Đắk Lắk ngày nay

Bộ mặt thành phố Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) khang trang sau 45 năm giải phóng. Ảnh: Tuấn Anh - DTMN
Bộ mặt thành phố Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) khang trang sau 45 năm giải phóng. Ảnh: Tuấn Anh - DTMN

Đồng lòng hàn gắn vết thương chiến tranh, xây dựng quê hương giàu đẹp, 45 năm sau ngày giải phóng, tỉnh Đắk Lắk đã có những bước phát triển vượt bậc, đạt nhiều thành tựu quan trọng làm thay đổi sâu sắc đời sống xã hội.

Đắk Lắk ngày nay ảnh 1Bộ mặt thành phố Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) khang trang sau 45 năm giải phóng. Ảnh: Tuấn Anh - DTMN

Sau ngày giải phóng, tỉnh Đắk Lắk đối mặt với rất nhiều khó khăn. Nền kinh tế chủ yếu là sản xuất nông nghiệp lạc hậu, cơ sở hạ tầng bị chiến tranh tàn phá, đời sống đồng bào khổ cực. Năm 1976, tổng mức bán lẻ hàng hóa xã hội đạt 44,5 triệu đồng; sản lượng lúa đạt 117.708 tấn. Năm 1978, tổng sản phẩm xã hội chỉ đạt 197 triệu đồng; diện tích cà phê 8.768 ha, sản lượng 18.282 tấn tươi...

Đắk Lắk ngày nay ảnh 2

Nhân dân các dân tộc anh em tỉnh Đắk Lắk tưng bừng trong Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 7. Ảnh: Tuấn Anh - DTMN

Theo ông Từ Thái Giang, Bí thư Thành ủy Buôn Ma Thuột, sau 45 năm được sự hỗ trợ từ Trung ương; Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc đã không ngừng vượt qua khó khăn để xây dựng thành phố xanh-sạch-đẹp. Năm 1995, Buôn Ma Thuột được Chính phủ nâng cấp từ thị xã trở thành thành phố. Sau 10 năm phát triển, đến năm 2005 Buôn Ma Thuột đã được công nhận là Đô thị loại II và 5 năm sau, vào ngày 8/2/2010, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định 288/QĐ-TTg công nhận thành phố Buôn Ma Thuột là Đô thị loại I.

Đắk Lắk ngày nay ảnh 3Bệnh viện đa khoa vùng Tây Nguyên được xây dựng khang trang góp phần chăm sóc sức khỏe cho đồng bào dân tộc sinh sống trên địa bàn, vùng Tây Nguyên và hai nước Lào, Campuchia. Ảnh: Phạm Cường - DTMN

Ông Phạm Ngọc Nghị, Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk chia sẻ: Hệ thống giao thông đường bộ, đường hàng không khá thuận lợi, có sân bay Buôn Ma Thuột và các đường quốc lộ kết nối Đắk Lắk với các tỉnh trong cả nước. 98% thôn, buôn có điện; 233 dự án, công trình được đầu tư xây dựng cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số… Năm 2019, toàn tỉnh có 52 xã đạt chuẩn NTM; thu nhập bình quân đầu người đạt hơn 49 triệu đồng/ người (tăng 8 triệu đồng so với năm 2018). Đắk Lắk đã sản xuất được hơn 1,2 triệu tấn lương thực, diện tích và sản lượng cà phê đứng đầu cả nước, thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột đã nổi tiếng thế giới.

Đắk Lắk ngày nay ảnh 4Đường tránh phía Tây thành phố Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk), góp phần giảm thiểu áp lực giao thông cho trung tâm thành phố. Ảnh: Phạm Cường - DTMN
Đắk Lắk ngày nay ảnh 5Người dân huyện Krông Pắk (Đắk Lắk) thu hoạch sầu riêng với mô hình trồng áp dụng tiêu chuẩn VietGAP. Ảnh: Tuấn Anh - DTMN
Đắk Lắk ngày nay ảnh 6Người dân Buôn Ma Thuột trồng cà phê hữu cơ có chỉ dẫn địa lý. Ảnh: Tuấn Anh - DTMN
Đắk Lắk ngày nay ảnh 7Một tiết học của cô và trò Trường tiểu học Nơ Trang Lơng, buôn Bơn A, xã Ea Trang, huyện M’Đrắk (Đắk Lắk). Trường có hơn 200 học sinh với 100% là con em đồng bào dân tộc thiểu số như Ê-đê, Mông, Tày, Nùng…. Ảnh: Tuấn Anh - DTMN

Từ một tỉnh miền núi nghèo nàn với nền kinh tế nông nghiệp thô sơ, đến nay Đắk Lắk đã trở thành một tỉnh phát triển khá của khu vực miền Trung-Tây Nguyên. Đó chính là nền tảng cho những kế hoạch tiếp theo đưa Đắk Lắk tiến nhanh trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Phan Anh Dũng – Tuấn Anh – Phạm Cường

(DTMN)

Có thể bạn quan tâm