Đa dạng hóa sản phẩm du lịch từ văn hóa Khmer Nam Bộ

Thiếu nữ Khmer trình diễn điệu múa truyền thống tại Làng văn hóa du lịch Khmer ở xã Lương Hòa, huyện Châu Thành (Trà Vinh). Ảnh: Phúc Thanh
Thiếu nữ Khmer trình diễn điệu múa truyền thống tại Làng văn hóa du lịch Khmer ở xã Lương Hòa, huyện Châu Thành (Trà Vinh). Ảnh: Phúc Thanh

Khu vực Nam Bộ hiện có hơn 1,3 triệu người Khmer, sinh sống chủ yếu ở các tỉnh: Sóc Trăng, Trà Vinh, Kiên Giang, Bạc Liêu... Nhằm phát huy những giá trị văn hóa và nâng cao đời sống đồng bào Khmer, nhiều địa phương đã đa dạng hóa các sản phẩm du lịch để thu hút du khách…

Đa dạng hóa sản phẩm du lịch từ văn hóa Khmer Nam Bộ ảnh 1Thiếu nữ Khmer trình diễn điệu múa truyền thống tại Làng văn hóa du lịch Khmer ở xã Lương Hòa, huyện Châu Thành (Trà Vinh). Ảnh: Phúc Thanh

Đồng bào KhmerNam Bộ hiện có trên 460 ngôi chùa với những nét điêu khắc, hội họa độc đáo; nhiều lễ hội truyền thống như: Vào năm mới, Sen Đôn-ta, Oóc-om-bóc... cùng nhiều loại hình nghệ thuật sân khấu độc đáo như: sân khấu Dù kê, múa cổ điển Rô băm, nhạc Ngũ âm… Đây là nền tảng để các địa phương định hình nên những sản phẩm du lịch riêng, thu hút du khách gần xa.

Đa dạng hóa sản phẩm du lịch từ văn hóa Khmer Nam Bộ ảnh 2Một hoạt cảnh độc đáo của đội văn nghệ Trường Đại học Trà Vinh tại Ngày hội Văn hóa - Thể thao và Du lịch đồng bào Khmer Nam Bộ. Ảnh: Yến Thanh

Phát huy lợi thế về kiến trúc, văn hóa tâm linh, Trà Vinh đã hình thành nhiều tuyến du lịch đặc trưng và các điểm đến hấp dẫn, điển hình như: chùa Hang ở thị trấn Châu Thành, huyện Châu Thành; chùa Vàm Rây ở xã Hàm Tân, huyện Trà Cú; Làng văn hóa du lịch Khmer ở xã Lương Hòa, huyện Châu Thành… Tham gia các hoạt động du lịch, đồng bào Khmer vừa có thêm thu nhập, vừa có cơ hội quảng bá văn hóa, phong tục tập quán, truyền thống dân tộc. Với việc đa dạng hóa các sản phẩm du lịch, Trà Vinh hướng tới mục tiêu đón 2,5 triệu lượt khách vào năm 2025, tổng doanh thu đạt trên 1.600 tỷ đồng.

Đa dạng hóa sản phẩm du lịch từ văn hóa Khmer Nam Bộ ảnh 3Các trò chơi dân gian được tổ chức nhân dịp Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây ở chùa Cái Đuốc Lớn, xã Ngọc Chúc, huyện Giồng Riềng (Kiên Giang). Ảnh: Danh Lợi

Được xem là vùng đất của các lễ hội, Sóc Trăng ưu tiên phát triển du lịch cộng đồng gắn với du lịch văn hóa lễ hội, du lịch sinh thái nghỉ dưỡng; đồng thời phát triển cụm, tuyến, chương trình gắn với các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của đồng bào Khmer… Đến với Sóc Trăng, du khách được tham gia một số lễ hội: Sen Đôn Ta, Oóc-om-bóc - Đua ghe ngo, lễ dâng y Kathina…; tham quan các ngôi chùa độc đáo như: chùa Chén Kiểu ở xã Đại Tâm, huyện Mỹ Xuyên; chùa Dơi ở phường 3, thành phố Sóc Trăng… hay các điểm du lịch cộng đồng hấp dẫn: Cụm du lịch cộng đồng ấp Phương An 3 ở xã Hưng Phú, huyện Mỹ Tú; Cụm du lịch cộng đồng cồn Mỹ Phước ở xã Nhơn Mỹ, huyện Kế Sách…

Đa dạng hóa sản phẩm du lịch từ văn hóa Khmer Nam Bộ ảnh 4Ngôi chùa đại diện cho hình ảnh của phum sóc và những nét đẹp trong phong tục tập quán, văn hóa, tín ngưỡng của đồng bào Khmer Nam Bộ. Ảnh: Phúc Thanh
Đa dạng hóa sản phẩm du lịch từ văn hóa Khmer Nam Bộ ảnh 5Các bức bích họa về cuộc đời của Đức Phật trong chánh điện chùa Cò (Phnô-đung) ở ấp Giồng Lớn, xã Đại An, huyện Trà Cú (Trà Vinh). Ảnh: Phúc Thanh
Đa dạng hóa sản phẩm du lịch từ văn hóa Khmer Nam Bộ ảnh 6Hình tượng Yeak (Chằn) thường xuất hiện trong khuôn viên các ngôi chùa với ý nghĩa xua đuổi tà ma, cái xấu, cái ác…, chào đón cái thiện, cái tốt, an lành, may mắn. Ảnh: Phúc Thanh
Đa dạng hóa sản phẩm du lịch từ văn hóa Khmer Nam Bộ ảnh 7Tái hiện làng nghề chế biến cốm dẹp truyền thống của người Khmer tại tình Sóc Trăng trong khuôn khổ lễ hội Oóc-om-bóc của đồng bào Khmer Nam Bộ. Ảnh:Phúc Thanh

Khai thác sự khác biệt, nét đặc sắc để đa dạng hóa các sản phẩm du lịch đang là hướng đi phù hợp, vừa định vị thương hiệu du lịch riêng cho từng địa phương, vừa góp phần bảo tồn, phát huy giá trị di sản, bản sắc văn hóa của đồng bào Khmer ở khu vực Nam Bộ.

PV

DTMN

Có thể bạn quan tâm