Sáng 21/1, Hà Nội "chìm" trong sương mù dày đặc, tầm nhìn giảm đáng kể, gây không ít khó khăn cho việc lưu thông. Không khí ô nhiễm ở mức rất xấu (chỉ số chất lượng không khí - AQI từ 201-300).
Nhiều năm qua, hàng trăm hộ dân ở ấp Hưng Thịnh, xã Lộc Thịnh, huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước rất bức xúc khi phải hứng chịu lượng lớn khí thải ô nhiễm.
Nhiều năm nay, người dân ấp Chợ, xã Tân Tiến, huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước không khỏi bức xúc vì phải chịu đựng sự ô nhiễm nghiêm trọng của rạch nước chảy giữa khu dân cư.
Ngày 16/6, UBND huyện Phú Riềng, tỉnh Bình Phước cho biết, vụ việc nước Suối Tân ô nhiễm là do sự cố tắc đường ống nhà máy chế biến mủ cao su trên địa bàn, chính quyền địa phương đã chỉ đạo các đơn vị liên quan nhanh chóng khắc phục.
Đen ngòm, đặc quánh, bốc mùi hôi nồng nặc… là những gì người dân huyện Phú Riềng và bất kỳ ai đi qua đều nhìn thấy và cảm nhận được từ suối Tân. Con suối chảy bao quanh huyện Phú Riềng được người dân địa phương miêu tả là không còn sự sống mỗi khi mùa mưa đến vì bị ô nhiễm nghiêm trọng.
Sông Vàm Cỏ Đông đoạn qua tỉnh Tây Ninh dài gần 105km; chảy qua 4 huyện Tân Biên, Châu Thành, Bến Cầu, Gò Dầu và 2 thị xã Hòa Thành, Trảng Bàng… Thời gian qua, tình trạng ô nhiễm liên tục xuất hiện khiến người dân nuôi cá ven sông trắng tay, mất tiền tỉ. Xã Phước Chỉ, thị xã Trảng Bàng là một trong những địa phương chịu ảnh hưởng nặng nề nhất.
Sau khi phóng viên TTXVN đăng tải bài viết “Dân khốn khổ vì ô nhiễm do nhà máy chế biến mủ cao su gây ra ” vào ngày 27/5, Công ty Cổ phần Cao su Lai Châu cam kết khắc phục những phản ánh của người dân xã Nậm Tăm, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu.
Sau thông tin phản ánh “Người dân kêu cứu trước ô nhiễm từ trang trại chăn nuôi heo” của TTXVN, Uỷ ban nhân dân huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai đã cam kết xử lý dứt điểm tình trạng ô nhiễm môi trường do trang trại chăn nuôi heo của ông Trịnh Xuân Thường gây ra.
Hàng chục hộ dân xã H'bông, huyện Chư Sê (Gia Lai) đang sống trong cảnh ô nhiễm nghiêm trọng do việc xả thải của trang trại chăn nuôi heo (10.000 con) gây ra. Mùi hôi thối nồng nặc, nguồn nước bị ô nhiễm, đất canh tác bị hủy hoại, sức khỏe của người dân bị đe dọa, đó là những gì người dân nơi đây phải gánh chịu suốt thời gian qua.
Ngày 8 và 9/11, phóng viên Thông tấn xã Việt Nam đã có tin, bài phản ánh với nội dung cần kiên quyết xử lý ô nhiễm môi trường kéo dài tại trại nuôi lợn ở huyện Đăk Hà (Kon Tum). Sau khi bài viết đăng tải, Ủy ban nhân dân huyện Đăk Hà đã có báo cáo Kết quả kiểm tra, xác minh làm rõ nội dung báo chí phản ánh (văn bản 1081/BC-UBND ngày 17/11).
Theo ông Bùi Văn Thọ, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum, sau khi phóng viên Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) và các cơ quan báo chí phản ánh tình trạng ô nhiễm ở lò giết mổ tập trung, Ủy ban nhân dân thành phố đã chỉ đạo các ngành khắc phục.
Mấy ngày nay, một số tài khoản đăng tải các video về “nhà máy nước” ở huyện Đắk G’long xả bùn, nước thải gây ô nhiễm môi trường. Ngành chức năng đã kiểm tra và xác định, nước thải là bùn lắng từ quá trình xử lý nước, không độc hại; đồng thời yêu cầu đơn vị quản lý, vận hành nhà máy phải chấn chỉnh, rút kinh nghiệm.
Nhiều hộ dân ở ấp Cẩm An, xã Cẩm Giang, huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh phản ánh, trại chăn nuôi lợn có quy mô lớn của ông Lê Trường Đức xả thải trực tiếp ra rạch Bàu Nâu đổ ra sông Vàm Cỏ Đông, gây ô nhiễm môi trường trong nhiều năm. Chính quyền địa phương cũng đã nhiều lần vào cuộc xử lý nhưng chưa dứt điểm, khiến người dân bức xúc.
Ngày 2/8, tại buổi khảo sát xử lý ô nhiễm bãi rác An Hiệp (xã An Hiệp, huyện Ba Tri), Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre Trần Ngọc Tam yêu cầu ngành chức năng, UBND huyện Ba Tri đẩy nhanh tiến độ xử lý ô nhiễm tại bãi rác, tạo sự đồng thuận trong nhân dân.
Hơn 2 tuần nay, nguồn nước trong rạch Ông Ấu thuộc địa bàn hai xã Mỹ Thọ và Nhị Mỹ, huyện Cao Lãnh (tỉnh Đồng Tháp) “bỗng dưng” chuyển sang màu đen kịt, bốc mùi hôi thối, khiến sinh hoạt, sản xuất của hàng chục hộ dân ở nơi đây gặp nhiều khó khăn.
Hàng trăm hộ dân gần bãi rác Núi Voi (phường Đông Sơn, thị xã Bỉm Sơn) phải sống chung với tình trạng ô nhiễm nặng nhiều năm nay. Trong khi đó, dự án Nhà máy đốt rác thải sinh hoạt phát điện được cấp Giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư từ năm 2004 nhưng sau nhiều lần điều chỉnh quy hoạch đến nay vẫn đang trong quá trình xin gia hạn.
Tại huyện Lương Sơn (Hòa Bình), vấn nạn ô nhiễm môi trường do nổ mìn khai thác đá sản xuất vật liệu xây dựng diễn ra nhiều năm nay, với tần suất lớn mỗi ngày, nhưng vẫn chưa được giải quyết triệt để. Thực tế này đã ảnh hưởng nghiêm trọng trực tiếp đến cuộc sống của hàng trăm hộ dân nơi đây.
Gần hai tháng sau loạt bài của TTXVN và một số cơ quan báo chí khác phản ánh tình trạng ô nhiễm đáng báo động của sông Nậm Tôn chảy qua nhiều địa phương của huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An, đến nay, với sự vào cuộc quyết liệt của chính quyền địa phương, dòng sông Nậm Tôn đã có những tín hiệu tích cực. Dòng sông đỏ ngầu hàng chục năm, từng khiến người dân địa phương e ngại mỗi lần buộc phải lội qua, từ đầu tháng 7/2022 đến nay nước sông đã dần trong xanh trở lại.
Lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Nông vừa phê duyệt kết quả điều tra, đánh giá ô nhiễm đất lần đầu trên địa bàn tỉnh Đắk Nông. Theo đó, 9 khu vực được xác định ở mức độ “cận ô nhiễm” và không có khu vực bị ô nhiễm.
Sau mỗi vụ thu hoạch, trên những cánh đồng lúa ở Hà Nội lại mù mịt khói từ việc đốt rơm rạ. Hành động đốt rơm rạ trái quy định không chỉ gây ảnh hưởng xấu đến môi trường không khí mà còn tác động tiêu cực đến sức khỏe con người và gây mất an toàn giao thông. Nhằm giảm thiểu tình trạng đốt rơm rạ trên, Trung tâm Sống và Học tập vì Môi trường và Cộng đồng (Live and Learn) phối hợp với Chi cục Bảo vệ môi trường - Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã thực hiện các hoạt động hỗ trợ và đồng hành với các bên liên quan.
Sáng 6/2, theo hệ thống đo chỉ số chất lượng không khí (AQI) của Air Visual (thuộc Tổ chức IQAir có trụ sở chính tại Thụy Sỹ), top 10 trong số 92 thành phố của nhiều quốc gia trên thế giới được quan trắc có chất lượng không khí không tốt cho sức khỏe gồm Kolkata (Ấn Độ), Pristina (Kosovo), Dhaka (Bangladesh), Karachi (Pakistan), Thẩm Dương (Trung Quốc), Belgrade (Serbia), Kathmandu (Nepal), Mumbai (Ấn Độ), Lahore (Pakistan) và Delhi (Ấn Độ). Theo thang bảng này, Hà Nội của Việt Nam đang đứng thứ 11 và Thành phố Hồ Chí Minh đứng thứ 30.
Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho biết, ngày 24/1, Bắc Bộ và thủ đô Hà Nội ngày có mưa vài nơi, trưa chiều giảm mây trời nắng, nhiệt độ cao nhất phổ biển trong ngày từ 22- 25 độ C, có gió nhẹ, sáng sớm và đêm có mưa phùn và sương mù, trời rét; nhiệt độ thấp nhất về đêm ở mức 16 -19 độ C. Tây Nguyên và Nam Bộ ngày nắng, đêm có mưa rào vài nơi, nhiệt độ cao nhất 29-32 độ C; thấp nhất 17-25 độ C. Dự kiến, chất lượng không khí trong thời gian tới có thể được cải thiện nhưng vẫn sẽ duy trì ở mức "kém" và "xấu".
Ngày 28/4, Cơ quan An toàn thực phẩm và môi trường Pháp (ANSES) cảnh báo các thiết bị khuếch tán tinh dầu có thể là nguồn gốc ô nhiễm tại các hộ gia đình.
Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) đã thực hiện quan trắc và đánh giá chất lượng môi trường quốc gia đợt 1/2020 đối với môi trường nước, quan trắc mang tính liên vùng, liên tỉnh, tại các điểm nóng, đặc thù và nhạy cảm về môi trường trên địa bàn 28 tỉnh, thành phố phía Bắc gồm: Lào Cai, Yên Bái, Điện Biên, Hòa Bình, Lai Châu, Sơn La, Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Phú Thọ, Bắc Giang, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Hà Nam, Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên, Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình, Vĩnh Phúc, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh.
Theo Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường), trong những ngày thời tiết ô nhiễm bụi mịn ở mức đỏ đến nâu, những người bình thường bắt đầu có các ảnh hưởng tới sức khỏe, nhóm người nhạy cảm có thể gặp những vấn đề về sức khỏe nghiêm trọng. Trong những ngày chất lượng không khí ở mức kém và xấu thì hạn chế các hoạt động ngoài trời, luôn đeo khẩu trang chống được bụi mịn và hạn chế mở cửa nhà, nhất là tại các khu đông dân ở Hà Nội.
Sáng 30/9, theo ghi nhận của hệ thống quan trắc không khí AirVisual quốc tế, Hà Nội tiếp tục là thành phố ô nhiễm nhất thế giới với mức độ ô nhiễm vượt qua báo động đỏ, lên tới ngưỡng tím với chỉ số AQI là 272 vào lúc 6 giờ 30. Đây là mức nguy hại đến sức khỏe của tất cả mọi người. Ô nhiễm không khí và bụi mịn khiến nhiều người cảm thấy khó chịu, lo lắng ảnh hưởng đến sức khỏe.
Ngày 7/5, Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Bình Thuận cho biết: Chủ tịch UBND tỉnh đã ký ban hành quyết định xử phạt số 1080/QĐ-XPVPHC đối với Công ty Trách nhiệm hữu hạn Du lịch TTC với tổng số tiền 378 triệu đồng, do liên quan đến hành vi xả nước thải vào môi trường vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải từ 3 lần đến dưới 5 lần.
Xử lý rác thải ở khu vực nông thôn, miền núi đang là một trong những vấn đề nan giải của tỉnh Thanh Hóa. Nguyên nhân của thực trạng này là do việc thiêu hủy rác tại các địa phương trong tỉnh còn gặp khó khăn do không có nguồn vốn. Một số huyện còn không có lò đốt rác, phương pháp xử lý rác thải chủ yếu là tập kết rồi chôn lấp hoặc đốt.
Các hạt nhựa cực nhỏ đã "chu du" tới những vùng sâu và xa nhất của Trái Đất, cụ thể là tầng đáy của những vùng nước sâu nhất của đại dương, và làm ô nhiễm khu vực này.
Nhiều năm qua, hơn 40 hộ dân ở thôn 15, xã Ea Đar, huyện Ea Kar (tỉnh Đắk Lắk) phải sống chung với ô nhiễm môi trường phát tán từ một cơ sở chăn nuôi lợn quy mô lớn của hộ ông Chu Hồng Sơn, cùng ở trong thôn.