Đắk Nông phát triển cà phê theo hướng bền vững

Đắk Nông phát triển cà phê theo hướng bền vững
Nhờ Chương trình cho vay hộ sản xuất kinh doanh vùng khó khăn, gia đình anh K'San, người dân tộc Ê-đê ở xã Đắk Som, huyện Đắk G'long đã được vay vốn đầu tư trồng cà phê, mua máy móc phục vụ sản xuất cho hiệu quả kinh tế cao. Ảnh: Trần Việt
Nhờ Chương trình cho vay hộ sản xuất kinh doanh vùng khó khăn, gia đình anh K'San, người dân tộc Ê-đê ở xã Đắk Som, huyện Đắk G'long đã được vay vốn đầu tư trồng cà phê, mua máy móc phục vụ sản xuất cho hiệu quả kinh tế cao. Ảnh: Trần Việt

Đắk Nông hiện có hơn 125.000 ha cà phê, đứng thứ 3 ở Tây Nguyên, chỉ sau tỉnh Đắk LắkLâm Đồng. Đây là loại cây trồng chủ lực của tỉnh, đóng vai trò quan trọng trong việc tạo công ăn việc làm cho đồng bào dân tộc.

Dự án “Chuyển đổi nông nghiệp bền vững tại Việt Nam” đã hỗ trợ đồng bào có nhu cầu tái canh cà phê giống cây chất lượng. Ảnh: Anh Dũng
Dự án “Chuyển đổi nông nghiệp bền vững tại Việt Nam” đã hỗ trợ đồng bào có nhu cầu tái canh cà phê giống cây chất lượng. Ảnh: Anh Dũng 
Với mục tiêu nâng cao chất lượng sản phẩm, bảo vệ môi trường sinh thái, nhằm phát triển bền vững ngành cà phê, Đắk Nông đã phối hợp với Ngân hàng Thế giới triển khai Dự án “Chuyển đổi nông nghiệp bền vững tại Việt Nam” (VnSAT), với nguồn vốn hơn 260 tỷ đồng trong giai đoạn 2015 - 2020. Năm 2018, Đắk Nông đã triển khai hỗ trợ 20 mô hình tái canh và xây dựng 40 mô hình trình diễn sản xuất cà phê bền vững tại các huyện: Đắk R’lấp, Đắk Mil, Đắk Song, Đắk G’long, Krông Nô và thị xã Gia Nghĩa. Bình quân mỗi mô hình tái canh có diện tích 1 héc ta, kinh phí hỗ trợ hơn 40 triệu đồng.

Nhờ những chương trình, chính sách phù hợp mà vụ cà phê 2017 - 2018, diện tích cà phê ở Đắk Nông tăng hơn 2.700 ha, tổng sản lượng cà phê đạt gần 267.500 tấn. Ảnh: Hưng Thịnh
Nhờ những chương trình, chính sách phù hợp mà vụ cà phê 2017 - 2018, diện tích cà phê ở Đắk Nông tăng hơn 2.700 ha, tổng sản lượng cà phê đạt gần 267.500 tấn. Ảnh: Hưng Thịnh 

Bên cạnh các chương trình, chính sách hỗ trợ của Chính phủ, Đắk Nông cũng khuyến khích các hộ đồng bào đẩy mạnh liên kết với doanh nghiệp, hợp tác xã sản xuất cà phê theo các bộ tiêu chuẩn quốc tế. Khi tham gia liên kết, đồng bào được hưởng nhiều lợi ích như: hỗ trợ giống tốt, được tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật về chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh, thu hoạch và chế biến bảo quản cà phê... Đến nay, toàn tỉnh có hơn 20.000 ha cà phê liên kết sản xuất theo các tiêu chuẩn quốc tế, tập trung nhiều ở Đắk R’lấp, Đắk Song, Đắk Mil với khoảng 15.000 hộ tham gia. Sau khi tham gia liên kết, năng suất cà phê được nâng lên rõ rệt, trung bình đạt từ 3 - 4 tấn/ ha, tỷ lệ trái chín chiếm từ 85 - 90%, chi phí đầu vào giảm bình quân 15%...

Gia đình anh K'Krai, người dân tộc Ê-đê ở xã Đắk Som, huyện Đắk G'long sau khi tham gia mô hình liên kết đã trồng được hơn 3 ha cà phê. Ảnh: Trần Việt Cán bộ kỹ thuật của Dự án “Chuyển đổi nông nghiệp bền vững tại Việt Nam” hướng dẫn đồng bào sản xuất cà phê theo hướng bền vững. Ảnh: Anh Dũng Năm nay thời tiết thuận lợi cho nhiều hộ đồng bào dân tộc thu hoạch cà phê . Ảnh: Hưng Thịnh
Gia đình anh K'Krai, người dân tộc Ê-đê ở xã Đắk Som, huyện Đắk G'long sau khi tham gia mô hình liên kết đã trồng được hơn 3 ha cà phê. Ảnh: Trần Việt
 
Gia đình anh K'Krai, người dân tộc Ê-đê ở xã Đắk Som, huyện Đắk G'long sau khi tham gia mô hình liên kết đã trồng được hơn 3 ha cà phê. Ảnh: Trần Việt Cán bộ kỹ thuật của Dự án “Chuyển đổi nông nghiệp bền vững tại Việt Nam” hướng dẫn đồng bào sản xuất cà phê theo hướng bền vững. Ảnh: Anh Dũng Năm nay thời tiết thuận lợi cho nhiều hộ đồng bào dân tộc thu hoạch cà phê . Ảnh: Hưng Thịnh
Cán bộ kỹ thuật của Dự án “Chuyển đổi nông nghiệp bền vững tại Việt Nam” hướng dẫn đồng bào sản xuất cà phê theo hướng bền vững. Ảnh:  Anh Dũng
 
Gia đình anh K'Krai, người dân tộc Ê-đê ở xã Đắk Som, huyện Đắk G'long sau khi tham gia mô hình liên kết đã trồng được hơn 3 ha cà phê. Ảnh: Trần Việt Cán bộ kỹ thuật của Dự án “Chuyển đổi nông nghiệp bền vững tại Việt Nam” hướng dẫn đồng bào sản xuất cà phê theo hướng bền vững. Ảnh: Anh Dũng Năm nay thời tiết thuận lợi cho nhiều hộ đồng bào dân tộc thu hoạch cà phê . Ảnh: Hưng Thịnh
Năm nay thời tiết thuận lợi cho nhiều hộ đồng bào dân tộc thu hoạch cà phê . Ảnh: Hưng Thịnh

Để đáp ứng tiêu chuẩn ngày càng khắt khe của thị trường và người tiêu dùng, Đắk Nông sẽ tiếp tục đẩy mạnh tái canh cây cà phê; hướng dẫn đồng bào thực hiện các bước chăm sóc, bón phân sau tái canh để cây sinh trưởng, phát triển tốt; chú trọng khâu thu hoạch, bảo quản, chế biến cà phê; đồng thời tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại, từ đó nâng cao hơn nữa giá trị cây cà phê ở Đắk Nông.
 
Phạm Cường

Có thể bạn quan tâm