Đánh thức tiềm năng du lịch Bình Định (Bài 1)

Đánh thức tiềm năng du lịch Bình Định (Bài 1)
Đánh thức những tiềm năng sẵn có

Trước năm 2015, du lịch Bình Định vẫn chỉ ở dạng tiềm năng đang chờ khai phá, hầu hết du khách trong nước và quốc tế khi tới miền Trung vẫn chọn những điểm đến đã có thương hiệu như Khánh Hòa, Đà Nẵng... Theo thời gian, cùng với sự quan tâm, tạo điều kiện tối đa cho việc đầu tư phát triển du lịch, tỉnh Bình Định đã đẩy mạnh quảng bá tiềm năng du lịch, thu hút các nhà đầu tư lớn trong lĩnh vực này. Với những nỗ lực không ngừng cùng những lợi thế có sẵn đó, “thiên đường” du lịch Bình Định đã thực sự “tỉnh giấc” sau nhiều năm “ngủ quên”.

Năm 2016, ngành du lịch của tỉnh Bình Định đón hơn 3,2 triệu lượt khách đến tham quan (tăng 23% so với năm 2015), trong đó có hơn 265.000 lượt khách quốc tế (tăng 24%); tổng doanh thu từ du lịch đạt hơn 1.450 tỷ đồng (tăng hơn 26%).

Trong 6 tháng đầu năm 2017, đã có khoảng 1,9 triệu lượt khách du lịch đến với vùng đất võ Bình Định, tổng doanh thu từ lĩnh vực này đạt gần 1.000 tỷ đồng. Chỉ tính riêng đợt nghỉ lễ 30/4 – 1/5/2017, tổng lượng khách đăng ký tại các cơ sở lưu trú du lịch ở thành phố Quy Nhơn đã đạt khoảng 12.500 lượt khách, tăng 43%; tổng khách du lịch tham quan tại các điểm du lịch trên địa bàn tỉnh trong dịp lễ này gần 45.000 lượt khách, tăng 18% so với cùng kỳ năm 2016.

Một trong những lý do khiến cho du khách ưa chuộng đến với Bình Định vì khác với đại đa số những địa điểm du lịch khác ở Việt Nam đã bị khai thác nhiều, Bình Định là một trong số những địa điểm hiếm hoi vẫn giữ gìn được những nét hoang sơ và mộc mạc. Du khách đến với Bình Định chủ yếu mong muốn được tận hưởng cảm giác yên bình, sạch đẹp, thiên nhiên hùng vĩ và các món ăn phong phú với chi phí hợp lý.

Nhiều địa điểm du lịch biển đảo tuyệt đẹp xung quanh thành phố Quy Nhơn đã tạo nên cơn sốt khám phá trong giới trẻ Việt Nam như: biển Kỳ Co, biển Trung Lương, đảo Hòn Khô, đảo Cù Lao Xanh…

Đảo Cù Lao Xanh, xã đảo Nhơn Châu (thành phố Quy Nhơn), tuy cách đất liền hơn 12 hải lý, phương tiện đi lại còn khó khăn, nhưng cũng đã có những tín hiệu vui về phát triển h du lịch. Ông Phan Văn Binh - Chủ tịch UBND Xã Nhơn Châu cho biết: “Trong những năm gần đây thì khách ở Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Tây Nguyên đã bắt đầu hướng ra đảo Cù Lao Xanh, thống kê từ đầu năm tới nay có trên dưới 1.500 lượt khách đên với đảo. Chúng tôi có chủ trương tuyên truyền vận động bà con nhân dân mạnh dạn vay vốn cải tạo nhà ở, để làm dạng du lịch cộng đồng homestay, cùng ăn cùng ở với khách du lịch. Ngoài ra chúng tôi đang kêu gọi các nhà đầu tư ra đảo phát triển thêm các loại hình du lịch phong phú, để tạo việc làm cho bà con nhân dân xã đảo.”

Đánh thức tiềm năng du lịch Bình Định (Bài 1) ảnh 1
Bình Định đề ra mục tiêu đến năm 2020 đón 5,5 triệu lượt khách, trong đó có 800.000 lượt khách quốc tế; tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 14,5%/năm, doanh thu 10.000 tỷ đồng

Ngoài ra, Bình Định còn là vùng “đất võ trời văn”. Nói về võ, là phong trào khởi nghĩa nông dân do người anh hùng áo vải Tây Sơn - Nguyễn Huệ dấy binh. Bảo tàng Quang Trung luôn là điểm đến yêu thích của du khách, nơi lưu giữ lại lịch sử của người anh hùng bách chiến bách thắng đã đi vào lịch sử quân sự thế giới. Hiện tại, Bình Định vẫn còn lưu giữ những nét văn hóa độc đáo từ ngày xưa lưu truyền lại.

Quy Nhơn, Bình Định cũng là vùng đất quê hương hoặc nuôi dưỡng nhiều tài năng văn hóa lớn như: Xuân Diệu, Hàn Mặc Tử, Yến Lan… Đặc biệt là danh nhân văn hóa Đào Tấn, người đã đặt nền móng và nâng tầm nghệ thuật Tuồng. Quê của Đào Tấn là huyện Tuy Phước vẫn còn lưu giữ ngôi nhà từ đường của cụ. Tuy Phước cũng là quê ngoại của thi hào Xuân Diệu…

Là vùng đất trung tâm Phật giáo của miền Trung, hiện Bình Định có đến hơn 700 ngôi chùa, nơi có nhiều hệ thống tháp Chăm cổ độc đáo bậc nhất...Những giá trị văn hóa này luôn gây tò mò và thu hút du khách.

Cần khắc phục những bất cập

Tuy có nhiều lợi thế, nhưng với sự phát triển quá nhanh của số lượng du khách, ngành du lịch Bình Định đang còn những tồn tại cần sớm khắc phục.

Năm nay ngay từ đầu mùa du lịch, hầu hết các khách sạn, cơ sở lưu trú từ 3 sao trở lên ở Quy Nhơn đã luôn ở trong tình trạng “cháy phòng”. Theo lễ tân của khách sạn Hải Âu (đường An Dương Vương, thành phố Quy Nhơn) thì ngay từ đầu tháng 6, khách sạn 4 sao này đã hết phòng đến tháng 7. Các khách sạn có thương hiệu khác như Hoàng Yến, Sài Gòn – Quy Nhơn, Mường Thanh, Eden… cũng đang “cháy phòng” trong tháng này, nhiều du khách đã phải đi lòng vòng suốt cả ngày chỉ để tìm được một cơ sở lưu trú. Chị Nguyễn Thị Thu Giang, du khách đến từ Hà Nội cho biết: “Công ty mình đi du lịch hơn 40 người, mình đã gọi điện đặt phòng cách đây cả tháng mà tất cả các khách sạn lớn đều không còn chỗ. Cuối cùng phải thuê một khách sạn 2 sao với các dịch vụ còn rất hạn chế.”

Đánh thức tiềm năng du lịch Bình Định (Bài 1) ảnh 2
Bình Định là vùng đất trung tâm Phật giáo của miền Trung

Một điểm trừ với các du khách, đó là các dịch vụ vui chơi, giải trí còn khá ít. Nếu như ban ngày du khách có thể thoải mái lựa chọn các tour du lịch biển đảo, tham quan di tích bảo tàng Quang Trung hay các di tích tháp Chăm cổ, thì ban đêm ở Quy Nhơn lại rất “buồn”. Anh Dương Tiến Đông, du khách đến từ Hà Nội than phiền: “Các hàng quán ở Quy Nhơn đóng cửa khá sớm, trong khi du khách thường thích lang thang vào đêm muộn. Thành phố cũng thiếu các hoạt động văn hóa văn nghệ, vui chơi giải trí, khu mua sắm về đêm dành riêng cho khách du lịch. Cả 3 ngày gia đình tôi ở Quy Nhơn thì buổi tối chỉ ra bờ biển ngồi uống nước dừa, vì không biết đi đâu, làm gì.”

Chủ trương phát triển du lịch biển đảo, xây dựng thương hiệu “Về miền biển nhớ”, nhưng hiện tại cơ sở hạ tầng phục vụ du khách tại bãi tắm Quy Nhơn đang rất thiếu thốn. Suốt dọc bãi biển Quy Nhơn chỉ có vài cái nhà vệ sinh công cộng, đã xuống ấp và không còn thích hợp với du lịch. Các khu tắm tráng công cộng như bãi biển ở Đà Nẵng thì hoàn toàn không có, nên du khách sau khi tắm biển xong phải đi một đoạn rất xa về khách sạn mới có thể tắm tráng nước ngọt. Thêm vào đó, các bảng, biển hiệu chỉ dẫn đến các khu du lịch chưa được đặt nhiều, khiến du khách gặp khó khăn trong vấn đề tìm đường.

Một số địa điểm du lịch nổi tiếng quanh thành phố Quy Nhơn như các khu Nhơn Lý, Nhơn Hải đã bắt đầu xuất hiện tình trạng chèo kéo, “chặt chém” du khách. Tuy chỉ có một bộ phận người dân thiếu ý thức nhưng đã gây ra hình ảnh không mấy thiện cảm trong mắt du khách.

Du lịch Bình Định khởi sắc là tín hiệu vui cho sự phát triển của kinh tế địa phương. Kết quả phát triển du lịch như nói trên là rất tốt, song tồn tại hạn chế cũng rất nhiều. Nếu quản lý không tốt thì rất dễ nảy sinh các vấn đề ảnh hưởng đến ngành “công nghiệp không khói” giàu tiềm năng này. 
Quốc Dũng

Có thể bạn quan tâm

Khơi mạch nguồn tranh dân gian Làng Sình

Khơi mạch nguồn tranh dân gian Làng Sình

Từ khởi nguồn là loại tranh dùng để thờ cúng trong dân gian từ hơn 400 năm trước, tranh dân gian Làng Sình trải qua nhiều thăng trầm, đến nay vẫn có sức sống, chậm rãi hòa vào dòng chảy văn hóa dân gian vùng đất Huế.

Trải nghiệm du lịch gắn với nông nghiệp độc đáo giữa núi rừng Hà Giang

Trải nghiệm du lịch gắn với nông nghiệp độc đáo giữa núi rừng Hà Giang

Từ việc cắt cỏ bên đường đến ý tưởng mở quán nước nhỏ để du khách nghỉ chân, sau hai năm, nhờ sự chăm chỉ cố gắng, đôi vợ chồng người Tày đã xây dựng lên điểm du lịch gắn với nông nghiệp Cát Lý tại xã Thuận Hòa (Vị Xuyên, Hà Giang). Nơi đây không chỉ là điểm dừng chân, mà còn mang đến những trải nghiệm độc đáo, giúp du khách hòa mình vào thiên nhiên hùng vĩ của vùng cao.

Phát triển du lịch bền vững gắn với Công viên địa chất toàn cầu UNESCO

Phát triển du lịch bền vững gắn với Công viên địa chất toàn cầu UNESCO

Năm 2024 và 3 tháng đầu của năm 2025, ngành du lịch Cao Bằng đón nhận nhiều tín hiệu tích cực, lượng khách đến đã phục hồi sau đại dịch COVID-19. Ban Quản lý, Công viên địa chất Non nước Cao Bằng đã nắm bắt cơ hội, định hướng, hỗ trợ các cơ sở kinh doanh du lịch phát triển sản phẩm mới theo hướng bền vững, chất lượng cao, có đặc trưng riêng gắn với bảo vệ các giá trị di sản, giữ vững danh hiệu Công viên địa chất toàn cầu UNESCO.

Nâng tầm du lịch trên vịnh Bái Tử Long, Quảng Ninh

Nâng tầm du lịch trên vịnh Bái Tử Long, Quảng Ninh

Vịnh Bái Tử Long hội tụ đầy đủ các cơ hội để phát triển du lịch. Nhằm đánh giá khách quan, toàn diện tình hình phát triển du lịch cũng như tiềm năng, cơ hội, thách thức, hạn chế của địa điểm hấp dẫn này, ngày 29/3, UBND tỉnh Quảng Ninh tổ chức Hội nghị Phát triển du lịch trên vịnh Bái Tử Long.

 Akŏ Dhông, "Buôn trong lòng phố"

Akŏ Dhông, "Buôn trong lòng phố"

Nằm trong lòng thành phố Buôn Ma Thuột náo nhiệt, Buôn Akŏ Dhông có diện tích 62,3 ha với 247 hộ, được xem là buôn làng đẹp nhất ở Đắk Lắk hiện nay.

Trải nghiệm thiên nhiên trên "vùng đất của nắng và gió"

Trải nghiệm thiên nhiên trên "vùng đất của nắng và gió"

Hiện nay, xu hướng "check-in" trải nghiệm tại các địa điểm đến đã trở thành một phần không thể thiếu trong mỗi chuyến đi. Tại Ninh Thuận, trào lưu này không chỉ giúp du khách lưu giữ những khoảnh khắc đáng nhớ mà còn góp phần quảng bá hình ảnh du lịch địa phương hiệu quả.

Đỏ rực trời mùa hoa gạo tháng Ba

Đỏ rực trời mùa hoa gạo tháng Ba

Hoa gạo là loài hoa nở trong dịp cuối Xuân, vào tháng Ba, thời khắc báo hiệu những ngày rét chuẩn bị đi qua, nhường chỗ cho những tia nắng hạ. Cây gạo đỏ rực một vùng trời gắn liền với khung cảnh êm đềm, từ lâu trở thành linh hồn của mỗi làng quê Bắc bộ, gắn với ký ức của những người con xa quê nhớ về nguồn cội.

Thu hút đầu tư, phát triển "viên ngọc xanh" du lịch Khuôn Thần

Thu hút đầu tư, phát triển "viên ngọc xanh" du lịch Khuôn Thần

Bắc Giang đang vươn mình để trở thành một điểm sáng trong thu hút đầu tư và phát triển kinh tế. Trên hành trình đó, tỉnh không ngừng chú trọng vào các dự án trọng điểm, đặc biệt là lĩnh vực du lịch. Trong số những điểm đến tiềm năng, khu du lịch Khuôn Thần đang được xem là "viên ngọc xanh" triển vọng, hứa hẹn trở thành điểm nhấn du lịch sinh thái của miền Bắc.

Quảng bá hình ảnh Bắc Kạn “An toàn, thân thiện, hấp dẫn khách du lịch”

Quảng bá hình ảnh Bắc Kạn “An toàn, thân thiện, hấp dẫn khách du lịch”

Theo Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bắc Kạn Đinh Quang Tuyên, tỉnh mới ban hành Kế hoạch triển khai các hoạt động kích cầu du lịch Bắc Kạn năm 2025, với mục đích tăng cường các giải pháp kích cầu, thu hút khách du lịch đến với Bắc Kạn... Tỉnh phấn đấu thu hút trên 1,3 triệu lượt khách du lịch trong năm 2025 (tăng khoảng 30% so với 2024), nhất là xây dựng hình ảnh du lịch Bắc Kạn “An toàn, thân thiện, hấp dẫn khách du lịch”.

Nậm Nghiệp, mùa hoa sơn tra nở rộ

Nậm Nghiệp, mùa hoa sơn tra nở rộ

Từ khoảng giữa tháng 3, hoa sơn tra (táo mèo) lại nở rộ nhuộm trắng tinh khôi những đồi núi, bản làng ở xã Ngọc Chiến (huyện Mường La, Sơn La), mời gọi bước chân du khách gần xa.

Lan tỏa vẻ đẹp du lịch Lạng Sơn tới khu vực miền Trung

Lan tỏa vẻ đẹp du lịch Lạng Sơn tới khu vực miền Trung

Chiều 24/3, tại thành phố Huế, Trung tâm Xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch tỉnh Lạng Sơn tổ chức Hội nghị “Quảng bá điểm đến du lịch Lạng Sơn 2025”, với sự tham dự của lãnh đạo Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), các tổ chức, doanh nghiệp, công ty lữ hành khu vực miền Trung.

Năm Du lịch quốc gia 2025 - Bước đột phá cho Du lịch Huế

Năm Du lịch quốc gia 2025 - Bước đột phá cho Du lịch Huế

Sau lần đầu đăng cai tổ chức Năm Du lịch quốc gia vào năm 2013, năm 2025, Huế tiếp tục tổ chức sự kiện này với chủ đề "Huế - Kinh đô xưa, Vận hội mới" mang nhiều kỳ vọng cho ngành "công nghiệp không khói". Địa phương đã sẵn sàng cho chuỗi các hoạt động nhằm tạo đà bứt phá cho thương hiệu du lịch Huế trên bản đồ du lịch Việt Nam và thế giới.

Bảo tồn, phát triển giá trị Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Lạng Sơn gắn với phát triển du lịch

Bảo tồn, phát triển giá trị Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Lạng Sơn gắn với phát triển du lịch

Phát huy vai trò của thanh niên trong xây dựng, phát triển Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Lạng Sơn gắn với chuyển đổi số, thúc đẩy phát triển du lịch bền vững, là chủ đề của Hội nghị đối thoại giữa Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn Hồ Tiến Thiệu với đoàn viên thanh niên diễn ra ngày 20/3.

Bảo tồn, phát huy giá trị kiến trúc truyền thống gắn với phát triển du lịch tỉnh Bắc Kạn

Bảo tồn, phát huy giá trị kiến trúc truyền thống gắn với phát triển du lịch tỉnh Bắc Kạn

Hiện nay, ở Bắc Kạn có gần 9.300 công trình kiến trúc nhà ở truyền thống của các dân tộc Tày, Dao, Nùng, trong đó có 8.681 nhà sàn, 8 nhà trình tường, 605 nhà đất. Việc huy động nguồn lực để bảo tồn giá trị văn hóa, kiến trúc nhà ở truyền thống của các dân tộc đang được các địa phương chú trọng nhằm phát huy tiềm năng phát triển du lịch ở Bắc Kạn.

Hà Giang, điểm đến hấp dẫn của nhiều du khách quốc tế

Hà Giang, điểm đến hấp dẫn của nhiều du khách quốc tế

Hà Giang, địa danh nổi tiếng với những cung đường đèo uốn lượn, cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, những bản làng mộc mạc nép mình bên triền đá ẩn giấu bao điều thú vị về văn hóa, cuộc sống chân thực của đồng bào dân tộc thiểu số đang ngày càng nổi tiếng trên bản đồ du lịch Việt Nam và thế giới (theo dữ liệu tìm kiếm từ nền tảng du lịch số Agoda).

Long trọng Lễ hội kỷ niệm 141 năm Khởi nghĩa Yên Thế

Long trọng Lễ hội kỷ niệm 141 năm Khởi nghĩa Yên Thế

Ngày 16/3, tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt “Những địa điểm Khởi nghĩa Yên Thế (Bắc Giang), UBND huyện Yên Thế long trọng tổ chức khai mạc Lễ hội kỷ niệm 141 năm Khởi nghĩa Yên Thế (1884-2025). Lãnh đạo tỉnh Bắc Giang, huyện Yên Thế cùng đông đảo nhân dân và du khách thập phương tham dự.

Đại Từ phát triển kinh tế nhờ trồng chè gắn với du lịch

Đại Từ phát triển kinh tế nhờ trồng chè gắn với du lịch

Huyện Đại Từ được thiên nhiên ưu ái ban tặng cảnh quan độc đáo với những dãy núi cao hùng vĩ, những hồ nước, thác nước tự nhiên đẹp hoang sơ làm say đắm lòng người và nổi tiếng với nhiều sườn đồi phủ xanh màu lá chè. Tận dụng được thế mạnh đó mà huyện đã phát triển được nhiều khía cạnh kinh tế như nông nghiệp, du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng không chỉ tạo nên văn hóa trà độc đáo mà còn góp phần đưa huyện ngày một đi lên, khẳng định thương hiệu trà Thái Nguyên nói chung.

Đắk Nông phát triển du lịch sinh thái gắn với bảo vệ rừng

Đắk Nông phát triển du lịch sinh thái gắn với bảo vệ rừng

Là một trong 5 tỉnh thuộc khu vực Tây Nguyên, Đắk Nông hiện còn trên 248.340 ha rừng, trong đó có hơn 196.358 ha rừng tự nhiên. Đây là tiềm năng rất lớn để tỉnh phát triển kinh tế rừng. Du lịch sinh thái gắn với bảo vệ rừng được Đắk Nông xác định là ưu tiên hàng đầu để phát triển kinh tế rừng bền vững.