Theo đánh giá của UBND tỉnh Đắk Nông, 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 7, khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đã làm cho bộ mặt nông thôn ở Đắk Nông phát triển toàn diện, khởi sắc, người nông dân thực sự hưởng lợi.
Trong quá trình thực hiện Nghị quyết đã củng cố niềm tin của nông dân với những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Bằng nhiều nguồn lực khác nhau, tỉnh Đắk Nông đã đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông nông thôn, các công trình thủy lợi, đào tạo nghề, hỗ trợ giáo dục mầm non, hỗ trợ sản xuất, hỗ trợ xóa nhà tạm…góp phần phát triển kinh tế, xã hội, bảo đảm an sinh xã hội vùng nông thôn. Sản xuất nông nghiệp từng bước phát triển theo hướng hiện đại, áp dụng các quy trình sản xuất tốt có năng suất, chất lượng cao, đảm bảo an toàn thực phẩm, nâng cao được giá trị gia tăng của nông sản, xây dựng được thương hiệu sản phẩm để tham gia hội nhập. Cơ cấu nông lâm nghiệp, thủy sản chuyển dịch đúng hướng, trong từng lĩnh vực có sự chuyển dịch theo chiều sâu, là tiền đề để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Nhiều sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh như cà phê, hồ tiêu, sầu riêng, bơ, điều có sự gia tăng cả về lượng và chất, giá trị xuất khẩu lớn đã góp phần phát triển nông nghiệp, nâng cao thu nhập cho nông dân... Tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo đã giảm nhiều so với những năm trước đây, cơ bản không còn hộ đói.
Năm 2017, tổng sản phẩm toàn ngành nông nghiệp trên địa bàn tỉnh đạt hơn 7.800 tỷ đồng (chiếm hơn 44% cơ cấu kinh tế của tỉnh) tăng hơn 4.000 tỷ đồng so với năm 2008; tốc độ tăng trưởng bình quân ngành nông nghiệp cùng giai đoạn tăng trên 6%. Đến nay, Đắk Nông đã có 10/61 xã đạt chuẩn nông thôn mới; bình quân chung toàn tỉnh đạt 11,84 tiêu chí nông thôn mới/xã, tăng 8,74 tiêu chí/xã so với năm 2011; tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh giảm còn 16,57% năm 2017; các xã, phường đều có trạm y tế và bác sỹ phụ trách; 100% số xã đạt tiêu chí về giáo dục và đào tạo theo chuẩn nông thôn mới; 99% thôn, bản trong tỉnh được sử dụng điện lưới quốc gia…
Tuy nhiên, sau 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 7, khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn tại tỉnh Đắk Nông vẫn nhiều tồn tại, khó khăn. Sản xuất nông nghiệp vẫn còn tự phát, chưa tuân thủ quy hoạch, kế hoạch, phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, thiếu tính bền vững; giá cả các sản phẩm nông nghiệp bấp bênh, chưa chú trọng nhiều đến chất lượng, thương hiệu sản phẩm; việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất còn hạn chế, chưa gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ sản phẩm; liên kết 5 nhà trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị còn thiếu tính bền vững; việc xây dựng vùng sản xuất tập trung, cánh đồng mẫu lớn còn gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, vốn đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn chưa cao (chiếm khoảng 26,23% tổng vốn đầu tư toàn xã hội). Đời sống vật chất, tinh thần của nông dân tuy đã được cải thiện nhưng vẫn còn ở mức thấp, chậm được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo cao, các công trình phúc lợi xã hội còn thiếu thốn, áp lực dân di cư tự do…
Tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 7, khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, trong giai đoạn từ nay đến năm 2020 và đến năm 2030, tỉnh Đắk Nông đã đặt ra các mục tiêu cụ thể để phấn đấu thực hiện. Theo đó, tốc độ tăng trưởng toàn ngành nông nghiệp đến năm 2030 phấn đấu đạt bình quân từ 4-5%/năm; giá trị sản xuất nông nghiệp tăng bình quân 6,2 -7,7%/năm; tỷ trọng lao động trong lĩnh vực nông nghiệp đến năm 2020 giảm xuống còn dưới 60%; hình thành 13 vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao với các cây trồng, vật nuôi thế mạnh; đến năm 2020 có 18 xã và 1 huyện trở lên đạt chuẩn nông thôn mới; phấn đấu mỗi năm giảm từ 2% hộ nghèo trở lên; tạo việc làm cho 95.000 lao động mỗi năm; thu nhập của hộ gia đình nông thôn đến năm 2020 tăng 1,5 lần so với 2016…
Để thực hiện được các mục tiêu trên, tỉnh Đắk Nông đã đặt ra 12 nhóm nhiệm vụ, giải pháp cần tập trung thực hiện; trong đó tập trung vào các nhiệm vụ như đẩy mạnh tái cơ cấu, phát triển nông nghiệp toàn diện theo hướng hiện đại; phát triển các ngành công nghiệp, ngành nghề, dịch vụ, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn; đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới gắn với đô thị hóa, xây dựng nông thôn mới văn minh, hiệu quả; đẩy mạnh xóa đói giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội nông thôn, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc…
Tỉnh Đắk Nông kiến nghị với Trung ương thường xuyên chỉ đạo thực hiện Nghị quyết và tháo gỡ kịp thời những vướng mắc, tạo chuyển biến mạnh mẽ hơn trong nông nghiệp, nông thôn và nâng cao đời sống nhân dân. Chính phủ tiếp tục ban hành cơ chế, chính sách ưu đãi nhằm khuyến khích các doanh nghiệp, tổ chức cá nhân đầu tư vào chương trình xây dựng nông thôn mới. Các bộ, ngành Trung ương tăng cường dự báo, thông tin thị trường, định hướng cho các địa phương sản xuất cây trồng – vật nuôi phù hợp, có hiệu quả kinh tế cao, tránh cách làm “chạy theo đuôi”; đồng thời có chính sách thúc đẩy phát triển sản xuất theo vùng, liên kết vùng. Trung ương cần tiếp tục hỗ trợ vốn cho Đắk Nông để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông, thủy lợi, điện, cơ sở vật chất văn hóa, giáo dục, y tế…đáp ứng các tiêu chí xây dựng nông thôn mới.
Quang cảnh hội nghị. Ảnh: Anh Dũng - TTXVN |
Trong quá trình thực hiện Nghị quyết đã củng cố niềm tin của nông dân với những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Bằng nhiều nguồn lực khác nhau, tỉnh Đắk Nông đã đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông nông thôn, các công trình thủy lợi, đào tạo nghề, hỗ trợ giáo dục mầm non, hỗ trợ sản xuất, hỗ trợ xóa nhà tạm…góp phần phát triển kinh tế, xã hội, bảo đảm an sinh xã hội vùng nông thôn. Sản xuất nông nghiệp từng bước phát triển theo hướng hiện đại, áp dụng các quy trình sản xuất tốt có năng suất, chất lượng cao, đảm bảo an toàn thực phẩm, nâng cao được giá trị gia tăng của nông sản, xây dựng được thương hiệu sản phẩm để tham gia hội nhập. Cơ cấu nông lâm nghiệp, thủy sản chuyển dịch đúng hướng, trong từng lĩnh vực có sự chuyển dịch theo chiều sâu, là tiền đề để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Nhiều sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh như cà phê, hồ tiêu, sầu riêng, bơ, điều có sự gia tăng cả về lượng và chất, giá trị xuất khẩu lớn đã góp phần phát triển nông nghiệp, nâng cao thu nhập cho nông dân... Tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo đã giảm nhiều so với những năm trước đây, cơ bản không còn hộ đói.
Năm 2017, tổng sản phẩm toàn ngành nông nghiệp trên địa bàn tỉnh đạt hơn 7.800 tỷ đồng (chiếm hơn 44% cơ cấu kinh tế của tỉnh) tăng hơn 4.000 tỷ đồng so với năm 2008; tốc độ tăng trưởng bình quân ngành nông nghiệp cùng giai đoạn tăng trên 6%. Đến nay, Đắk Nông đã có 10/61 xã đạt chuẩn nông thôn mới; bình quân chung toàn tỉnh đạt 11,84 tiêu chí nông thôn mới/xã, tăng 8,74 tiêu chí/xã so với năm 2011; tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh giảm còn 16,57% năm 2017; các xã, phường đều có trạm y tế và bác sỹ phụ trách; 100% số xã đạt tiêu chí về giáo dục và đào tạo theo chuẩn nông thôn mới; 99% thôn, bản trong tỉnh được sử dụng điện lưới quốc gia…
Tuy nhiên, sau 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 7, khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn tại tỉnh Đắk Nông vẫn nhiều tồn tại, khó khăn. Sản xuất nông nghiệp vẫn còn tự phát, chưa tuân thủ quy hoạch, kế hoạch, phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, thiếu tính bền vững; giá cả các sản phẩm nông nghiệp bấp bênh, chưa chú trọng nhiều đến chất lượng, thương hiệu sản phẩm; việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất còn hạn chế, chưa gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ sản phẩm; liên kết 5 nhà trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị còn thiếu tính bền vững; việc xây dựng vùng sản xuất tập trung, cánh đồng mẫu lớn còn gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, vốn đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn chưa cao (chiếm khoảng 26,23% tổng vốn đầu tư toàn xã hội). Đời sống vật chất, tinh thần của nông dân tuy đã được cải thiện nhưng vẫn còn ở mức thấp, chậm được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo cao, các công trình phúc lợi xã hội còn thiếu thốn, áp lực dân di cư tự do…
Tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 7, khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, trong giai đoạn từ nay đến năm 2020 và đến năm 2030, tỉnh Đắk Nông đã đặt ra các mục tiêu cụ thể để phấn đấu thực hiện. Theo đó, tốc độ tăng trưởng toàn ngành nông nghiệp đến năm 2030 phấn đấu đạt bình quân từ 4-5%/năm; giá trị sản xuất nông nghiệp tăng bình quân 6,2 -7,7%/năm; tỷ trọng lao động trong lĩnh vực nông nghiệp đến năm 2020 giảm xuống còn dưới 60%; hình thành 13 vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao với các cây trồng, vật nuôi thế mạnh; đến năm 2020 có 18 xã và 1 huyện trở lên đạt chuẩn nông thôn mới; phấn đấu mỗi năm giảm từ 2% hộ nghèo trở lên; tạo việc làm cho 95.000 lao động mỗi năm; thu nhập của hộ gia đình nông thôn đến năm 2020 tăng 1,5 lần so với 2016…
Để thực hiện được các mục tiêu trên, tỉnh Đắk Nông đã đặt ra 12 nhóm nhiệm vụ, giải pháp cần tập trung thực hiện; trong đó tập trung vào các nhiệm vụ như đẩy mạnh tái cơ cấu, phát triển nông nghiệp toàn diện theo hướng hiện đại; phát triển các ngành công nghiệp, ngành nghề, dịch vụ, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn; đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới gắn với đô thị hóa, xây dựng nông thôn mới văn minh, hiệu quả; đẩy mạnh xóa đói giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội nông thôn, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc…
Tỉnh Đắk Nông kiến nghị với Trung ương thường xuyên chỉ đạo thực hiện Nghị quyết và tháo gỡ kịp thời những vướng mắc, tạo chuyển biến mạnh mẽ hơn trong nông nghiệp, nông thôn và nâng cao đời sống nhân dân. Chính phủ tiếp tục ban hành cơ chế, chính sách ưu đãi nhằm khuyến khích các doanh nghiệp, tổ chức cá nhân đầu tư vào chương trình xây dựng nông thôn mới. Các bộ, ngành Trung ương tăng cường dự báo, thông tin thị trường, định hướng cho các địa phương sản xuất cây trồng – vật nuôi phù hợp, có hiệu quả kinh tế cao, tránh cách làm “chạy theo đuôi”; đồng thời có chính sách thúc đẩy phát triển sản xuất theo vùng, liên kết vùng. Trung ương cần tiếp tục hỗ trợ vốn cho Đắk Nông để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông, thủy lợi, điện, cơ sở vật chất văn hóa, giáo dục, y tế…đáp ứng các tiêu chí xây dựng nông thôn mới.
Anh Dũng