Thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa X, những năm qua, Hà Nội đã trở thành điểm sáng của cả nước trong công tác phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Đặc biệt, với phương châm “lấy nông dân làm gốc”, chương trình đã mang lại hiệu quả thực chất, góp phần nâng cao đời sống người dân nông thôn...
Đến nay ngành hàng vịt ở tỉnh Đồng Tháp phát triển được gần 7 triệu con. Trong đó, nuôi nhiều nhất là vịt cò lấy trứng, nuôi theo mô hình vịt chạy đồng và rọ. Tỉnh chọn huyện Tháp Mười và Tam Nông làm vùng sản xuất vịt hướng trứng. Các giống vịt của địa phương chủ yếu là các giống vịt cò chiếm hơn 90%. Đây là giống chuyên đẻ trứng, mỗi trứng bán với giá hiện nay từ 2.200 -3.000 đồng/trứng, người nuôi lãi từ 500-900 đồng/trứng.
Nhiều người dân ở hai xã An Long và An Hòa (huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp) bức xúc vì một bãi chứa rác thải công nghiệp thông thường là vỏ xoài, hạt xoài với quy mô lớn gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến cuộc sống, sinh hoạt. Bãi rác này đã bị ngành chức năng tạm đình chỉ hoạt động tuy nhiên nơi đây vẫn tiếp nhận vỏ xoài, hạt xoài.
Thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW, ngày 16/6/2022 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, tỉnh Kiên Giang hướng đến phát triển “Nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh” trong thực hiện chiến lược phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long, thích ứng với biến đổi khí hậu và phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 theo Nghị quyết của Chính phủ.
Sau 13 năm thực hiện Nghị quyết “Tam nông” (Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 5/8/2008, Hội nghị Trung ương 7 khóa X, về nông nghiệp, nông dân, nông thôn), tỉnh Tuyên Quang đã đạt được nhiều kết quả nổi bật. Nền nông nghiệp có bước chuyển mạnh mẽ. Bộ mặt nông thôn khang trang hơn. Đời sống nhân dân từng bước được nâng cao…
Hiệu quả mô hình ứng dụng thiết bị bay không người lái phun thuốc bảo vệ thực vật giúp kiểm soát dịch hại đã được huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp nhân rộng, từ 1 máy năm 2019 đến nay tăng lên được 12 máy thiết bị bay không người lái, giúp phun thuốc bảo vệ thực vật cho diện tích hơn 20 nghìn ha của huyện.
Vườn Quốc gia Tràm Chim ở huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp, có thảm thực vật rất phong phú với hơn 130 loài thực vật bậc cao, với 6 kiểu quần xã đặc trưng: quần xã sen, lúa ma, năng, mồm mốc, cỏ ống và quần xã rừng tràm. Đặc biệt, Vườn quốc gia còn bảo tồn, lưu giữ lúa ma hay còn gọi lúa trời (Oryza rufipogon Griff), là loại thực vật được ghi vào Sách đỏ Việt Nam.
Trên những diện tích trồng lúa kém hiệu quả, một số nông dân ở huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp đã mạnh dạn chuyển đổi sang trồng cây đậu tương rau. Bước đầu, hướng đi mới này đã mang lại hiệu quả kinh tế tích cực. Chỉ tính trong vụ Xuân – Hè, trung bình 1.000 m2 đậu tương rau cho năng suất từ 800kg đến hơn 1 tấn, sau khi trừ đi chi phí nông dân còn thu lãi từ 2,5 – 3 triệu đồng, cao hơn gấp đôi so với trồng lúa.
Sau 10 thực hiện Nghị quyết 26-NQ/TW (2008 – 2018) của Ban chấp hành Trung ương Đảng, Khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn (gọi tắt là “tam nông”), tỉnh Quảng Trị đã có bước đột phá khi tăng thu nhập cho người nông dân, đồng thời tạo đà cho phát triển nông nghiệp hữu cơ, ứng dụng công nghệ cao.
Xác định tầm quan trọng của Nghị quyết Trung ương 7 (Khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn (Nghị quyết tam nông), tỉnh Nghệ An đã coi trọng tuyên truyền, học tập, quán triệt, thể chế hóa nghị quyết, nhờ vậy nghị quyết đã mang lại sức sống mới cho nhiều địa phương trong tỉnh.
Ngày 6/9, tại Hà Nội, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phối hợp với Viện Nghiên cứu Đông Á Nhật Bản, Bộ Nông Lâm Ngư nghiệp Nhật Bản, Đại sứ quán Nhật Bản Việt Nam và Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) tổ chức Hội thảo "Kinh nghiệm phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn của Nhật Bản – Những bài học từ thực tiễn”.
Hậu quả của hoàn lưu bão số 3 đã để lại thiệt hại nặng nề cả về người và tài sản ở các tỉnh Yên Bái, Lai Châu, Điện Biên, Phú Thọ,... Mưa lũ đi qua, người dân Phú Thọ đang ra sức khắc phục hậu quả, ổn định đời sống, sản xuất.
Hiện nay, tỉnh Đồng Tháp trồng dưa hấu với diện tích hơn 513 ha, năng suất từ 19 - 30 tấn/ha, sau khi trừ chi phí lãi hơn 150 triệu đồng/ha. Diện tích trồng dưa hấu hiện nay tại Đồng Tháp với phương pháp trồng trên đất lúa với hình thức sản xuất một vụ dưa hấu, hai vụ lúa, trồng nhiều nhất hiện nay là huyện Tháp Mười, Lấp Vò và Tam Nông.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hiện nay cả nước mới có khoảng 1% tổng số doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, với số vốn chiếm gần 3% tổng số vốn đầu tư của các doanh nghiệp vào sản xuất, kinh doanh cả nước. Vậy, làm thế nào để thu hút doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực tam nông hiện vẫn là câu hỏi đang chờ lời giải từ các ngành chức năng.
Qua 6 năm thực hiện Dự án hỗ trợ nông nghiệp, nông dân và nông thôn (Dự án hỗ trợ tam nông), tỉnh Ninh Thuận đã hoàn thành mục tiêu tăng cường sự tham gia của các hộ đồng bào dân tộc thiểu số, hộ nghèo ở khu vực nông thôn vào hoạt động kinh tế gắn với chuỗi giá trị, kết nối thị trường để tăng thu nhập một cách bền vững.
Hiện nay, tỉnh Đồng Tháp chuyển đổi mô hình trồng sen trên đất lúa được hơn 100 ha vụ Đông Xuân 2018. Bình quân mỗi ha trồng sen lấy gương hoặc lấy ngó lãi hơn 100 triệu đồng và trồng nhiều nhất là huyện Tháp Mười, Cao Lãnh, Tam Nông và Thành Bình.
Tỉnh Đồng Tháp có diện tích nuôi cá lóc hơn 70 ha, tập trung nuôi nhiều nhất là huyện Hồng Ngự, Tam Nông và Cao Lãnh. Cá lóc sau 5 -6 tháng nuôi cho thu hoạch. Hiện nay, cá lóc từ 2 con/kg trở lên bán được với giá từ 35.000-36.000 đồng/kg, người nuôi lãi hơn 10.000 đồng/kg. Bình quân 1.000 m2 ao nuôi cá lóc cho thu hoạch từ 20-30 tấn cá cho lãi hơn 100 triệu đồng.
Mô hình nuôi vịt rọ lấy trứng ở tỉnh Đồng Tháp đang phát triển mạnh tại hai huyện Tháp Mười và Tam Nông, nuôi theo mô hình liên kết được các công ty tiêu thụ. Bình quân mỗi trứng bán ra giá cao hơn 200 đồng so với nuôi truyền thống, đặc biệt nuôi vịt rọ đẻ trứng lãi hơn 100 triệu đồng/1.000 con/năm.
Tỉnh Đồng Tháp đang phát triển mô hình cấy lúa bằng máy, cho năng suất cao hơn sạ bằng tay trên 1 tấn lúa/ha. Hiện nay, Đồng Tháp có hơn 11.000 công cụ gieo sạ hàng, máy phun sạ và máy cấy lúa, có 80% diện tích gieo sạ lúa hoặc cấy bằng máy.