Điệu múa uyển chuyển mềm mại của phụ nữ dân tộc Hà Nhì phản ảnh về các hoạt động lao động sản xuất như hái lượm, hái quả. Ảnh: Quý Trung – TTXVN

Bảo tồn nét văn hóa độc đáo Dân ca, Dân vũ của đồng bào dân tộc Hà Nhì

Mường Tè là huyện biên giới của tỉnh Lai Châu với 10 dân tộc sinh sống, trong đó có dân tộc Hà Nhì. Dân tộc Hà Nhì chiếm khoảng 20% dân số toàn huyện với nhiều nét văn hóa đặc sắc, độc đáo được bà con gìn giữ cho tới ngày nay. Trước sự phát triển của hội nhập quốc tế và nguy cơ mai một bản sắc văn hóa dân tộc, huyện Mường Tè đã chọn xã Ka Lăng làm điểm thành lập Câu lạc bộ Dân ca, Dân vũ dân tộc Hà Nhì nhằm bảo tồn nét văn hóa độc đáo của dân tộc thiểu số.
Vẻ đẹp trang phục người Hà Nhì ở đại ngàn Y Tý

Vẻ đẹp trang phục người Hà Nhì ở đại ngàn Y Tý

Nằm ở độ cao 2.000m so với mực nước biển, xã Y Tý, huyện Bát Xát (Lào Cai) là nơi sinh sống chủ yếu của đồng bào Hà Nhì đen. Người Hà Nhì còn lưu giữ nhiều nét văn hóa truyền thống mang đậm bản sắc dân tộc, trong đó có trang phục truyền thống thể hiện giá trị lịch sử, văn hóa, nghệ thuật... cũng như phong tục, tập quán, sinh hoạt của cộng đồng, ước vọng về cuộc sống tốt đẹp.

Độc đáo nghệ thuật đan mâm của đồng bào Hà Nhì

Độc đáo nghệ thuật đan mâm của đồng bào Hà Nhì

Xã Y Tý (huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai) không chỉ được thiên nhiên ban tặng cảnh sắc hùng vĩ thơ mộng mà còn mang đậm văn hóa bản sắc của dân tộc Hà Nhì. Đặc biệt, nghệ thuật đan mâm với những kỹ thuật tinh xảo là một trong nét văn hóa đặc sắc được đồng bào Hà Nhì giữ gìn, bảo tồn nghề truyền thống của cha ông.

Những suối mây trắng tinh bồng bềnh giữ núi rừng bạt ngàn của Tây Bắc tại xã biên giới Ka Lăng. Ảnh: Quý Trung – TTXVN

Lai Châu: Ka Lăng điểm săn mây đẹp lung linh giữa núi rừng Tây Bắc

Ka Lăng là xã biên giới vùng cao của huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu, ở độ cao hơn 1.300m so với mực nước biển với nhiều cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, những dãy núi trùng trùng, điệp điệp bao quanh bản làng, khí hậu mát mẻ. Đứng ở trung tâm xã hay bất kỳ chỗ nào, đặc biệt là vào sáng sớm, du khách khi đến đây đều được thưởng thức những khung cảnh trong mây huyền ảo. Đây là một trong những điểm đến hấp dẫn dành cho những người đam mê du lịch sinh thái, du lịch trải nghiệm, chiêm ngưỡng núi non ký vĩ của Tây Bắc và hiểu thêm về cuộc sống bình dị của đồng bào các dân tộc nơi đây.
Các thiếu nữ dân tộc Hà Nhì chuẩn bị trang phục đi chơi tết. Ảnh: Phan Tuấn Anh - TTXVN

Về cực Tây vui Tết mùa mưa cùng cộng đồng dân tộc Hà Nhì

Nhắc tới hệ thống lễ, tết của người Hà Nhì thì Tết Mùa mưa (Dế Khừ Chà) là một lễ tết quan trọng, được tổ chức vào tháng 5 âm lịch hàng năm. Đây là dịp để người Hà Nhì cầu mong tổ tiên phù hộ cho con cháu được khỏe mạnh, mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, chăn nuôi phát triển và bản làng đoàn kết.
Vui Tết cổ truyền Hồ Sự Chà của dân tộc Hà Nhì nơi cực Tây của Tổ quốc

Vui Tết cổ truyền Hồ Sự Chà của dân tộc Hà Nhì nơi cực Tây của Tổ quốc

Là một trong 19 cộng đồng dân tộc trên địa bàn tỉnh Điện Biên, người Hà Nhì (thuộc hai nhóm Hà Nhì Lạ Mí và Hà Nhì Cồ Chồ) sinh sống tại hơn 20 bản của 4 xã vùng biên gồm: Sín Thầu, Chung Chải, Sen Thượng và Leng Su Sìn (huyện Mường Nhé). Về miền cực Tây vào thời điểm này, được dự Tết cổ truyền Hồ Sự Chà, du khách sẽ được hòa mình vào không gian văn hóa phong phú, đa dạng, mang đậm sắc thái đặc trưng của dân tộc Hà Nhì.
Những đóa hoa rừng tặng thầy cô nhân ngày 20/11. Ảnh: Việt Hoàng-TTXVN

Vượt khó nuôi dạy học sinh bán trú ở vùng biên giới Thu Lũm

Cách trung tâm thị trấn Mường Tè gần 100km và cách thành phố Lai Châu gần 300km, xã vùng cao biên giới Thu Lũm có gần 100% đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, trong đó dân tộc Hà Nhì chiếm đa số. Với độ cao hơn 2.000 mét so với mực nước biển, thời tiết nơi đây mát mẻ quanh năm. Những ngày cuối Thu khi sương mù dày đặc, có thế cảm thấy rất rõ cái lạnh của mùa Đông đang đến gần.
Một bản tái định cư còn nhiều khó khăn ở huyện Mường Nhé. Ảnh: Phan Tuấn Anh – TTXVN

Tìm động lực phát triển cho cực tây Tổ quốc- Bài 2

Ổn định dân cư, thúc đẩy dân sinh, mở mang dân trí, phát triển kinh tế, xã hội tại Mường Nhé, Điện Biên- địa bàn trọng điểm, chiến lược thuộc khu vực biên giới phía Tây của Tổ quốc là trăn trở của Đảng, Nhà nước. Nhưng dù nhiều chương trình, dự án đã được phê duyệt, triển khai và bước đầu đem lại những đổi thay, Mường Nhé vẫn nghèo đội sổ cả nước. Bám riết cuộc sống của người dân trên những rặng núi quanh năm mây mù giăng kín không chỉ có sự lạc hậu, thiếu thốn mà còn là những phức tạp từ âm mưu chống phá, kích động, lôi kéo, chia rẽ của những thế lực thù địch… Vậy làm thế nào để giúp người dân Mường Nhé hiện thực nguyện vọng ấm no, sung túc, góp phần củng cố, giữ vững an ninh - quốc phòng cho vùng đất ngã ba biên giới? TTXVN giới thiệu loạt 4 bài "Tìm động lực phát triển cho cực tây Tổ quốc"
Điện Biên có thêm 2 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Điện Biên có thêm 2 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Bộ Văn hóa, Thể Thao và Du lịch vừa có Quyết định số 446/QĐ-BVHTTDL về việc công bố Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đợt 26. Trong 17 di sản văn hóa phi vật thể được đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đợt này, tỉnh Điện Biên có 2 di sản gồm: Mền Loóng Phạt Ái (Tết Hoa mào gà) của cộng đồng dân tộc Cống (xã Pa Thơm, huyện Điện Biên; xã Nậm Kè, huyện Mường Nhé; xã Pa Tần, huyện Nậm Pồ) và Lễ Gạ Ma Thú (Cúng bản) của cộng đồng dân tộc người Hà Nhì (ở các xã Sín Thầu, Chung Chải, Sen Thượng và Leng Su Sìn của huyện Mường Nhé).
Đường xuân Sín Thầu

Đường xuân Sín Thầu

Xuân Kỷ Hợi 2019, khám phá đường xuân Sín Thầu, đi qua các xã nơi dọc dài biên cương Tổ quốc, để thêm một lần thấy diện mạo mảnh đất biên viễn khởi sắc, để thêm yêu mảnh đất phên giậu quốc gia và được chạm tay tới mốc 0 cho một lần “thấm” trọn vẹn sự thiêng liêng và lòng tự hào dân tộc.
Ông Pờ Dần Sinh – Tấm gương làm kinh tế giỏi

Ông Pờ Dần Sinh – Tấm gương làm kinh tế giỏi

Ông Pờ Dần Sinh, 58 tuổi, người dân tộc Hà Nhì ở bản Tả Kố Khừ, xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé (Điện Biên) từ lâu đã nổi tiếng là một đảng viên gương mẫu, đi đầu trong phong trào làm kinh tế giỏi ở địa phương.
Hiệu quả từ mô hình kết nghĩa thôn bản biên giới Việt-Trung ở Lai Châu

Hiệu quả từ mô hình kết nghĩa thôn bản biên giới Việt-Trung ở Lai Châu

Nằm ở khu vực biên giới heo hút, những năm gần đây, bản Pô Tô, xã Huổi Luông, huyện Phong Thổ (Lai Châu) đã vươn mình trở thành địa phương nổi tiếng về trồng chuối, sắn và các loại nông sản khác. Nhiều hộ trong bản đã vươn lên thoát nghèo và làm giàu. Kết quả đó có sự đóng góp không nhỏ của mô hình kết nghĩa cụm dân cư hai bên biên giới, mà cụ thể ở đây là giữa bản Pô Tô và bản Cửa Cải, thị trấn Kim Thủy Hà, huyện Kim Bình, tỉnh Vân Nam (Trung Quốc).
Mùa xuân ở Sín Thầu - nơi biên cương tổ quốc

Mùa xuân ở Sín Thầu - nơi biên cương tổ quốc

Sín Thầu, mảnh đất biên viễn cực Tây Tổ quốc đang từng ngày đổi mới. Bền bỉ vượt qua những khó khăn, thách thức, đồng bào các dân tộc nơi đây đã từng bước phát triển kinh tế, nâng cao đời sống văn hóa, đồng thời giữ vững an ninh, ổn định xã hội nơi biên cương…