Để hạn chế thấp nhất ảnh hưởng của hạn hán trong vụ Đông Xuân 2019 – 2020, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk yêu cầu các địa phương chủ động rà soát điều kiện nguồn nước, bố trí sản xuất phù hợp với nguồn nước tưới; đồng thời triển khai các biện pháp tích trữ nước từ mọi nguồn, mọi phương tiện; kiểm tra hệ thống kênh mương, tu sửa và gia cố kênh mương giữ nước; có kế hoạch điều tiết nước tưới hợp lý, hiệu quả. Sở cũng khuyến cáo người dân sử dụng các biện pháp tưới tiết kiệm như tưới nhỏ giọt, tưới thấm, phun qua lá…
Cùng với việc hướng dẫn khung lịch thời vụ, cơ cấu giống cây trồng, Sở khuyến cáo các địa phương cân đối, tính toán diện tích xuống giống phù hợp với lượng nước tưới trong hồ đập; sử dụng giống ngắn ngày, gieo sạ sớm ở những nơi có khả năng xảy ra hạn vào cuối vụ; yêu cầu các địa phương rà soát, chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả và có khả năng thiếu nước tưới sang những loại cây trồng khác sử dụng ít nước hơn, thích hợp với điều kiện sinh thái, cho năng suất cao, thị trường đầu ra ổn định...
Chi cục phó Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Nguyễn Hắc Hiển cho biết, các địa phương đã chỉ đạo nông dân kết thúc gieo trồng vụ Đông Xuân, chuyển sang chăm sóc và phòng chống hạn, theo dõi thống kê diện tích gieo trồng trong kế hoạch bị ảnh hưởng do hạn hán. Tỉnh cương quyết không thống kê, hỗ trợ những diện tích bị thiệt hại ngoài kế hoạch đã giao.
Do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, thời tiết sẽ có những biến đổi thất thường nên các địa phương cần tăng cường cảnh báo về dịch hại mùa màng; tuyên truyền, tập huấn cho người sản xuất các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại tiên tiến, ít ô nhiễm môi trường và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm đối với sản phẩm trồng trọt.
Nông dân nên tăng cường kiểm tra đồng ruộng, phát hiện kịp thời các loại sâu bệnh hại để có biện pháp phòng trừ hiệu quả, hạn chế lây lan một số dịch hại như: rầy nâu trên cây lúa, khảm lá vi rút trên cây sắn, bệnh vàng lá chết nhanh – chết chậm trên cây hồ tiêu, bệnh thán thư trên cây điều…; đồng thời, theo dõi các trận mưa trái mùa để xử lý ra hoa đậu quả trên cây trồng, đảm bảo năng suất và phòng sâu bệnh hại.
Vụ Đông Xuân 2019 – 2020, tỉnh Đắk Lắk đã gieo trồng cây hàng năm được hơn 57.000 ha, vượt kế hoạch trên 18%.
Cùng với việc hướng dẫn khung lịch thời vụ, cơ cấu giống cây trồng, Sở khuyến cáo các địa phương cân đối, tính toán diện tích xuống giống phù hợp với lượng nước tưới trong hồ đập; sử dụng giống ngắn ngày, gieo sạ sớm ở những nơi có khả năng xảy ra hạn vào cuối vụ; yêu cầu các địa phương rà soát, chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả và có khả năng thiếu nước tưới sang những loại cây trồng khác sử dụng ít nước hơn, thích hợp với điều kiện sinh thái, cho năng suất cao, thị trường đầu ra ổn định...
Chi cục phó Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Nguyễn Hắc Hiển cho biết, các địa phương đã chỉ đạo nông dân kết thúc gieo trồng vụ Đông Xuân, chuyển sang chăm sóc và phòng chống hạn, theo dõi thống kê diện tích gieo trồng trong kế hoạch bị ảnh hưởng do hạn hán. Tỉnh cương quyết không thống kê, hỗ trợ những diện tích bị thiệt hại ngoài kế hoạch đã giao.
Do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, thời tiết sẽ có những biến đổi thất thường nên các địa phương cần tăng cường cảnh báo về dịch hại mùa màng; tuyên truyền, tập huấn cho người sản xuất các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại tiên tiến, ít ô nhiễm môi trường và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm đối với sản phẩm trồng trọt.
Nông dân nên tăng cường kiểm tra đồng ruộng, phát hiện kịp thời các loại sâu bệnh hại để có biện pháp phòng trừ hiệu quả, hạn chế lây lan một số dịch hại như: rầy nâu trên cây lúa, khảm lá vi rút trên cây sắn, bệnh vàng lá chết nhanh – chết chậm trên cây hồ tiêu, bệnh thán thư trên cây điều…; đồng thời, theo dõi các trận mưa trái mùa để xử lý ra hoa đậu quả trên cây trồng, đảm bảo năng suất và phòng sâu bệnh hại.
Vụ Đông Xuân 2019 – 2020, tỉnh Đắk Lắk đã gieo trồng cây hàng năm được hơn 57.000 ha, vượt kế hoạch trên 18%.
Hoài Thu