![]() |
Một trường hợp mắc sốt xuất huyết điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh. |
Trước tình hình bệnh SXH đang có những diễn biến phức tạp, tỉnh đã thành lập Ban Chỉ đạo phòng, chống SXH từ tỉnh đến các huyện, thị xã, thành phố và yêu cầu các địa phương tăng cường công tác phòng, chống SXH, nhất là những địa bàn trọng điểm. UBND tỉnh cũng yêu cầu các ban, ngành, đoàn thể cùng vào cuộc, phối hợp với ngành Y tế đẩy mạnh tuyên truyền đến từng hộ gia đình thực hiện vệ sinh môi trường, diệt lăng quăng (bọ gậy) phòng chống SHX. Cùng với đó, ngành Y tế cũng thành lập đoàn kiểm tra, giám sát do lãnh đạo Sở Y tế dẫn đầu trực tiếp xuống các địa phương để chỉ đạo triển khai các hoạt động phòng, chống SXH. Đồng thời, chỉ đạo các đơn vị y tế rà soát phương tiện, thuốc, vật tư, tổ chức tập huấn phác đồ điều trị nhằm phục vụ công tác thu dung, điều trị kịp thời các trường hợp mắc SXH, không để bệnh nhân chuyển độ nặng và hạn chế tối đa tỷ lệ tử vong; các trạm y tế xã, phường, thị trấn tăng cường các biện pháp phòng chống SXH trên địa bàn, tham mưu cho chính quyền địa phương tổ chức xử lý ngay ổ dịch từ thôn, buôn, khối phố; giao cho cộng tác viên y tế thôn, buôn theo dõi, phát hiện và báo cáo các trường hợp nghi ngờ mắc SXH để có biện pháp xử lý sớm…
Mặc dù, công tác truyền thông về phòng chống SXH đã được đẩy mạnh, song, điều đáng quan tâm là hiện vẫn có không ít người dân còn xem phòng chống SXH là việc của riêng ngành Y tế. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến bệnh SXH lan rộng và kéo dài. Hiện nay thời tiết đang là mùa mưa, là thời điểm muỗi sinh sôi nhanh dễ lây lan nguồn bệnh, nếu người dân không tích cực tham gia công tác phòng, chống thì bệnh SXH vẫn còn diễn biến phức tạp.
Người đã từng mắc SXH vẫn có thể mắc bệnh lại Theo bác sĩ Phạm Văn Lào, Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh, hiện nay trên địa bàn tỉnh đang lưu hành cả 4 tuýp vi rút Dengue gây bệnh SXH là D1, D2, D3 và D4. Một người đã từng mắc SXH sẽ miễn dịch với một tuýp vi rút nhưng miễn dịch này không bền vững nên vẫn có khả năng mắc SXH lại do tuýp vi rút khác. Đặc biệt, những người bị SXH lần 2 thường nặng hơn lần đầu. |