Đến nay, cuộc sống người dân đã dần đi vào ổn định, bên cạnh sự hỗ trợ của nhà nước và chủ đầu tư, người dân đã áp dụng chuyển đổi cây trồng vật nuôi phù hợp với địa hình thực tế nơi ở mới, nhiều hộ gia đình đã có thu nhập ổn định, vươn lên phát triển kinh tế.
|
Đồng bào dân tộc Thái tại điểm tái định cư Nậm Nui, Nậm Ke, xã Đồng Văn, huyện Quế Phong (Nghệ An) thường sử dụng cồng chiêng làm nhạc cu trong những ngày hội, ngày lễ nhằm giữ gìn văn hóa truyền thống. |
|
Đồng bào dân tộc Thái tại điểm tái định cư Nậm Nui, Nậm Ke, xã Đồng Văn, huyện Quế Phong (Nghệ An) vui nhảy sạp trong những ngày hội, ngày lễ. |
|
Chuyển tới điểm tái định cư Nậm Nui, Nậm Ke, xã Đồng Văn, huyện Quế Phong (Nghệ An), chị Lang Thị Xuyến cũng như nhiều chị em dân tộc Thái khác vẫn duy trì nghề dệt thổ cẩm truyền thống để làm ra các sản phẩm phục vụ nhu cầu cuộc sống và có thêm thu nhập. |
|
Nhiều gia đình đồng bào Thái khi chuyển tới các điểm tái định cư vẫn duy trì nghề dệt thổ cẩm truyền thống |
|
Từ khi chuyển tới điểm tái định cư Nậm Nui, Nậm Ke, xã Đồng Văn, huyện Quế Phong (Nghệ An), gia đình chị Lang Thị Minh đã chuyển đổi sang phát triển kinh tế theo hướng chăn nuôi tập trung để có thu nhập ổn định |
|
Diện mạo mới tại điểm tái định cư Nậm Nui, Nậm Ke, xã Đồng Văn, huyện Quế Phong (Nghệ An). |