* Giải pháp cần thiết
Thực hiện hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, ngành Giáo dục Đắk Lắk đã triển khai dạy học trên truyền hình từ ngày 1/4 với môn Toán, Ngữ văn, Tiếng anh lớp 12. Đây là chương trình nhằm ôn tập, củng cố kiến thức và chuẩn bị cho học sinh lớp 12 bước vào kỳ thi Trung học Phổ thông quốc gia.
Theo ông Phạm Đăng Khoa, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đắk Lắk, việc dạy học trên truyền hình, qua internet là giải pháp cần thiết để thực hiện phương châm “tạm dừng đến trường nhưng không dừng học” của ngành Giáo dục trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp. Bên cạnh đó, việc dạy học trên truyền hình cũng đem lại nhiều tác dụng tích cực đối với học sinh và phụ huynh.
Để đảm bảo chất lượng bài giảng trên truyền hình, ngành Giáo dục tỉnh Đắk Lắk đã lựa chọn những giáo viên dày dặn kinh nghiệm, có nghiệp vụ chuyên môn cao. Bài giảng cũng được đầu tư kỹ lưỡng, nội dung hàm súc cùng với cách thức truyền đạt mới mẻ, tạo được hứng thú cho học sinh, đồng thời duy trì thói quen học tập và giúp các em củng cố kiến thức đã được học.
Bên cạnh đó, việc dạy học qua truyền hình với những khung giờ cố định cũng giúp phụ huynh yên tâm khi thời gian nghỉ học kéo dài, nhưng học sinh vẫn được học bài, giáo viên chủ nhiệm và bộ môn vẫn thường xuyên theo dõi, nhắc nhở, kiểm tra việc tự học của học sinh.
Theo chị Huỳnh Thị Hoa, phụ huynh học sinh ở thành phố Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk), tâm lý chung của các phụ huynh đều lo lắng khi thời gian nghỉ học của học sinh kéo dài. Việc nghỉ học dài ngày đã làm ảnh hưởng lớn đến tiến độ học tập của học sinh, thậm chí học sinh bị quên kiến thức đã học, làm giảm khả năng tư duy và thói quen học tập của học sinh. Tuy nhiên, từ khi việc dạy học trên truyền hình được triển khai đã giúp phụ huynh yên tâm hơn vì trong thời gian nghỉ học để phòng, chống dịch, học sinh vẫn được củng cố kiến thức đã học. Việc này không chỉ giúp học sinh duy trì thói quen học tập, mà còn giúp các em nhanh chóng trở lại “guồng máy” học tập khi quay lại trường sau thời gian dịch bệnh.
Là một trong những giáo viên trực tiếp tham gia dạy học trên truyền hình, cô Nguyễn Thị Bích Hạnh, giáo viên Ngữ văn, trường Trung học Phổ thông chuyên Nguyễn Du, thành phố Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk), chia sẻ: Truyền hình là kênh thông tin đại chúng có thể truyền tải thông tin trên diện rộng đến tất cả các đối tượng học sinh, do đó đây là giải pháp cấp thiết và phù hợp với tình hình phòng, chống dịch như hiện nay.
Theo cô Nguyễn Thị Bích Hạnh, học sinh không chỉ tiếp nhận bài học qua thời điểm phát sóng, mà còn theo dõi lại được nhiều lần qua các kênh thông tin khác như Youtube, facebook, Zalo… Thông qua các bài giảng phát trên truyền hình, học sinh có thể tương tác, trao đổi với giáo viên bộ môn để hiểu hơn về phần kiến thức đã được truyền đạt. Tuy nhiên, Đắk Lắk có nhiều địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, điều kiện kinh tế-xã hội không đồng đều dẫn đến việc triển khai dạy học trên truyền hình cũng gặp nhiều khó khăn.
* Để việc dạy học trên truyền hình phát huy hiệu quả
Nói về khó khăn để nâng cao chất lượng dạy học trên truyền hình, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đắk Lắk Phạm Đăng Khoa cho biết: Khó khăn lớn nhất trong dạy học trên truyền hình là có nhiều huyện vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số như các huyện Krông Bông, M’đrắk, Lắk, Ea Súp…, một số vùng vẫn chưa có điện, điều kiện kinh tế khó khăn, không có ti vi để theo dõi, học trên truyền hình.
Bên cạnh đó, dạy học trên truyền hình là hình thức truyền đạt một chiều, không có sự tương tác giữa giáo viên và học sinh. Đối với những vùng có điều kiện kinh tế-xã hội khó khăn, nhiều em học lực chỉ ở mức trung bình hoặc yếu, nên việc tiếp thu kiến thức truyền đạt qua truyền hình còn hạn chế. Giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm cũng gặp khó khăn trong việc kiểm tra, đánh giá thực chất học sinh…
Ông Dương Xuân Vỹ, Phó Hiệu trưởng trường Trung học phổ thông Trần Hưng Đạo, xã Cư Đrăm, huyện Krông Bông (Đắk Lắk) cho bivieenTreen 70% học sinh của trường là con em đồng bào dân tộc thiểu số, gia đình khó khăn về kinh tế. Đa số học sinh không có mạng internet, không có ti vi nên việc dạy học qua truyền hình, qua internet chỉ thực hiện được ở một bộ phận nhỏ.
Bên cạnh đó, do điều kiện kinh tế gia đình khó khăn và theo thói quen hàng ngày khi nghỉ học tại trường, nhiều học sinh phải phụ giúp gia đình làm nương, rẫy để trang trải cuộc sống, nên ít nhiều ảnh hưởng đến việc ôn tập, tự học tại nhà trong thời gian nghỉ học phòng, chống dịch COVID-19.
Trước những bất cập đó, ngành Giáo dục tỉnh Đắk Lắk đã chỉ đạo các nhà trường tăng cường giải pháp khắc phục khó khăn, tổ chức phân loại đối tượng học sinh để xác định những học sinh có điều kiện khó khăn, nhà không có ti vi, không thể học tập qua truyền hình, từ đó lựa chọn hình thức dạy học khác phù hợp hơn. Đặc biệt, giáo viên bộ môn và giáo viên chủ nhiệm phải soạn bài chi tiết, chuyển đến học sinh thông qua văn thư nhà trường, hệ thống bưu điện để học sinh tự ôn tập. Đồng thời, các trường, lớp phát huy hiệu quả của hình thức học nhóm để học sinh có thể giúp đỡ và giám sát lẫn nhau trong việc tiếp nhận bài giảng.
Đặc biệt, để chuẩn bị tốt cho học sinh khối 12 bước vào Kỳ thi Trung học Phổ thông quốc gia, ngành Giáo dục tỉnh Đắk Lắk đã chỉ đạo các trường trung học phổ thông bám sát bộ đề thi tham khảo của Bộ Giáo dục và Đào tạo để có phương pháp, hình thức tổ chức dạy học phù hợp trong thời gian học sinh nghỉ học phòng, chống dịch.
Theo cô Nguyễn Thị Bích Hạnh, giáo viên Ngữ văn, trường Trung học phổ thông chuyên Nguyễn Du, thành phố Buôn Ma Thuột: Để nâng cao chất lượng dạy học trên truyền hình, giáo viên phải chuẩn bị kỹ nội dung bài giảng, xoáy vào vùng kiến thức trọng tâm, trọng điểm để giúp học sinh hiểu và vận dụng tốt khi làm bài tập. Bên cạnh đó, giáo viên đứng giảng cũng phải rèn luyện kỹ năng diễn đạt bài học trước ống kính máy quay và các kỹ năng khác để học sinh từ nhiều vùng, miền trong tỉnh có thể tiếp nhận kiến thức dễ dàng nhất.
Học sinh phải mang tâm thế lấy “tự học làm cốt”, không chờ vào sự nhắc nhở của giáo viên, phụ huynh, mà cần có sự chủ động, tích cực trong việc tiếp nhận bài giảng trên truyền hình. Các em nên tự xây dựng kế hoạch học tập phù hợp với điều kiện của bản thân và tăng cường sự tương tác với giáo viên chủ nhiệm, bạn cùng lớp sau mỗi giờ học trên truyền hình. Sự chủ động của học sinh sẽ khắc phục được một phần hạn chế của phương pháp dạy học một chiều trên truyền hình.
Thực hiện hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, ngành Giáo dục Đắk Lắk đã triển khai dạy học trên truyền hình từ ngày 1/4 với môn Toán, Ngữ văn, Tiếng anh lớp 12. Đây là chương trình nhằm ôn tập, củng cố kiến thức và chuẩn bị cho học sinh lớp 12 bước vào kỳ thi Trung học Phổ thông quốc gia.
Theo ông Phạm Đăng Khoa, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đắk Lắk, việc dạy học trên truyền hình, qua internet là giải pháp cần thiết để thực hiện phương châm “tạm dừng đến trường nhưng không dừng học” của ngành Giáo dục trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp. Bên cạnh đó, việc dạy học trên truyền hình cũng đem lại nhiều tác dụng tích cực đối với học sinh và phụ huynh.
Để đảm bảo chất lượng bài giảng trên truyền hình, ngành Giáo dục tỉnh Đắk Lắk đã lựa chọn những giáo viên dày dặn kinh nghiệm, có nghiệp vụ chuyên môn cao. Bài giảng cũng được đầu tư kỹ lưỡng, nội dung hàm súc cùng với cách thức truyền đạt mới mẻ, tạo được hứng thú cho học sinh, đồng thời duy trì thói quen học tập và giúp các em củng cố kiến thức đã được học.
Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đắk Lắk phối hợp với Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh Đắk Lắk tổ chức dạy học trên truyền hình cho học sinh khối lớp 12. Ảnh: baodaklak.vn |
Bên cạnh đó, việc dạy học qua truyền hình với những khung giờ cố định cũng giúp phụ huynh yên tâm khi thời gian nghỉ học kéo dài, nhưng học sinh vẫn được học bài, giáo viên chủ nhiệm và bộ môn vẫn thường xuyên theo dõi, nhắc nhở, kiểm tra việc tự học của học sinh.
Theo chị Huỳnh Thị Hoa, phụ huynh học sinh ở thành phố Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk), tâm lý chung của các phụ huynh đều lo lắng khi thời gian nghỉ học của học sinh kéo dài. Việc nghỉ học dài ngày đã làm ảnh hưởng lớn đến tiến độ học tập của học sinh, thậm chí học sinh bị quên kiến thức đã học, làm giảm khả năng tư duy và thói quen học tập của học sinh. Tuy nhiên, từ khi việc dạy học trên truyền hình được triển khai đã giúp phụ huynh yên tâm hơn vì trong thời gian nghỉ học để phòng, chống dịch, học sinh vẫn được củng cố kiến thức đã học. Việc này không chỉ giúp học sinh duy trì thói quen học tập, mà còn giúp các em nhanh chóng trở lại “guồng máy” học tập khi quay lại trường sau thời gian dịch bệnh.
Là một trong những giáo viên trực tiếp tham gia dạy học trên truyền hình, cô Nguyễn Thị Bích Hạnh, giáo viên Ngữ văn, trường Trung học Phổ thông chuyên Nguyễn Du, thành phố Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk), chia sẻ: Truyền hình là kênh thông tin đại chúng có thể truyền tải thông tin trên diện rộng đến tất cả các đối tượng học sinh, do đó đây là giải pháp cấp thiết và phù hợp với tình hình phòng, chống dịch như hiện nay.
Theo cô Nguyễn Thị Bích Hạnh, học sinh không chỉ tiếp nhận bài học qua thời điểm phát sóng, mà còn theo dõi lại được nhiều lần qua các kênh thông tin khác như Youtube, facebook, Zalo… Thông qua các bài giảng phát trên truyền hình, học sinh có thể tương tác, trao đổi với giáo viên bộ môn để hiểu hơn về phần kiến thức đã được truyền đạt. Tuy nhiên, Đắk Lắk có nhiều địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, điều kiện kinh tế-xã hội không đồng đều dẫn đến việc triển khai dạy học trên truyền hình cũng gặp nhiều khó khăn.
* Để việc dạy học trên truyền hình phát huy hiệu quả
Nói về khó khăn để nâng cao chất lượng dạy học trên truyền hình, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đắk Lắk Phạm Đăng Khoa cho biết: Khó khăn lớn nhất trong dạy học trên truyền hình là có nhiều huyện vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số như các huyện Krông Bông, M’đrắk, Lắk, Ea Súp…, một số vùng vẫn chưa có điện, điều kiện kinh tế khó khăn, không có ti vi để theo dõi, học trên truyền hình.
Bên cạnh đó, dạy học trên truyền hình là hình thức truyền đạt một chiều, không có sự tương tác giữa giáo viên và học sinh. Đối với những vùng có điều kiện kinh tế-xã hội khó khăn, nhiều em học lực chỉ ở mức trung bình hoặc yếu, nên việc tiếp thu kiến thức truyền đạt qua truyền hình còn hạn chế. Giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm cũng gặp khó khăn trong việc kiểm tra, đánh giá thực chất học sinh…
Ông Dương Xuân Vỹ, Phó Hiệu trưởng trường Trung học phổ thông Trần Hưng Đạo, xã Cư Đrăm, huyện Krông Bông (Đắk Lắk) cho bivieenTreen 70% học sinh của trường là con em đồng bào dân tộc thiểu số, gia đình khó khăn về kinh tế. Đa số học sinh không có mạng internet, không có ti vi nên việc dạy học qua truyền hình, qua internet chỉ thực hiện được ở một bộ phận nhỏ.
Bên cạnh đó, do điều kiện kinh tế gia đình khó khăn và theo thói quen hàng ngày khi nghỉ học tại trường, nhiều học sinh phải phụ giúp gia đình làm nương, rẫy để trang trải cuộc sống, nên ít nhiều ảnh hưởng đến việc ôn tập, tự học tại nhà trong thời gian nghỉ học phòng, chống dịch COVID-19.
Trước những bất cập đó, ngành Giáo dục tỉnh Đắk Lắk đã chỉ đạo các nhà trường tăng cường giải pháp khắc phục khó khăn, tổ chức phân loại đối tượng học sinh để xác định những học sinh có điều kiện khó khăn, nhà không có ti vi, không thể học tập qua truyền hình, từ đó lựa chọn hình thức dạy học khác phù hợp hơn. Đặc biệt, giáo viên bộ môn và giáo viên chủ nhiệm phải soạn bài chi tiết, chuyển đến học sinh thông qua văn thư nhà trường, hệ thống bưu điện để học sinh tự ôn tập. Đồng thời, các trường, lớp phát huy hiệu quả của hình thức học nhóm để học sinh có thể giúp đỡ và giám sát lẫn nhau trong việc tiếp nhận bài giảng.
Đặc biệt, để chuẩn bị tốt cho học sinh khối 12 bước vào Kỳ thi Trung học Phổ thông quốc gia, ngành Giáo dục tỉnh Đắk Lắk đã chỉ đạo các trường trung học phổ thông bám sát bộ đề thi tham khảo của Bộ Giáo dục và Đào tạo để có phương pháp, hình thức tổ chức dạy học phù hợp trong thời gian học sinh nghỉ học phòng, chống dịch.
Theo cô Nguyễn Thị Bích Hạnh, giáo viên Ngữ văn, trường Trung học phổ thông chuyên Nguyễn Du, thành phố Buôn Ma Thuột: Để nâng cao chất lượng dạy học trên truyền hình, giáo viên phải chuẩn bị kỹ nội dung bài giảng, xoáy vào vùng kiến thức trọng tâm, trọng điểm để giúp học sinh hiểu và vận dụng tốt khi làm bài tập. Bên cạnh đó, giáo viên đứng giảng cũng phải rèn luyện kỹ năng diễn đạt bài học trước ống kính máy quay và các kỹ năng khác để học sinh từ nhiều vùng, miền trong tỉnh có thể tiếp nhận kiến thức dễ dàng nhất.
Học sinh phải mang tâm thế lấy “tự học làm cốt”, không chờ vào sự nhắc nhở của giáo viên, phụ huynh, mà cần có sự chủ động, tích cực trong việc tiếp nhận bài giảng trên truyền hình. Các em nên tự xây dựng kế hoạch học tập phù hợp với điều kiện của bản thân và tăng cường sự tương tác với giáo viên chủ nhiệm, bạn cùng lớp sau mỗi giờ học trên truyền hình. Sự chủ động của học sinh sẽ khắc phục được một phần hạn chế của phương pháp dạy học một chiều trên truyền hình.
Tuấn Anh