Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9, năm 2025 là sự kiện quan trọng góp phần quảng bá thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột, thu hút đầu tư, thúc đẩy phát triển kinh tế của tỉnh Đắk Lắk. Lễ hội quy mô cấp quốc gia với nhiều hoạt động lớn về văn hóa, du lịch hứa hẹn sẽ thu hút đông đảo du khách trong nước và quốc tế đến tham dự. Hiện nay, ngành du lịch Đắk Lắk đã sẵn sàng phục vụ du khách đến với Lễ hội.
Ngày 1/10, Hội Nông dân tỉnh Đắk Lắk tổ chức Lễ khởi động Dự án “Thí điểm sản xuất sầu riêng ứng dụng công nghệ thông minh và kết hợp xây dựng mô hình vườn mẫu sầu riêng gắn du lịch trải nghiệm nông nghiệp ở xã Krông Nô, huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk”.
Theo thông tin từ UBND huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk, mưa lớn từ ngày 2/9 đã khiến gần 1.000 ha lúa vụ hè thu sắp thu hoạch bị ngập nặng, 5 ha nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại.
Thông tin từ Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Đắk Lắk, mưa lớn kéo dài những ngày qua đã gây ngập úng cục bộ tại một số khu vực trũng thấp ở các huyện: Lắk, Krông Ana, Ea Súp, Krông Bông của tỉnh. Tính đến 17 giờ ngày 31/7, trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đã có 128 ngôi nhà, 4.478 ha cây trồng bị ngập; một số công trình cơ sở hạ tầng bị hư hỏng.
Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Đắk Lắk, tính đến ngày 16/8, mưa lớn trong nhiều ngày đã gây ra ngập lụt cục bộ ở một số địa phương, khiến hơn 5.000 cây trồng bị ngập và có nguy cơ mất trắng.
Trước thực trạng đàn voi nhà bị giảm sút nhanh về số lượng và xung đột giữa người – voi xảy ra trong thời gian gần đây, tỉnh Đắk Lắk đã chủ trương chuyển đổi từ du lịch cưỡi voi sang mô hình du lịch thân thiện với voi. Chủ trương này đang được khách du lịch và các tổ chức, đơn vị tích cực hưởng ứng.
Bác sĩ Phạm Văn Lào, Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Đắk Lắk, cho biết, bệnh sởi đang diễn biến phức tạp trên địa bàn tỉnh khi số ca mắc bệnh có dấu hiệu tăng nhanh tại các địa bàn vùng sâu, vùng xa của địa phương.
Theo Văn phòng Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Đắk Lắk, do không khí lạnh tăng cường kết hợp với nhiễu động gió đông trên cao, trong những ngày qua, địa bàn tỉnh Đắk Lắk xảy ra mưa lớn, khiến mực nước sông Krông Ana dâng cao gây ngập úng 2.400 ha lúa nước mới gieo sạ và hoa màu của người dân các huyện Lắk, Krông Ana.
Đắk Lắk là tỉnh thực hiện có hiệu quả chính sách giảm nghèo cho đồng bào các dân tộc trên địa bàn. Tỉnh phấn đấu từ nay đến năm 2020, bình quân mỗi năm giảm từ 2,5 - 3% tỷ lệ hộ nghèo, trong đó tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số giảm bình quân 4,5%/năm.
Sáng 14/10, Sở Giao thông Vận tải tỉnh Đắk Lắk cho biết, đơn vị đã chỉ đạo Công ty Cổ phần Quản lý và Xây dựng giao thông Đắk Lắk sử dụng máy móc, phương tiện bóc tách đá, múc đất tại các vị trí sạt lở. Sau 2 ngày, đơn vị đã khắc phục xong hai vị trí sạt lở, thông đường, đảm bảo an toàn cho người và phương tiện khi lưu thông trên đường.
Dù gặp nhiều khó khăn về quỹ đất ở, đất sản xuất…nhưng Đắk Lắk là một trong những tỉnh khu vực Tây Nguyên có nhiều nỗ lực trong việc sắp xếp, ổn định dân di cư ngoài kế hoạch.
Theo Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đắk Lắk, chuẩn bị cho năm học 2017-2018, tỉnh huy động các nguồn vốn đầu tư gần 300 tỷ đồng để xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị trường học.
Sông Krông Ana là một trong những hệ thống sông chính của Đắk Lắk, bắt nguồn từ dãy núi Chư Yang Sin chảy về phía Đông nhập lại cùng sông Krông Nô thành sông Sêrêpốk chảy qua Campuchia.
Thời điểm này, người dân ở nhiều thôn, buôn thuộc 5 huyện nghèo là Krông Bông, Lắk, M’Đrắk, Buôn Đôn, Ea Súp đang rất phấn khởi vì nhiều hạng mục công trình giao thông, thủy lợi nhỏ thiết yếu phục vụ cho sản xuất, sinh hoạt tại các thôn, buôn khó khăn đã được đầu tư xây mới hoặc nâng cấp sửa chữa, làm thay đổi đáng kể diện mạo đời sống cũng như cải thiện điều kiện sinh hoạt, sản xuất của người dân. Đây là một phần kết quả bước đầu mà Dự án giảm nghèo Tây Nguyên (GNTN) tại Đắk Lắk đã đạt được sau 1 năm triển khai trên địa bàn.