông thôn gắn với bản sắc văn hóa, bền vững

Tỉnh Trà Vinh đang đẩy mạnh phát triển du lịch nông thôn trên cơ sở phát huy tiềm năng, lợi thế về nông nghiệp, làng nghề, văn hóa và môi trường sinh thái của địa phương. Chương trình này nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân nông thôn, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng tích hợp đa giá trị và phát triển bền vững.

Vẻ đẹp cánh đồng rong biển ở Ninh Thuận

Vẻ đẹp cánh đồng rong biển ở Ninh Thuận

Cánh đồng rong biển ở thôn Từ Thiện, xã Phước Dinh, huyện Thuận Nam (Ninh Thuận) đang vào thời điểm đẹp nhất trong năm. Khi thủy triều rút, rong biển xanh mướt hiện lên trên nền bãi rạn rộng hơn 500 m và kéo dài khoảng 4km, tạo nên bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp.

Thái Nguyên: Xây dựng các sản phẩm du lịch đặc trưng gắn với văn hóa trà

Thái Nguyên: Xây dựng các sản phẩm du lịch đặc trưng gắn với văn hóa trà

Nhằm đạt mục tiêu đón trên 4 triệu lượt khách du lịch, tổng doanh thu đạt trên 3.500 tỷ đồng trong năm 2025, Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thái Nguyên đang tập trung đẩy mạnh hợp tác, liên kết, xúc tiến, quảng bá, xây dựng thương hiệu du lịch, hình ảnh địa phương và mời gọi đầu tư, đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ, phát triển các sản phẩm du lịch đặc trưng...

Để biển đảo trở thành điểm đến bền vững của du lịch xanh ở Quảng Nam

Để biển đảo trở thành điểm đến bền vững của du lịch xanh ở Quảng Nam

Du lịch biển đảo Quảng Nam được xác định là đích đến bền vững của du lịch xanh trong mối liên kết với các trung tâm du lịch lớn của khu vực như: Huế, Đà Nẵng, Lý Sơn (Quảng Ngãi). Tuy nhiên thực tế, du lịch biển đảo Quảng Nam chưa tương xứng với tiềm năng. Để biển đảo trở thành sản phẩm chủ lực, đích đến của du lịch xanh, các loại hình dịch vụ đi kèm cần được nâng cấp. Đồng thời, sản phẩm du lịch biển phải đa dạng, dịch vụ vận chuyển được cải thiện và dịch vụ lưu trú được quan tâm nhiều hơn.

Gia Lai ấp ủ giấc mơ trở thành “viên ngọc” du lịch ở Tây Nguyên

Gia Lai ấp ủ giấc mơ trở thành “viên ngọc” du lịch ở Tây Nguyên

Nằm giữa lòng Tây Nguyên đại ngàn, Gia Lai ấp ủ giấc mơ trở thành điểm đến hấp dẫn không thể bỏ qua trên bản đồ du lịch của khu vực. Sở hữu cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ gắn với di sản văn hóa bản địa độc đáo, con người thân thiện, Gia Lai đang nỗ lực hướng tới mục tiêu phát triển du lịch bền vững, mang đến những trải nghiệm khác biệt và giàu cảm xúc cho du khách.

Lợi ích kép từ mô hình du lịch cộng đồng ở miền Tây Nghệ An

Lợi ích kép từ mô hình du lịch cộng đồng ở miền Tây Nghệ An

Nhờ cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ, ẩm thực và nét văn hóa đặc sắc, những năm gần đây mô hình du lịch cộng đồng đang được các địa phương miền Tây Nghệ An chú trọng phát triển. Không chỉ tạo ra sinh kế mới, giúp người dân bản địa có công ăn việc làm, tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống, du lịch cộng đồng còn góp phần bảo tồn, gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống.

Rực rỡ sắc hoa đào ở Lùng Cúng

Rực rỡ sắc hoa đào ở Lùng Cúng

Những ngày này, đến với bản vùng cao Lùng Cúng (huyện Mù Căng Chải, tỉnh Yên Bái), người dân và du khách không khỏi ngỡ ngàng trước vẻ đẹp của các loài hoa, nhất là sắc hồng của hoa đào mang đậm chất núi rừng Tây Bắc vào mỗi dịp đầu Xuân năm mới.