Hệ thống sông được nối với hệ thống hồ Lắk (huyện Lắk) tạo ra hệ sinh thái thủy sinh phong phú, đa dạng. Tuy nhiên, để thực hiện việc bảo tồn hiệu quả vùng nước nội địa sông Krông Ana, đòi hỏi nỗ lực từ nhiều phía...
Giá trị bảo tồn cao
Theo kết quả khảo sát thì lưu vực sông Krông Ana và các vùng phụ cận bao quanh có 6 hệ sinh thái chính gồm: hệ sinh thái hồ (Hồ Lắk), hệ sinh thái sông, hệ sinh thái suối, rừng, đầm lầy và đồng ruộng, trong đó, sông Krông Ana là hệ sinh thái trọng tâm có vai trò bậc nhất trong bảo tồn. Đây là hệ sinh thái có vai trò đặc biệt quan trọng, tạo cho khu vực một cảnh quan độc đáo, khí hậu ôn hòa, mát mẻ, là cơ sở cho sự tồn tại và phát triển các loài động, thực vật, bảo đảm tính đa dạng trong vùng. Mặt khác, việc bảo vệ các hệ sinh thái này sẽ tạo ra các “hành lang xanh” cho các đối tượng được bảo tồn và các loài thủy sản di chuyển kiếm ăn và sinh sản. Riêng hệ sinh thái rừng bao quanh khu vực không chỉ là nơi chứa đựng các nguồn gen hoang dã và có tính đa dạng sinh học cao mà còn có vai trò quan trọng trong việc điều hòa, lưu giữ nguồn nước và hạn chế xói mòn, bồi lắng ảnh hưởng đến lưu vực sông Krông Ana. Đoàn khảo sát Chi cục Thủy sản (Sở NN-PTNT) đã ghi nhận được 572 loại thực vật, trong đó có 5 loài có trong sách đỏ Việt Nam, đặc biệt có 264 loài có tên trong danh mục thực vật có giá trị làm thuốc; 61 loài thú thuộc 26 họ, 10 bộ và có đến 26 loài có trong sách đỏ Việt Nam; có 26 loài bò sát thuộc 10 họ, 3 bộ, trong đó có 7 loài có tên trong sách đỏ Việt Nam. Về sinh vật thủy sinh cũng rất đa dạng, nhất là cá với tổng cộng có 112 loài thuộc 21 họ và 7 bộ trong lưu vực sông, trong đó, bộ cá chép chiếm ưu thế với 77 loài trong 4 họ; bộ giàu họ nhất là bộ cá vược với 7 họ nhưng chỉ có 17 loài và có 37 loài có giá trị kinh tế cao…
Trong số các loài động vật được quan tâm bảo tồn số một tại lưu vực sông Krông Ana là cá sấu xiêm (cá sấu nước ngọt), tuy nhiên, loài động vật quý hiếm này hầu như không còn thấy trong tự nhiên. Theo những người cao tuổi ở quanh hồ Lắk (huyện Lắk), trước đây cá sấu di chuyển từ Hồ Lắk ra sông Krông Ana rất nhiều, song trong đợt khảo sát từ tháng 8 đến 11-2014, những người dân được phỏng vấn đều cho biết là đã nhiều năm nay chưa thấy cá sấu xiêm xuất hiện trở lại. Nhiều người cho rằng do hồ Lắk bị tác động của các hoạt động đánh bắt thủy sản thường xuyên nên cá sấu đã di chuyển sang sông Krông Ana và không quay trở lại; cũng có người dự đoán rằng, do còn rất ít trong hồ nên cơ hội bắt gặp cá sấu xiêm là rất khó. Mặc dù hiện nay không bắt gặp loài cá sấu xiêm trong tự nhiên, nhưng có thể 15 cá thể cá sấu hiện đang được khoanh nuôi ở đảo động vật hoang dã ven hồ Lắk do Ban quản lý Khu rừng văn hóa-lịch sử-môi trường hồ Lắk quản lý có nguồn gốc từ hồ Lắk…
Cần triển khai đồng bộ các giải pháp
Các kết quả khảo sát, nghiên cứu trên cho thấy, sông Krông Ana có độ đa dạng sinh học cao, đây còn là nơi sinh sống, bãi đẻ tự nhiên của nhiều loài cá có giá trị kinh tế và các loài thủy sinh quý hiếm. Tuy nhiên, hiện nay ở khu vực này đang có các hoạt động làm tổn hại và suy giảm nguồn tài nguyên đa dạng sinh học như nạn săn bắn bừa bãi, khai thác nguồn lợi thủy sản bằng công cụ hủy diệt, khai thác củi, các loại gỗ quý hiếm và các nguồn lâm sản ngoài gỗ… Hiện tại, sản lượng cá tự nhiên trong vùng ngày càng giảm, theo thống kê của Chi cục Thủy sản, hiện nay nguồn lợi thủy sản chỉ còn lại khoảng 30% so với cách đây 10 năm, số loài cá có nguy cơ tuyệt chủng tăng như cá thác lác, lăng đuôi đỏ, ngựa sám, mõm trâu, chiên lăng; một số loài nằm trong sách đỏ Việt Nam và thế giới là cá còm, sọc dưa, sấu xiêm… cần được bảo vệ.
Trước thực trạng trên, UBND tỉnh đã có Quyết định phê duyệt quy hoạch chi tiết Khu bảo tồn vùng nước nội địa cấp tỉnh sông Krông Ana. Theo đó, phạm vi bảo tồn nằm trên địa phận hành chính của 2 huyện: Lắk (gồm 3 xã: Đắk Liêng, Buôn Tría, Buôn Triết) và Krông Ana (các xã Dur Kmăl, Quảng Điền, Bình Hòa, Ea Na, thị trấn Buôn Trấp). Đối tượng bảo tồn là các loại cá bản địa có giá trị kinh tế cao đang có nguy cơ tuyệt chủng như cá thác lác, lăng đuôi đỏ, sọc dưa, cá còm, chiên lăng, ngựa xám, mõm trâu… và hành lang di cư của loài cá sấu xiêm. Vùng quy hoạch bao gồm 3 vùng chính: vùng bảo vệ nghiêm ngặt có tổng diện tích 1.377 ha, trong đó mặt nước thuộc lưu vực sông Krông Ana là 198 ha và 1.179 ha ven bờ sông (là hành lang di cư của đối tượng lưỡng cư). Phạm vi vùng bảo vệ nghiêm ngặt gồm khu vực các bãi đẻ của các đối tượng thủy sản và hành lang di cư của cá sấu xiêm được phân định bằng các phao cắm, đây là khu vực nghiêm cấm tuyệt đối các hoạt động khai thác thủy sản; vùng phục hồi sinh thái có tổng diện tích 1.605 ha, trong đó phần thuộc mặt nước sông 197 ha, phần không thuộc mặt nước sông 1.408 ha; vùng đệm có tổng diện tích 1.875 ha, bao gồm các suối chảy vào hồ, các vực nước, đầm lầy, ruộng lúa và hoa màu ở lưu vực… Việc thiết lập Khu bảo tồn vùng nước nội địa cấp tỉnh sông Krông Ana là một giải pháp duy trì bền vững nguồn lợi thủy sản và bảo vệ môi trường, làm cho trữ lượng thủy sản tăng lên, bảo đảm tăng sinh kế cho người dân, đồng thời góp phần đáng kể vào việc phát triển du lịch sinh thái và các dịch vụ thương mại…
Theo Chi cục Thủy sản, để thực hiện tốt công tác bảo tồn cần thực hiện một số biện pháp quản lý như thiết lập mùa cấm đánh bắt và hạn ngạch thủy sản; kiểm soát các vùng nước có khả năng đánh bắt thủy sản nhằm duy trì các quần thể cá khỏi bị khai thác quá mức; quy định các phương tiện đánh cá và kỹ thuật khai thác. Hiện tại sông Krông Ana đang áp dụng mô hình đồng quản lý nghề cá và giao cho Chi hội nghề cá sông Krông Ana tổ chức thực hiện, tuy nhiên kết quả còn hạn chế do chưa có cơ chế rõ ràng về cách tiếp cận và chia sẻ lợi ích, mặt khác còn có sự chồng chéo về quyền hạn và chức năng quản lý các loại tài nguyên ở khu vực sông Krông Ana. Do vậy để có cơ chế thích ứng Chi hội đang bổ sung thêm các chức năng có tính đặc thù của Khu bảo tồn vùng nước nội địa, đề xuất thêm các nội dung, đối tượng bảo tồn và tăng cường cán bộ chuyên môn quản lý phù hợp.
Hoạt động du lịch đưa khách đi tham quan trên hồ Lắk (huyện Lắk). |
Theo kết quả khảo sát thì lưu vực sông Krông Ana và các vùng phụ cận bao quanh có 6 hệ sinh thái chính gồm: hệ sinh thái hồ (Hồ Lắk), hệ sinh thái sông, hệ sinh thái suối, rừng, đầm lầy và đồng ruộng, trong đó, sông Krông Ana là hệ sinh thái trọng tâm có vai trò bậc nhất trong bảo tồn. Đây là hệ sinh thái có vai trò đặc biệt quan trọng, tạo cho khu vực một cảnh quan độc đáo, khí hậu ôn hòa, mát mẻ, là cơ sở cho sự tồn tại và phát triển các loài động, thực vật, bảo đảm tính đa dạng trong vùng. Mặt khác, việc bảo vệ các hệ sinh thái này sẽ tạo ra các “hành lang xanh” cho các đối tượng được bảo tồn và các loài thủy sản di chuyển kiếm ăn và sinh sản. Riêng hệ sinh thái rừng bao quanh khu vực không chỉ là nơi chứa đựng các nguồn gen hoang dã và có tính đa dạng sinh học cao mà còn có vai trò quan trọng trong việc điều hòa, lưu giữ nguồn nước và hạn chế xói mòn, bồi lắng ảnh hưởng đến lưu vực sông Krông Ana. Đoàn khảo sát Chi cục Thủy sản (Sở NN-PTNT) đã ghi nhận được 572 loại thực vật, trong đó có 5 loài có trong sách đỏ Việt Nam, đặc biệt có 264 loài có tên trong danh mục thực vật có giá trị làm thuốc; 61 loài thú thuộc 26 họ, 10 bộ và có đến 26 loài có trong sách đỏ Việt Nam; có 26 loài bò sát thuộc 10 họ, 3 bộ, trong đó có 7 loài có tên trong sách đỏ Việt Nam. Về sinh vật thủy sinh cũng rất đa dạng, nhất là cá với tổng cộng có 112 loài thuộc 21 họ và 7 bộ trong lưu vực sông, trong đó, bộ cá chép chiếm ưu thế với 77 loài trong 4 họ; bộ giàu họ nhất là bộ cá vược với 7 họ nhưng chỉ có 17 loài và có 37 loài có giá trị kinh tế cao…
Trong số các loài động vật được quan tâm bảo tồn số một tại lưu vực sông Krông Ana là cá sấu xiêm (cá sấu nước ngọt), tuy nhiên, loài động vật quý hiếm này hầu như không còn thấy trong tự nhiên. Theo những người cao tuổi ở quanh hồ Lắk (huyện Lắk), trước đây cá sấu di chuyển từ Hồ Lắk ra sông Krông Ana rất nhiều, song trong đợt khảo sát từ tháng 8 đến 11-2014, những người dân được phỏng vấn đều cho biết là đã nhiều năm nay chưa thấy cá sấu xiêm xuất hiện trở lại. Nhiều người cho rằng do hồ Lắk bị tác động của các hoạt động đánh bắt thủy sản thường xuyên nên cá sấu đã di chuyển sang sông Krông Ana và không quay trở lại; cũng có người dự đoán rằng, do còn rất ít trong hồ nên cơ hội bắt gặp cá sấu xiêm là rất khó. Mặc dù hiện nay không bắt gặp loài cá sấu xiêm trong tự nhiên, nhưng có thể 15 cá thể cá sấu hiện đang được khoanh nuôi ở đảo động vật hoang dã ven hồ Lắk do Ban quản lý Khu rừng văn hóa-lịch sử-môi trường hồ Lắk quản lý có nguồn gốc từ hồ Lắk…
Ngư dân đánh bắt cá trên sông Krông Ana. |
Các kết quả khảo sát, nghiên cứu trên cho thấy, sông Krông Ana có độ đa dạng sinh học cao, đây còn là nơi sinh sống, bãi đẻ tự nhiên của nhiều loài cá có giá trị kinh tế và các loài thủy sinh quý hiếm. Tuy nhiên, hiện nay ở khu vực này đang có các hoạt động làm tổn hại và suy giảm nguồn tài nguyên đa dạng sinh học như nạn săn bắn bừa bãi, khai thác nguồn lợi thủy sản bằng công cụ hủy diệt, khai thác củi, các loại gỗ quý hiếm và các nguồn lâm sản ngoài gỗ… Hiện tại, sản lượng cá tự nhiên trong vùng ngày càng giảm, theo thống kê của Chi cục Thủy sản, hiện nay nguồn lợi thủy sản chỉ còn lại khoảng 30% so với cách đây 10 năm, số loài cá có nguy cơ tuyệt chủng tăng như cá thác lác, lăng đuôi đỏ, ngựa sám, mõm trâu, chiên lăng; một số loài nằm trong sách đỏ Việt Nam và thế giới là cá còm, sọc dưa, sấu xiêm… cần được bảo vệ.
Trước thực trạng trên, UBND tỉnh đã có Quyết định phê duyệt quy hoạch chi tiết Khu bảo tồn vùng nước nội địa cấp tỉnh sông Krông Ana. Theo đó, phạm vi bảo tồn nằm trên địa phận hành chính của 2 huyện: Lắk (gồm 3 xã: Đắk Liêng, Buôn Tría, Buôn Triết) và Krông Ana (các xã Dur Kmăl, Quảng Điền, Bình Hòa, Ea Na, thị trấn Buôn Trấp). Đối tượng bảo tồn là các loại cá bản địa có giá trị kinh tế cao đang có nguy cơ tuyệt chủng như cá thác lác, lăng đuôi đỏ, sọc dưa, cá còm, chiên lăng, ngựa xám, mõm trâu… và hành lang di cư của loài cá sấu xiêm. Vùng quy hoạch bao gồm 3 vùng chính: vùng bảo vệ nghiêm ngặt có tổng diện tích 1.377 ha, trong đó mặt nước thuộc lưu vực sông Krông Ana là 198 ha và 1.179 ha ven bờ sông (là hành lang di cư của đối tượng lưỡng cư). Phạm vi vùng bảo vệ nghiêm ngặt gồm khu vực các bãi đẻ của các đối tượng thủy sản và hành lang di cư của cá sấu xiêm được phân định bằng các phao cắm, đây là khu vực nghiêm cấm tuyệt đối các hoạt động khai thác thủy sản; vùng phục hồi sinh thái có tổng diện tích 1.605 ha, trong đó phần thuộc mặt nước sông 197 ha, phần không thuộc mặt nước sông 1.408 ha; vùng đệm có tổng diện tích 1.875 ha, bao gồm các suối chảy vào hồ, các vực nước, đầm lầy, ruộng lúa và hoa màu ở lưu vực… Việc thiết lập Khu bảo tồn vùng nước nội địa cấp tỉnh sông Krông Ana là một giải pháp duy trì bền vững nguồn lợi thủy sản và bảo vệ môi trường, làm cho trữ lượng thủy sản tăng lên, bảo đảm tăng sinh kế cho người dân, đồng thời góp phần đáng kể vào việc phát triển du lịch sinh thái và các dịch vụ thương mại…
Theo Chi cục Thủy sản, để thực hiện tốt công tác bảo tồn cần thực hiện một số biện pháp quản lý như thiết lập mùa cấm đánh bắt và hạn ngạch thủy sản; kiểm soát các vùng nước có khả năng đánh bắt thủy sản nhằm duy trì các quần thể cá khỏi bị khai thác quá mức; quy định các phương tiện đánh cá và kỹ thuật khai thác. Hiện tại sông Krông Ana đang áp dụng mô hình đồng quản lý nghề cá và giao cho Chi hội nghề cá sông Krông Ana tổ chức thực hiện, tuy nhiên kết quả còn hạn chế do chưa có cơ chế rõ ràng về cách tiếp cận và chia sẻ lợi ích, mặt khác còn có sự chồng chéo về quyền hạn và chức năng quản lý các loại tài nguyên ở khu vực sông Krông Ana. Do vậy để có cơ chế thích ứng Chi hội đang bổ sung thêm các chức năng có tính đặc thù của Khu bảo tồn vùng nước nội địa, đề xuất thêm các nội dung, đối tượng bảo tồn và tăng cường cán bộ chuyên môn quản lý phù hợp.
Báo Điện tử Đắk Lắk