Đồng chí Lê Hồng Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư dự và chỉ đạo Đại hội. Dự Đại hội còn có đại diện các ban, bộ, ngành Trung ương, các Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động và 350 đại biểu chính thức, đại diện cho hơn 49.000 đảng viên trong toàn Đảng bộ.
Phát biểu chỉ đạo tại Đại hội, đồng chí Lê Hồng Anh biểu dương Đảng bộ, quân và dân tỉnh Kiên Giang đã phát huy truyền thống a nh hùng cách mạng, đoàn kết, nỗ lực thực hiện Nghị quyết Đại hội XI của Đảng và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ IX, đạt được những thành tích khá toàn diện.
Đồng chí Lê Hồng Anh phát biểu chỉ đạo Đại hội, sáng 16/10. Ảnh: Lê Huy Hải – TTXVN |
Đồng chí cũng chỉ ra những tồn tại , hạn chế tác động trực tiếp đến kết quả thực hiện nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ tỉnh Kiên Giang trong nhiệm kỳ qua. Cụ thể là t ăng trưởng kinh tế tuy đạt kết quả khá nhưng chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của tỉnh. Cơ cấu các ngành kinh tế chuyển dịch chậm, công nghiệp quy mô nhỏ, chậm ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp, chi phí sản xuất cao, năng lực cạnh tranh thấp. Tỉ lệ lao động qua đào tạo còn thấp. Đời sống vật chất và tinh thần của người dân vùng sâu, biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc còn nhiều khó khăn, thoát nghèo chưa bền vững, hộ cận nghèo còn nhiều. An ninh, trật tự có lúc, có nơi còn diễn biến phức tạp, tiềm ẩn những yếu tố có thể gây mất ổn định, nhất là an ninh biên giới, vùng biển, an ninh nông thôn... Công tác x ây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị và thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) về xây dựng Đảng, Chỉ thị 03 của Bộ Chính trị (khóa XI) tiếp tục học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh có mặt chuyển biến chậm, nhất là việc khắc phục, sửa chữa hạn chế, khuyết điểm sau kiểm điểm tự phê bình, phê bình và đăng ký học tập, làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh ở một số đơn vị, cá nhân còn chung chung, chưa sát với nhiệm vụ được giao, số đảng viên vi phạm bị xử lý kỷ luật sau kiểm điểm còn nhiều .
Đồng chí Lê Hồng Anh lưu ý Đảng bộ tỉnh Kiên Giang trong nhiệm kỳ mới cần phát huy tốt tiềm năng, lợi thế, tận dụng thời cơ, huy động, sử dụng các nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội. Đảng bộ cần có giải pháp tích cực, hiện hiệu quả Kết luận của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm an ninh, quốc phòng vùng Đồng bằng sông Cửu Long thời kỳ 2011 - 2020. Xây dựng các cơ chế, chính sách của tỉnh phù hợp để huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực đầu tư trong và ngoài nước, tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đồng bộ. Thực hiện tốt việc liên kết hợp tác phát triển kinh tế - xã hội với các tỉnh trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long, đưa du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh. Bên cạnh đó, đẩy nhanh việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển công nghiệp phục vụ nông nghiệp, mở rộng thị trường xuất khẩu; triển khai nhanh các công trình ứng phó biến đổi khí hậu và nước biển dâng.
Báo cáo chính trị tại Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Kiên Giang lần thứ X nêu rõ: Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ IX, Đảng bộ tỉnh Kiên Giang đã nỗ lực phấn đấu, đạt được những kết quả quan trọng, khá toàn diện trên các lĩnh vực, khai thác tốt và phát huy tiềm năng, thế mạnh của tỉnh. Kinh tế duy trì tốc độ tăng trưởng khá, bình quân đạt 10,53%/năm. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng. Thu ngân sách tăng bình quân 12,48%/năm. Năm 2015, thu nhập bình quân đầu người đạt 2.515 đô la Mỹ, gấp 2 lần so năm 2010; sản lượng khai thác và nuôi trồng thủy sản 674.845 tấn. Tỉnh có 18 xã và huyện Tân Hiệp đạt tiêu chí nông thôn mới. Tỉnh đã khai thác, phát huy tiềm năng, thế mạnh của các vùng Tứ giác Long Xuyên, Tây sông Hậu, U Minh Thượng và vùng biển - đảo; giữa các vùng bước đầu đã có sự liên kết trong phát triển nông - lâm - ngư nghiệp và công nghiệp chế biến. Tỉnh đã đẩy mạnh đầu tư phát triển du lịch, nhất là đối với đảo Phú Quốc; thu hút lượng khách lưu trú bình quân tăng 17,79%/năm, doanh thu tăng bình quân 43%/năm. Kinh tế biển có bước phát triển khá toàn diện, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế của tỉnh; tốc độ tăng trưởng 11,4%/năm, tỷ trọng kinh tế biển chiếm 75,6% GDP của tỉnh.
Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Kiên Giang lần thứ X, nhiệm kỳ 2015-2020. Ảnh: Lê Huy Hải – TTXVN |
* Ngày 16/10, Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Bắc Kạn lần thứ XI, nhiệm kỳ 2015 - 2020 đã khai mạc với chủ đề “Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của toàn Đảng bộ; phát huy dân chủ và sức mạnh đại đoàn kết dân tộc; khai thác có hiệu quả các nguồn lực để phát triển nhanh, bền vững, đưa Bắc Kạn trở thành tỉnh phát triển khá trong khu vực“ . 335 đại biểu đại diện cho gần 29.000 đảng viên trong toàn Đảng bộ dự Đại hội.
Phát biểu chỉ đạo Đại hội, thay mặt Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng, đồng chí Trần Quốc Vượng- Bí thư Trung ương Đảng, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng ghi nhận những thành tích mà Đảng bộ và nhân dân các dân tộc tỉnh Bắc Kạn đạt được trong nhiệm kỳ qua, đưa các chương trình phát triển kinh tế - xã hội phù hợp với từng vùng và điều kiện đặc thù của Bắc Kạn.
Đoàn chủ tịch Đại hội, sáng 16/10. Ảnh: Nguyễn Trình - TTXVN |
Để Bắc Kạn có bước phát triển mới, đi lên mạnh mẽ và thoát khỏi là tỉnh nghèo nhất nước, đồng chí Trần Quốc Vượng yêu cầu: Đảng bộ tỉnh Bắc Kạn cần xác định rõ vị trí, thời cơ, thách thức, tiềm năng, lợi thế và mối tương quan với các địa phương khác trong vùng, với các tổ chức kinh tế để xác định phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Bắc Kạn phải có những giải pháp mang tính đột phá, phát huy, khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực từ Trung ương, từ nội lực và nguồn mục tiêu quốc gia, để đẩy mạnh tốc độ phát triển; tập trung đầu tư chiều sâu vào một số lĩnh vực quan trọng đã xác định như chuyển đổi cơ cấu cây trồng đặc sản, mang tính bản địa, có giá trị kinh tế cao như hồng không hạt, cam quýt, khoai môn, miến dong... thành hàng hóa đặc sản; ưu tiên phát triển công nghiệp gắn với chế biến lâm sản, nông sản...
Đồng chí Trần Quốc Vượng lưu ý: Bắc Kạn cần tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo toàn diện của Đảng, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc; tổ chức rà soát, điều chỉnh quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương gắn với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng trung du và miền núi phía Bắc đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; cần có các đề án, dự án cụ thể, bước đi, lộ trình thích hợp và giải pháp đồng bộ để tổ chức thực hiện; đổi mới, cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư gắn với đào tạo nguồn nhân lực; đào tạo nghề với giải quyết việc làm tại chỗ, giảm nghèo bền vững; bảo đảm an sinh xã hội để đạt mặt bằng phát triển chung trong vùng và cả nước. Bắc Kạn t iếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hệ thống chính trị, cải cách hành chính; triển khai t hực hiện có hiệu quả Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) về xây dựng Đảng và Chỉ thị 03 của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Bắc Kạn lần thứ XI, nhiệm kỳ 2015-2020. Ảnh: Nguyễn Trình – TTXVN |
Đồng chí Nguyễn Văn Du, Bí thư Tỉnh ủy Bắc Kạn trong diễn văn khai mạc đã nêu rõ: Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ X, 5 năm qua, nhân dân các dân tộc tỉnh Bắc Kạn đã nỗ lực và đạt được nhiều thành tựu quan trọng trên tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng, công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị. Bắc Kạn còn gặp rất nhiều khó khăn, song đ ược sự quan tâm chỉ đạo của Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ, sự phối hợp, giúp đỡ từ các ban, bộ, ngành Trung ương, Đảng bộ tỉnh Bắc Kạn đã phát huy truyền thống đoàn kết, khắc phục những hạn chế, yếu kém, khai thác hiệu quả những tiềm năng, lợi thế, năng động, sáng tạo, vượt khó với quyết tâm cao, hoàn thành các mục tiêu chủ yếu đề ra trong nhiệm kỳ tới.
Trong nhiệm kỳ X, Đảng bộ tỉnh Bắc Kạn đã đạt được kết quả toàn diện trên tất cả các lĩnh vực, trong số hơn 70 chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ X đề ra có gần 50% đạt và vượt. Tốc độ tăng trưởng khá, bình quân giai đoạn 2011-2015 đạt 13,5%. Thu ngân sách trên địa bàn đạt 456 tỷ đồng. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp, giảm tỷ trọng ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ. Thu nhập bình quân đầu người tăng gấp 1,75 lần so với năm 2010; GRDP tăng từ 22 triệu đồng/người/năm 2010 lên 24,4 triệu đồng/người/năm. Tỷ lệ hộ nghèo ở Bắc Kạn giảm xuống còn 11% năm 2015, bình quân 2,5%/năm. Tuy đã triển khai mạnh mẽ, đồng bộ và huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, phát huy tối đa nội lực trong nhân dân, song do điều kiện và đặc thù địa lý khó khăn, đến nay Bắc Kạn chưa có xã đạt chuẩn xây dựng nông thôn mới. Công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị được Đảng bộ tỉnh Bắc Kạn đổi mới rõ nét, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các tổ chức cơ sở Đảng, xây dựng và củng cố hệ thống chính trị vững mạnh toàn diện.
Đại diện các tầng lớp nhân dân chúc mừng Đại hội, sáng 16/10. Ảnh: Nguyễn Trình - TTXVN |
* Ngày 16/10, Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Gia Lai lần thứ XV (nhiệm kỳ 2015 - 2020) đã bế mạc sau 4 ngày làm việc. Đại hội đã bầu Ban Chấp hành nhiệm kỳ mới gồm 55 đồng chí ủy viên; bầu 17 đại biểu chính thức và 2 đại biểu dự khuyết đi dự Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng.
Tại phiên họp thứ nhất, Ban Chấp hành đã bầu 14 đồng chí (khuyết 01) vào Ban Thường vụ Tỉnh ủy nhiệm kỳ XV; bầu 11 đồng chí vào Ủy ban kiểm tra Tỉnh ủy. Đồng chí Dương Văn Trang, Phó Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ XIV được bầu giữ chức danh Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ XV.
Đồng chí Dương Văn Trang được bầu giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Gia Lai khóa XV. Ảnh: Hoài Nam- TTXVN |
Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Gia Lai lần thứ XV đã dành nhiều thời gian thảo luận và đề ra các giải pháp tích cực nhằm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trên các lĩnh vực kinh tế - văn hoá xã hội và an ninh quốc phòng; nỗ lực hướng tới sự phát triển nhanh, bền vững ở khu vực Bắc Tây Nguyên. Một số chỉ tiêu chủ yếu trong nhiệm kỳ 2015 - 2020 cũng đã được Đại hội xác định phù hợp với tình hình thực tế, đảm bảo phát huy có hiệu quả về tiềm năng và thế mạnh ở từng địa phương trong tỉnh. Về kinh tế, phấn đấu tốc độ tăng trưởng bình quân trong 5 năm tới đạt 7,5%/năm; thu ngân sách tăng bình quân hàng năm từ 9 - 10%; kim ngạch xuất khẩu hàng năm tăng 7,44%; tổng vốn đầu tư toàn xã hội tăng trên 10%/năm; thu nhập bình quân đầu người đạt 54,4 triệu đồng/năm và có 70 xã đạt chuẩn nông thôn mới. Về xã hội và môi trường, diện tích trồng rừng mới hàng năm đạt 800ha và nâng cao độ che phủ rừng lên 46,6%; tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân 1,8%/năm và đến năm 2020 giảm xuống còn 2,68% (theo chuẩn nghèo 2011 - 2015); phấn đấu 100% dân số đô thị sử dụng nước sạch, 95% dân số nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh và 100% số hộ được sử dụng điện lưới quốc gia...
Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Gia Lai lần thứ XV (nhiệm kỳ 2015-2020) ra mắt Đại hội. Ảnh: Hoài Nam- TTXVN |
* Sáng 16/10/2015, Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Tây Ninh lần thứ X, nhiệm kỳ 2015-2020 họp phiên bế mạc. Đồng chí Trần Lưu Quang, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng được bầu lại giữ chức vụ Bí thư Tỉnh ủy khóa X.
Đồng chí Trần Lưu Quang, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng tái đắc cử Bí thư Tỉnh ủy Tây Ninh khóa X. Ảnh: Lê Đức Hoảnh- TTXVN |
Ban chấp hành Đảng bộ Tây Ninh khóa X ra mắt Đại hội. Ảnh: Lê Đức Hoảnh- TTXVN |