Trước tình hình thời tiết thủy văn diễn biến phức tạp, hạn hán và xâm nhập mặn đang lấn sâu vào thượng lưu sông Tiền và hệ thống các sông rạch ở Đồng bằng sông Cửu Long, đến giữa tháng 3/2024, nông dân Tiền Giang đã cơ bản thu hoạch trên 45.000 ha lúa vụ Đông Xuân 2023 – 2024.
Sau một thời gian nghỉ Tết Nguyên đán, nông dân các địa phương của tỉnh Vĩnh Phúc tập trung mọi nguồn lực xuống đồng sản xuất cho kịp khung thời vụ. Hiện, nhiều địa phương trên địa bàn, nông dân điều tiết nước, làm đất, củng cố bờ ruộng và kênh mương, cùng với đó là tập trung gieo cấy vụ Đông Xuân.
Ngày 23/1, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có chỉ thị về việc tăng cường thực hiện các giải pháp phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, phục vụ sản xuất nông nghiệp và dân sinh mùa khô năm 2023-2024.
Mùa mưa năm nay theo dự báo chỉ tập trung ở Đồng bằng sông Cửu Long trong tháng 9 - 10 và sẽ kết thúc sớm vào giữa tháng 11. Do vậy, mùa khô năm 2023 - 2024, xâm nhập mặn dự báo xuất hiện sớm so với trung bình nhiều năm một tháng (bắt đầu vào giữa hoặc cuối tháng 12). Trước những dự báo, các địa phương trong vùng sẽ phải tập trung những giải pháp để ứng phó với tình hình xâm nhập mặn sớm và sâu hơn, nhằm đảm bảo đủ lượng nước cho sản xuất lúa vụ Đông Xuân 2023 - 2024, hạn chế thấp nhất thiệt hại do hạn, mặn gây ra.
Dự báo, nắng nóng có khả năng gia tăng hơn từ khoảng tháng 5-7/2023 và tập trung nhiều tại khu vực Bắc Bộ và Trung Bộ. Trong khi lúa Đông Xuân tại các tỉnh Bắc Trung Bộ đã trỗ; tại các tỉnh vùng Đồng bằng sông Hồng và Trung du miền núi phía Bắc lúa đang giai đoạn phân hóa đòng.
Trước dự báo Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ sắp xảy ra rét đậm, rét hại trên diện rộng và kéo dài cũng như phòng, chống đói, rét cho vật nuôi khi vào vụ Đông Xuân, Cục Chăn nuôi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị các địa phương hướng dẫn người dân gia cố chuồng trại đảm bảo chống rét; đồng thời, chủ động dự trữ, bảo quản thức ăn đảm bảo đủ thức ăn cho gia súc trong vụ Đông Xuân.
Theo Cục Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cơ cấu giống vụ Đông Xuân 2021-2022 ở Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long tiếp tục có chiều hướng dịch chuyển từ nhóm giống chất lượng trung bình, nếp sang nhóm lúa thơm, đặc sản nhằm đáp ứng nhu cầu xuất khẩu.
Tranh thủ thời tiết thuận lợi, ngay từ những ngày đầu Xuân Nhâm Dần, nông dân đã khẩn trương ra đồng bắt tay vào chăm sóc, bảo đảm khung lịch thời vụ. Trước đó, cuối năm 2021, tỉnh Phú Yên chịu ảnh hưởng nặng nề của mưa lũ nên nhiều trà lúa Đông Xuân phải gieo sạ muộn.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Kiên Giang, trong vụ Hè Thu và Thu Đông 2020 hiện nay, tỉnh xây dựng 66 cánh đồng lớn sản xuất lúa, tổng diện tích hơn 11.580 ha, gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm, nâng số cánh đồng lớn thực hiện năm 2020 là 100 cánh đồng, với tổng diện tích hơn 30.670 ha.
Hiện nay, nhiều diện tích cây trồng vụ Đông Xuân của tỉnh Cao Bằng đã xuất hiện các sinh vật gây hại như ốc bươu vàng, sâu keo mùa thu, sâu gai trưởng thành, châu chấu tre... Để hạn chế thiệt hại do sâu bệnh gây ra, ngành nông nghiệp tỉnh Cao Bằng đang tập trung chỉ đạo các địa phương đẩy mạnh việc phòng, chống dịch bệnh.
Theo dự báo của Đài Khí tượng thủy văn tỉnh Đắk Lắk, mực nước các sông trên địa bàn tỉnh từ nửa đầu tháng 2 đến tháng 5 dao động theo xu thế giảm, nguy cơ hạn hán, thiếu nước xảy ra trên diện rộng. Tại các huyện như: Krông Pắk, Lắk, Krông Bông, Krông Ana, Cư M’Gar, Buôn Đôn, Ea Súp, Ea H’Leo, thành phố Buôn Ma Thuột, tình hình hạn hán xảy ra nhanh và gay gắt trong các tuần tới; rủi ro thiên tai hạn hán ở cấp độ 1.
Ngành nông nghiệp tỉnh Trà Vinh vừa khuyến cáo nông dân trong tỉnh ngưng triệt để xuống giống lúa vụ Đông Xuân 2019-2020, do mặn đã xâm nhập nội đồng, nguy cơ lúa bị thiệt hại do thiếu nước tưới. Nông dân nên chuyển sang trồng các loại rau màu để đảm bảo đủ nước tưới cho vụ sản xuất này.
Trước dự báo sẽ thiếu nước đổ ải vụ Đông Xuân 2019-2020 do thiếu hụt mưa, thiếu hụt nước và dòng chảy trong mùa lũ thấp so với trung bình nhiều năm trên các lưu vực sông, ông Vũ Đức Long, Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn quốc gia khẳng định: Hiện nay, trên các sông suối khu vực Bắc Bộ lượng dòng chảy đang thiếu hụt từ 20-80% so với trung bình nhiều năm; các sông khu vực Trung Bộ, Tây Nguyên thiếu hụt từ 30-50%, có sông thiếu hụt trên 60%.
Trong vụ Đông Xuân 2019 – 2020, các huyện, thị nội đồng vùng dự án ngọt hóa Gò Công như Chợ Gạo, Gò Công Tây, Gò Công Đông, thị xã Gò Công thuộc duyên hải phía Đông tỉnh Tiền Giang xuống giống trên 24.000 ha. Lịch thời vụ được phân bố từ ngày 5/12 và dứt điểm vào ngày 15/12/2019.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa thông báo lịch lấy nước phục vụ gieo cấy lúa vụ Đông Xuân 2019 - 2020, khu vực Trung du và Đồng bằng Bắc bộ.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang, nông dân trong tỉnh đã thu hoạch được 78.033 ha lúa Vụ Đông Xuân 2017-2018, đạt trên 33,2% diện tích đã xuống giống, ước năng suất bình quân trên 7 tấn/ha, đây là vụ lúa Đông Xuân trúng mùa.
Theo ông Trần Ngọc Ẩn, Giám đốc Trung tâm Giống nông nghiệp tỉnh Tiền Giang, đáp ứng nhu cầu sản xuất vụ Đông Xuân 2017 – 2018, đơn vị cung ứng thị trường trên 830 tấn giống lúa xác nhận. Từ nay đến cuối năm 2017, Trung tâm có kế hoạch xuất bán, cung ứng thị trường thêm khoảng 300 tấn giống lúa chất lượng cao phục vụ sản xuất.
Hai huyện vùng cao của Yên Bái là Trạm Tấu và Mù Cang Chải có đến 90% dân số là đồng bào người Mông. Tập quán trước kia của đồng bào ăn Tết cả tháng, chỉ sản xuất một vụ.