Mùa xuân ở Sín Thầu - nơi biên cương tổ quốc

Mùa xuân ở Sín Thầu - nơi biên cương tổ quốc
Đường vào Sín Thầu
Đường vào Sín Thầu

Bản Tả Kố Ki, nơi khó khăn nhất của xã Sín Thầu giờ đã có điện sinh hoạt.
Bản Tả Kố Ki, nơi khó khăn nhất của xã Sín Thầu giờ đã có điện sinh hoạt.

Nỗ lực vượt khó ở cực Tây Tổ quốc

Nằm cách trung tâm huyện Mường Nhé (Điện Biên) 50 km, xã Sín Thầu gồm 7 bản, 310 hộ dân, 1.369 nhân khẩu, trong đó 96% là đồng bào dân tộc Hà Nhì. Đây là xã biên giới của huyện Mường Nhé, nơi có cột mốc A Pa Chải ở độ cao 1.864 m, trên đỉnh núi Khoang La San, ranh giới 3 nước Việt Nam - Lào - Trung Quốc.

Để đến với Sín Thầu, chúng tôi phải vượt qua những cung đường nhiều đèo dốc. Có mặt khi sương sớm chưa kịp tan, chúng tôi bắt gặp không khí nhộn nhịp chuẩn bị đón Tết cổ truyền của người Hà Nhì. Tiếp chúng tôi tại trụ sở làm việc, chị Pờ Mí Lế, Bí thư, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân xã cho biết: Tết của người Hà Nhì thường vào ngày Thìn đầu tiên của tháng 12 dương lịch, cũng là thời điểm đồng bào thu hoạch xong vụ lúa cuối năm. Theo phong tục người Hà Nhì, ăn Tết vào ngày này thì đồng bào sẽ mạnh khỏe và làm ăn sung túc.

Bản làng của người Hà Nhì ở nơi biên cương Tổ quốc.
Bản làng của người Hà Nhì ở nơi biên cương Tổ quốc.
 
Đời sống của người Hà Nhì ở xã Sín Thầu ngày một no.
Đời sống của người Hà Nhì ở xã Sín Thầu ngày một no.

Sín Thầu giờ khác xưa nhiều. Nhờ các chương trình, dự án của Đảng và Nhà nước cùng sự nỗ lực vươn lên của đồng bào, Sín Thầu đã không còn những căn nhà tranh tre dột nát. Hệ thống điện, đường, trường học cơ bản được hoàn thành; trạm y tế được xây dựng đạt chuẩn quốc gia; nhiều hộ đã có ti vi, tủ lạnh, xe máy... Để thoát khỏi đói nghèo, lạc hậu, các cấp chính quyền địa phương đã vân động đồng bào đẩy mạnh ứng dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, chăn nuôi. Ông Nguyễn Vũ Phan, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã cho chúng tôi biết thêm: Sín Thầu hiện có trên 137 ha lúa nước và đang trồng thí điểm lúa 2 vụ, ngoài ra còn trồng thêm ngô, sắn, lạc, đỗ, rau. Đặc biệt, nhiều hộ còn trồng sa nhân làm thuốc, thu nhập từ 4 - 5 triệu đồng/ha/năm. Các mô hình sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, làm kinh tế hộ gia đình, kinh tế trang trại xuất hiện ngày càng nhiều, điển hình như: hộ ông Pờ Dần Sinh, Sùng Phì Xinh ở bản Tả Kố Khừ; hộ anh Chang Váng Xinh, Lù Xuyến Phù ở bản A Pa Chải... Nhờ nỗ lực vươn lên, Sín Thầu đã hoàn thành 15/19 tiêu chí nông thôn mới, thu nhập bình quân đạt 26 triệu đồng/người/ năm. Đồng bào trong xã đã không còn chặt phá rừng, không còn tham gia các tệ nạn xã hội, không sinh con thứ ba...

Giữ vững ổn định chính trị - xã hội nơi biên cương

Để Sín Thầu được như hôm nay, phải nhắc đến những đóng góp của cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng A Pa Chải. Anh Hoàng Kim Thành, Chính trị viên phó Đồn Biên phòng A Pa Chải cho biết, các chiến sĩ ở đây luôn coi Đồn là nhà, biên giới là quê hương, đồng bào nơi đóng quân là anh em ruột thịt. Hàng tháng, Đồn biên phòng cùng với xã xây dựng kế hoạch để cán bộ, chiến sĩ và dân quân địa phương đi tuần tra biên giới, bảo vệ an ninh, trật tự trên địa bàn, đặc biệt là những ngày Tết cổ truyền của đồng bào dân tộc Hà Nhì.

Chiến sĩ Đồn Biên phòng A Pa Chải trên đường tuần tra biên giới.
Chiến sĩ Đồn Biên phòng A Pa Chải trên đường tuần tra biên giới.

Ngoài nhiệm vụ bảo vệ an ninh biên giới, cán bộ, chiến sĩ của Đồn còn thường xuyên xuống thôn, bản hướng dẫn đồng bào phát triển sản xuất, mở rộng hàng chục héc ta ruộng trồng lúa nước 2 vụ, phối hợp với các tập đoàn kinh tế hỗ trợ bò sinh sản cho hộ nghèo... Bên cạnh đó, cán bộ Trạm kết hợp quân dân y của Đồn thường xuyên mở các đợt khám bệnh lưu động cho đồng bào ở các điểm bản xa trung tâm, giúp đồng bào xây dựng lại nhà ở và hướng dẫn, kèm cặp con em đồng bào học tập...

Với những việc làm thiết thực, hiệu quả, cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng A Pa Chải đã xây dựng tốt thế trận quốc phòng, tạo được lòng tin với cộng đồng các dân tộc, thắt chặt tình quân - dân nơi biên cương Tổ quốc.

Chiến sĩ Đồn Biên phòng A Pa Chải xuống bản giúp đồng bào dựng lại nhà ở.
Chiến sĩ Đồn Biên phòng A Pa Chải xuống bản giúp đồng bào dựng lại nhà ở.

Tổ chức lớp học theo mô hình trường học mới, tạo cơ hội cho học sinh được thể hiện quan điểm, nhận thức của mình nhiều hơn nữa trước thầy cô và bạn bè ở Trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học Sín Thầu.
Tổ chức lớp học theo mô hình trường học mới, tạo cơ hội cho học sinh được thể hiện quan điểm, nhận thức của mình nhiều hơn nữa trước thầy cô và bạn bè ở Trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học Sín Thầu.

Chiến sĩ Đồn Biên phòng A Pa Chải tập văn nghệ với bà con địa phương chuẩn bị đón Tết cổ truyền của người Hà Nhì.
Chiến sĩ Đồn Biên phòng A Pa Chải tập văn nghệ với bà con địa phương chuẩn bị đón Tết cổ truyền của người Hà Nhì.

Hộ gia đình nguyên Bí thư kiêm Chủ tịch xã Sín Thầu Pờ Dần Sinh ở bản Tả Kố Khừ phát triển kinh tế trang trại, góp phần xây dựng thôn bản ngày càng giàu đẹp.
Hộ gia đình nguyên Bí thư kiêm Chủ tịch xã Sín Thầu Pờ Dần Sinh ở bản Tả Kố Khừ phát triển kinh tế trang trại, góp phần xây dựng thôn bản ngày càng giàu đẹp.

Với phương châm "bốn cùng" (cùng ăn, cùng ở, cùng làm, cùng nói tiếng dân tộc), chiến sĩ Đồn Biên phòng A Pa Chải đã góp công không nhỏ để làm nên một Sín Thầu có nếp sống văn hóa truyền thống tốt đẹp.
Với phương châm "bốn cùng" (cùng ăn, cùng ở, cùng làm, cùng nói tiếng dân tộc), chiến sĩ Đồn Biên phòng A Pa Chải đã góp công không nhỏ để làm nên một Sín Thầu có nếp sống văn hóa truyền thống tốt đẹp.

Cầu treo dân sinh đã giúp cho đời sống của đồng bào ở bản Tả Kố Ki có nhiều đổi thay.
Cầu treo dân sinh đã giúp cho đời sống của đồng bào ở bản Tả Kố Ki có nhiều đổi thay.

Công tác chăm sóc sức khỏe đồng bào dân tộc ở xã Sín Thầu thường xuyên được quan tâm. Trong ảnh: Khám, chữa bệnh cho đồng bào dân tộc Hà Nhì tại Trạm y tế xã Sín Thầu.
Công tác chăm sóc sức khỏe đồng bào dân tộc ở xã Sín Thầu thường xuyên được quan tâm. Trong ảnh: Khám, chữa bệnh cho đồng bào dân tộc Hà Nhì tại Trạm y tế xã Sín Thầu.
Hữu Hải - An Thành Đạt - Xuân Tư
Báo in tháng 1/2018

Có thể bạn quan tâm