Đoàn Nghệ thuật Khmer Ánh Bình Minh (Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Trà Vinh) tiền thân là Đoàn văn công Khmer Ánh Bình Minh, được thành lập năm 1963 tại xã Tam Ngãi, huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh. Trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Đoàn là một đơn vị nghệ thuật có tầm ảnh hưởng lớn với người dân, nhất là cộng đồng người Khmer Nam Bộ.
Vào giữa tháng 10 âm lịch hàng năm, đồng bào Khmer Sóc Trăng lại rộn ràng vào mùa lễ hội Oóc Om Bóc - Đua ghe Ngo. Đây là một trong 3 lễ hội lớn nhất của đồng bào Khmer trong năm cùng với Tết Chol Chnam Thmay và lễ Sene Dolta.
Sóc Trăng là tỉnh có đông đồng bào dân tộc Khmer sinh sống, chiếm trên 30% dân số của tỉnh (khoảng 361.000 người). Toàn tỉnh có 93 ngôi chùa Phật giáo Nam tông Khmer. Tỉnh xác định phát triển du lịch đến năm 2030 là nền kinh tế mũi nhọn, trong đó phát triển du lịch tâm linh gắn với văn hóa của đồng bào dân tộc Khmer là trọng tâm.
Tỉnh Trà Vinh có hơn 300.000 người Khmer, chiếm hơn 31,5% dân số. Cùng với việc ưu tiên nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, trình độ dân trí, Trà Vinh luôn chú trọng việc bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa tốt đẹp của đồng bào Khmer, góp phần phát triển nền văn hóa Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc.
Gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển, nhiều di sản văn hóa, trong đó có những điệu múa truyền thống ở vùng đất phương Nam được gìn giữ và trao truyền qua nhiều thế hệ. Bảo tồn, phát huy giá trị của các điệu múa, góp phần làm giàu bản sắc văn hóa, từ đó hình thành những sản phẩm du lịch độc đáo là cách làm hiệu quả, gắn kết giữa bảo tồn và phát triển bền vững.
Thông tin từ Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Trà Vinh, dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 năm nay, lượng khách du lịch đến Trà Vinh tăng mạnh. Trong 5 ngày, địa phương đón khoảng 85.000 lượt khách (cao hơn so với kỳ nghỉ lễ năm 2022 gần 35.000 lượt); trong đó, lượng khách quốc tế tăng gần 5 lần so với kỳ nghỉ lễ năm 2022 với khoảng 720 lượt khách. Tổng doanh thu đạt trên 46 tỷ đồng.
Ngày 17/3, tại xã Lộc Khánh, huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước diễn ra lễ hội Phá Bàu của dân tộc Khmer. Lễ hội được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia năm 2019.
Khu vực Nam Bộ hiện có hơn 1,3 triệu người Khmer, sinh sống chủ yếu ở các tỉnh: Sóc Trăng, Trà Vinh, Kiên Giang, Bạc Liêu... Nhằm phát huy những giá trị văn hóa và nâng cao đời sống đồng bào Khmer, nhiều địa phương đã đa dạng hóa các sản phẩm du lịch để thu hút du khách…
Ngày 22/12, tại Trà Vinh, Viện Khoa học xã hội vùng Nam bộ phối hợp với Trường Trung cấp Pali-Khmer tỉnh Trà Vinh tổ chức Hội thảo “Ngôn ngữ và sự phát triển bền vững văn hóa dân tộc thiểu số ở vùng Nam bộ”.