Đắk Nông điều tra, xác định 9 khu vực đất đai “cận ô nhiễm”

Lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Nông vừa phê duyệt kết quả điều tra, đánh giá ô nhiễm đất lần đầu trên địa bàn tỉnh Đắk Nông. Theo đó, 9 khu vực được xác định ở mức độ “cận ô nhiễm” và không có khu vực bị ô nhiễm.

Dak Nong dieu tra, xac dinh 9 khu vuc dat dai “can o nhiem” hinh anh 1Khu vực nhà máy đốt lốp xe gây ô nhiễm của Công ty TNHH dầu FO Tây Nguyên, xã Tâm Thắng, huyện Cư Jút. Ảnh: baodaknong.org.vn

Đối tượng đánh giá, điều tra ô nhiễm đất lần này gồm: Các khu, cụm công nghiệp, làng nghề; khu vực khai thác, chế biến khoáng sản, vật liệu xây dựng; bãi chứa chất thải, rác thải; khu canh tác sử dụng nhiều phân vô cơ và thuốc bảo vệ thực vật. Đoàn kiểm tra đã lấy 105 mẫu đại diện, thuộc 20 khu vực được điều tra, đánh giá.

9/20 khu vực, với diện tích gần 520 ha, được xác định ở mức “cận ô nhiễm”, bao gồm: Cụm công nghiệp Tâm Thắng (huyện Cư Jút); Khu công nghiệp, khai thác khoáng sản (huyện Đắk R’Lấp); Cụm công nghiệp Thuận An (huyện Đắk Mil); Nhà máy chế biến mủ cao su – Công ty Cao su Đỗ Kim Thành (huyện Tuy Đức); Nhà máy chế biến tinh bột sắn (huyện Đắk Song); Công ty cao su Daknoruco (huyện Đắk Mil); bãi rác thải Đắk Lao (huyện Đắk Mil); bãi rác thải Đắk Ha (huyện Đắk G’Long); bãi rác thải Đắk Nia (thành phố Gia Nghĩa).

Các khu vực còn lại gồm một số bãi rác tại các huyện Cư Jút, Krông Nô, Đắk Song; một số vùng chuyên canh lúa, cà phê, tiêu tại một số địa phương… được xác định “không ô nhiễm”.

Trên cơ sở đánh giá, điều tra, ngành chức năng tỉnh Đắk Nông cũng lập bản đồ đất bị ô nhiễm lần đầu và bản đồ các khu vực bị ô nhiễm; đồng thời có các khuyến cáo và có biện pháp quản lý, khai thác, sử dụng đất hiệu quả, hợp lý, gắn với bảo vệ môi trường, phát triển bền vững.

Hưng Thịnh

Tin liên quan

Người dân mong muốn xử lý dứt điểm tình trạng ô nhiễm nguồn nước suối Cái

Những ngày qua, dọc hai bên bờ suối Cái (tỉnh Hòa Bình) có hiện tượng cá tự nhiên từ bé đến lớn, đủ chủng loại bị chết trắng hàng loạt; cá trong các ao nuôi của người dân ven khu vực suối cũng có hiện tượng như vậy. Người dân xã ở các xã dọc suối Cái đang lo lắng về chất lượng môi trường nước bị ô nhiễm trầm trọng ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất, nuôi trồng, đời sống sinh hoạt.


Đắk Nông: Người dân kiến nghị sớm xử lý hành vi gây ô nhiễm môi trường của xưởng cắt đá "mọc" giữa khu dân cư

Đã nhiều tháng kể từ khi một xưởng cắt đá không phép "mọc" lên giữa khu dân cư, Ủy ban nhân dân xã Kiến Thành mới có báo cáo đề xuất UBND huyện Đắk R’Lấp (tỉnh Đắk Nông) xem xét hồ sơ và phê duyệt kế hoạch bảo vệ môi trường. Trong khi đó, hoạt động cắt xẻ, gia công đá phát sinh tiếng ồn với cường độ lớn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của các hộ dân xung quanh và các sai phạm liên quan không được nhắc đến


Đắk Nông: Người dân kiến nghị cần sớm xử lý cơ sở chế biến chanh dây gây ô nhiễm môi trường

Nhiều hộ dân tại xã Quảng Tân, huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông phản ánh tình trạng ô nhiễm môi trường do một cơ sở chế biến chanh dây gây ra. Chính quyền địa phương xác nhận đã tiến hành kiểm tra và phát hiện nhiều sai sót, thiếu sót trong quá trình hoạt động lẫn xả thải ra môi trường.



Đề xuất