Là vùng sản xuất nông nghiệp chính của tỉnh Cao Bằng, vụ Đông Xuân năm 2019 - 2020, huyện Hòa An gieo trồng 1.350 ha ngô, 1.009 ha lúa, 10,5 ha lạc và đỗ tương... Trong điều kiện thời tiết mưa nhiều, ẩm độ không khí cao, nhiều diện tích ngô bị nhiễm sâu keo mùa thu; lúa bị sâu xám, chuột, ốc bươu vàng tấn công.
Bà Lê Thị Len, xóm Đà Lạn, thị trấn Nước Hai cho biết, trên diện tích hơn 1.000 m2 ngô giống CP511 của gia đình bà hiện có trên 500 m2 xuất hiện sâu keo mùa thu, mật độ phổ biến 1 - 2 con/m2. Khi cây ngô bị sâu gây hại rất khó có khả năng phục hồi vì chúng thường cắn đứt ngọn. Vì vậy, bên cạnh phun thuốc theo khuyến cáo của Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện, bà thường xuyên thăm đồng, kịp thời theo dõi diễn biến tình hình sâu bệnh để có biện pháp phòng trừ hiệu quả nhất...
Những ngày qua, bà Nông Thị Hiền, xóm Bản Vạn - Nà Mò, thị trấn Nước Hai cũng tất bật với công việc diệt ốc bươu vàng gây hại cho 2.000 m2 lúa Xuân. Bà Hiền cho biết, sau thời gian cấy không lâu, trên diện tích lúa của gia đình xuất hiện ốc bươu vàng, mật độ phổ biến 1 - 2 con/m2, cao 4 - 8 con/m2. Sau khi ốc bươu vàng xuất hiện, bà đã huy động các thành viên trong gia đình ra đồng nhặt ốc, điều chỉnh mực nước ruộng xuống thấp, đắp bờ xung quanh để hạn chế sự di chuyển và phát tán gây hại của ốc bươu vàng...
Theo Giám đốc Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Hòa An Nguyễn Thị Xuân, sâu keo mùa thu là loại sâu gây hại trên lá, bẹ, bắp, sâu non mới nở nhanh chóng di chuyển đến những vị trí có lá non, nõn lá để ăn. Khi cây ngô bị sâu gây hại rất khó có khả năng phục hồi, gây ảnh hưởng nặng nề đến cây trồng. Để diệt trừ, nông dân cần phun các loại thuốc trong danh mục theo khuyến cáo của Cục Trồng trọt và Cục Bảo vệ thực vật. Đến nay, phần lớn diện tích bị nhiễm sâu keo mùa thu tại các xã Hồng Việt, Đức Long, Đại Tiến và thị trấn Nước Hai đã được phun phòng dịch; xử lý xong 100 ha lúa bị ốc bươu vàng gây hại; phun thuốc diệt trừ châu chấu non gây hại cỏ dại...
Vụ Đông Xuân năm 2019 - 2020, tỉnh Cao Bằng gieo cấy trên 3.200 ha lúa, 22.460 ha ngô, 610 ha đậu tương, 160 ha khoai tây. Đến thời điểm này, cây lúa đang bước vào thời kỳ đẻ nhánh, hồi xanh; ngô trong giai đoạn 3 lá - vun cao; cây đậu tương trong giai đoạn phân cành.
Tuy nhiên, theo số liệu Chi cục Trồng trọt và Chăn nuôi, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cao Bằng, toàn tỉnh có 152/3.229 ha lúa đã xuất hiện ốc bươu vàng, tập trung nhiều tại các xã vùng đồng của huyện Hòa An và thành phố Cao Bằng. Trên 70 ha ngô đã xuất hiện sâu keo mùa thu, tập trung nhiều tại các huyện Hòa An, Quảng Hòa, Bảo Lạc, Hạ Lang, Trùng Khanh... Ngoài ra, trên cây cỏ dại ở ven sông, rừng vầu tại các huyện Nguyên Bình, Thạch An, Hà Quảng và thành phố Cao Bằng đã xuất hiện châu chấu tre, mật độ phổ biến 100 - 250 con/m2, cao 300 - 500 con/m2....
Bà Hoàng Thúy Ngân, Phó Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Chăn nuôi, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cao Bằng nhận định, thời gian tới, sẽ có một số sâu bệnh khác xuất hiện trên cây trồng như: sâu đục thân hai chấm, sâu cuốn lá nhỏ, rầy lưng trắng, ốc bươu vàng, chuột, bệnh khô vằn trên lúa; sâu đục thân, khô vằn, bệnh đốm lá lớn, bệnh rỉ sắt, rệp trên cây ngô; sâu xanh, bệnh đốm mắt cua, bệnh thối thân, bệnh thán thư trên cây thuốc lá… Vì vậy, đối với một số diện tích ngô nhiễm sâu keo mùa thu, sâu gai, châu chấu tre chưa được phòng trừ, Chi cục Trồng trọt và Chăn nuôi đề nghị các địa phương sử dụng nguồn kinh phí dự phòng để hỗ trợ tổ chức phun trừ.
Các địa phương tăng cường theo dõi diễn biến thời tiết, tình hình sâu bệnh hại cây trồng, bố trí cán bộ thường xuyên điều tra, nắm bắt tình hình sâu bệnh; tăng cường dự tính, dự báo tình hình phát sinh các đối tượng gây hại cho lúa và hoa màu, làm cơ sở chỉ đạo cho các địa phương và nông dân thực hiện các biện pháp phòng trừ; tập trung tuyên truyền, hướng dẫn người dân kỹ thuật phòng trừ. Các địa phương chuẩn bị đầy đủ số lượng và chủng loại thuốc bảo vệ thực vật có trong danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam; hướng dẫn kỹ thuật sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo nguyên tắc đúng thuốc, đúng liều lượng, đúng thời điểm, đúng phương pháp.
Bà Lê Thị Len, xóm Đà Lạn, thị trấn Nước Hai cho biết, trên diện tích hơn 1.000 m2 ngô giống CP511 của gia đình bà hiện có trên 500 m2 xuất hiện sâu keo mùa thu, mật độ phổ biến 1 - 2 con/m2. Khi cây ngô bị sâu gây hại rất khó có khả năng phục hồi vì chúng thường cắn đứt ngọn. Vì vậy, bên cạnh phun thuốc theo khuyến cáo của Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện, bà thường xuyên thăm đồng, kịp thời theo dõi diễn biến tình hình sâu bệnh để có biện pháp phòng trừ hiệu quả nhất...
Những ngày qua, bà Nông Thị Hiền, xóm Bản Vạn - Nà Mò, thị trấn Nước Hai cũng tất bật với công việc diệt ốc bươu vàng gây hại cho 2.000 m2 lúa Xuân. Bà Hiền cho biết, sau thời gian cấy không lâu, trên diện tích lúa của gia đình xuất hiện ốc bươu vàng, mật độ phổ biến 1 - 2 con/m2, cao 4 - 8 con/m2. Sau khi ốc bươu vàng xuất hiện, bà đã huy động các thành viên trong gia đình ra đồng nhặt ốc, điều chỉnh mực nước ruộng xuống thấp, đắp bờ xung quanh để hạn chế sự di chuyển và phát tán gây hại của ốc bươu vàng...
Sâu keo mùa thu gây hại trên cây ngô tại xóm Đà Lạn, thị trấn Nước Hai (Hòa An). Nguồn: baocaobang.vn |
Theo Giám đốc Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Hòa An Nguyễn Thị Xuân, sâu keo mùa thu là loại sâu gây hại trên lá, bẹ, bắp, sâu non mới nở nhanh chóng di chuyển đến những vị trí có lá non, nõn lá để ăn. Khi cây ngô bị sâu gây hại rất khó có khả năng phục hồi, gây ảnh hưởng nặng nề đến cây trồng. Để diệt trừ, nông dân cần phun các loại thuốc trong danh mục theo khuyến cáo của Cục Trồng trọt và Cục Bảo vệ thực vật. Đến nay, phần lớn diện tích bị nhiễm sâu keo mùa thu tại các xã Hồng Việt, Đức Long, Đại Tiến và thị trấn Nước Hai đã được phun phòng dịch; xử lý xong 100 ha lúa bị ốc bươu vàng gây hại; phun thuốc diệt trừ châu chấu non gây hại cỏ dại...
Vụ Đông Xuân năm 2019 - 2020, tỉnh Cao Bằng gieo cấy trên 3.200 ha lúa, 22.460 ha ngô, 610 ha đậu tương, 160 ha khoai tây. Đến thời điểm này, cây lúa đang bước vào thời kỳ đẻ nhánh, hồi xanh; ngô trong giai đoạn 3 lá - vun cao; cây đậu tương trong giai đoạn phân cành.
Tuy nhiên, theo số liệu Chi cục Trồng trọt và Chăn nuôi, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cao Bằng, toàn tỉnh có 152/3.229 ha lúa đã xuất hiện ốc bươu vàng, tập trung nhiều tại các xã vùng đồng của huyện Hòa An và thành phố Cao Bằng. Trên 70 ha ngô đã xuất hiện sâu keo mùa thu, tập trung nhiều tại các huyện Hòa An, Quảng Hòa, Bảo Lạc, Hạ Lang, Trùng Khanh... Ngoài ra, trên cây cỏ dại ở ven sông, rừng vầu tại các huyện Nguyên Bình, Thạch An, Hà Quảng và thành phố Cao Bằng đã xuất hiện châu chấu tre, mật độ phổ biến 100 - 250 con/m2, cao 300 - 500 con/m2....
Bà Hoàng Thúy Ngân, Phó Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Chăn nuôi, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cao Bằng nhận định, thời gian tới, sẽ có một số sâu bệnh khác xuất hiện trên cây trồng như: sâu đục thân hai chấm, sâu cuốn lá nhỏ, rầy lưng trắng, ốc bươu vàng, chuột, bệnh khô vằn trên lúa; sâu đục thân, khô vằn, bệnh đốm lá lớn, bệnh rỉ sắt, rệp trên cây ngô; sâu xanh, bệnh đốm mắt cua, bệnh thối thân, bệnh thán thư trên cây thuốc lá… Vì vậy, đối với một số diện tích ngô nhiễm sâu keo mùa thu, sâu gai, châu chấu tre chưa được phòng trừ, Chi cục Trồng trọt và Chăn nuôi đề nghị các địa phương sử dụng nguồn kinh phí dự phòng để hỗ trợ tổ chức phun trừ.
Các địa phương tăng cường theo dõi diễn biến thời tiết, tình hình sâu bệnh hại cây trồng, bố trí cán bộ thường xuyên điều tra, nắm bắt tình hình sâu bệnh; tăng cường dự tính, dự báo tình hình phát sinh các đối tượng gây hại cho lúa và hoa màu, làm cơ sở chỉ đạo cho các địa phương và nông dân thực hiện các biện pháp phòng trừ; tập trung tuyên truyền, hướng dẫn người dân kỹ thuật phòng trừ. Các địa phương chuẩn bị đầy đủ số lượng và chủng loại thuốc bảo vệ thực vật có trong danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam; hướng dẫn kỹ thuật sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo nguyên tắc đúng thuốc, đúng liều lượng, đúng thời điểm, đúng phương pháp.
Chu Hiệu