Lợi ích kép
Khách sạn và nhà hàng Vạn Hoa, quận 5, Tp. Hồ Chí Minh là một trong số những đơn vị sử dụng điện khá nhiều. Theo ông Huỳnh Thế Lạc, chủ kinh doanh nhà hàng khách sạn Vạn Hoa, mỗi tháng, khách sạn của ông sử dụng hết hơn 30 triệu đồng tiền điện. Nhưng từ năm 2018, ông đã đầu tư lắp đặt hệ thống điện mặt trời áp mái cho khách sạn và hiện mỗi tháng đã tiết kiệm được trên 10 triệu đồng tiền điện.
“Sắp tới, chúng tôi sẽ tiếp tục lắp đặt hệ thống điện mặt trời áp mái tại nhà hàng Vạn Hoa. Bởi tại đây, mỗi tháng chi phí tiền điện lên đến cả trăm triệu đồng, rất tốn kém. Lắp đặt điện mặt trời áp mái, tuy tốn tiền đầu tư, nhưng giúp tiết kiệm điện, giảm chi phí cho kinh doanh lâu dài”, ông Lạc nói.
Theo số liệu Chương trình Năng lượng xanh do Công ty Điện lực Tp. Hồ Chí Minh cung cấp, Thành phố có lượng bức xạ lớn 1.581 kWh/m2/năm, tiềm năng điện mặt trời trên địa bàn Thành phố này ước khoảng 6.300 MW, đặc biệt là điện mặt trời áp máì.
Năm 2018, theo thống kê đã có 906 khách hàng là hộ gia đình, công sở và doanh nghiệp lắp đặt điện mặt trời áp mái, với tổng công suất hơn 10.300 kWp.
Theo ông Diệp Bảo Cánh, Chủ tịch Công ty cổ phần Năng lượng Mặt trời đỏ, lắp đặt điện mặt trời áp mái tại nhà dân hay các doanh nghiệp, khu công nghiệp trước hết là giúp cho người sử dụng tiết giảm chi phí tiền điện. Thứ hai là các tấm pin năng lượng mặt trời giúp che nắng, giảm nhiệt rất tốt nên các doanh nghiệp sẽ hạn chế thêm được các chi phí về làm mát, chạy quạt trong quá trình sản xuất.
Thêm vào đó, doanh nghiệp sử dụng điện mặt trời cũng là xu hướng sản xuất xanh, sạch được nhà nước khuyến khích. Sắp tới, Mặt trời đỏ sẽ thực hiện thêm nhiều dự án tại khu vực quận 5, Tp. Hồ Chí Minh cho các toà nhà cao tầng. Ông Diệp Bảo Cánh kỳ vọng, từ lợi ích này, điện mặt trời áp mái sẽ tạo ra những “con phố năng lượng mặt trời” giống như nhiều nước trên thế giới.
Cùng với những lợi ích về mặt kinh tế có thể đong đếm được trên từng kWh mà điện mặt trời áp mái mang lại, hình thức này có thể nối lưới trực tiếp vào lưới điện hạ thế và trung thế, không gây quá tải.
Theo Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) Trần Đình Nhân, sau 2 năm triển khai, đến nay đã có 365 dự án điện mặt trời được đăng ký, bổ sung vào quy hoạch với tổng công suất dự kiến 29.000 MWp. Tuy nhiên, các nhà đầu tư lại đang tập trung quá nhiều vào các khu vực có cường độ bức xạ lớn như Ninh Thuận, Bình Thuận, Khánh Hòa, Đắk Lắk, Bình Phước, điều này gây sức ép lớn lên hệ thống lưới điện truyền tải và một số nhà máy sẽ không thể phát hết công suất.
“Bệ phóng” chính sách
Lợi ích là thế, song thực tê, việc triển khai các dự án điện mặt trời áp mái đến nay vẫn còn nhiều hạn chế. Báo cáo từ EVN cho biết, hiện Tập đoàn đã triển khai được 54 vị trí, công suất 3,2 MWp tại các trụ sở. Còn với khách hàng là các hộ gia đình, doanh nghiệp mới có khoảng 1.800 đơn vị lắp đặt, với công suất hơn 30 MWp.
Ông Trần Viết Nguyên, Phó Trưởng Ban Kinh doanh EVN cho rằng, Chính phủ cần có cơ chế cho các nhà đầu tư (bên thứ 3) tham gia nhằm hỗ trợ, khuyến khích khách hàng lắp đặt điện mặt trời áp mái. Đồng thời, Bộ Công Thương ban hành Thông tư thay thế Thông tư 16/2017/TT-BCT về tiêu chuẩn kỹ thuật điện mặt trời áp mái, đặc biệt phải có cơ chế mới khuyến khích phát triển điện mặt trời áp mái.
Để hỗ trợ cho phát triển năng lượng điện mặt trời áp mái tại Việt Nam, Trung tâm Phát triển Sáng tạo Xanh (GreenID) đang vận động các nguồn tài chính để điều phối, liên kết và tăng cường hợp tác giữa các đơn vị hướng tới 1 triệu ngôi nhà xanh cho Việt Nam vào năm 2030.
Từ nay đến năm 2030, GreenID sẽ hỗ trợ các dự án điện mặt trời ở các khu vực chưa có điện, thiếu điện, vận động thúc đẩy ứng dụng năng lượng mặt trời ở các cộng đồng dự án…
Theo bà Nguỵ Thị Khanh, Giám đốc GreenID, để điện mặt trời, đặc biệt là điện mặt trời áp mái phát triển, nhà nước có thể xây dựng tiêu chuẩn xanh cho các công trình xây dựng bao gồm: giải pháp điện mặt trời áp mái; thúc đẩy ngành sản xuất bảng quang điện cho thị trường nội địa.
Về tài chính vốn vay, nhà nước có thể ban hành các văn bản khuyến khích các ngân hàng thiết kế gói vay liên quan đến ngành năng lượng mặt trời. Các gói vay lớn cho doanh nghiệp sản xuất, gói vay vừa cho điện áp mái của nhà máy và toà nhà to, các gói vay nhỏ cho hộ dân lắp đặt.
Về phía doanh nghiệp, ông Diệp Bảo Cánh chia sẻ, vốn, công nghệ hay các ưu đãi là rất quan trọng trong quá trình hỗ trợ phát triển điện mặt trời. Nhưng để có thể vận hành một cách thông suốt và an toàn, vấn đề doanh nghiệp băn khoăn nhất là nguồn nhân lực.
Trong thời gian tới, điện mặt trời sẽ được lắp đặt rộng rãi ở Việt Nam với tốc độ tăng trưởng rất nhanh. Trong khi đó, hiện ở Việt Nam gần như chưa có chuyên ngành đào tạo liên quan đến lĩnh vực này. “Công ty Mặt trời đỏ đặt mục tiêu tăng trưởng cho thời gian tới là 400%. Do vậy, chúng tôi rất khát nhân lực có trình độ về điện mặt trời. Các trường đào tạo nên đi trước trong vấn đề đào tạo nhân lực của ngành để hỗ trợ cho các khâu kỹ thuật sau này tốt hơn”, ông Cánh nói.
Khách sạn và nhà hàng Vạn Hoa, quận 5, Tp. Hồ Chí Minh là một trong số những đơn vị sử dụng điện khá nhiều. Theo ông Huỳnh Thế Lạc, chủ kinh doanh nhà hàng khách sạn Vạn Hoa, mỗi tháng, khách sạn của ông sử dụng hết hơn 30 triệu đồng tiền điện. Nhưng từ năm 2018, ông đã đầu tư lắp đặt hệ thống điện mặt trời áp mái cho khách sạn và hiện mỗi tháng đã tiết kiệm được trên 10 triệu đồng tiền điện.
“Sắp tới, chúng tôi sẽ tiếp tục lắp đặt hệ thống điện mặt trời áp mái tại nhà hàng Vạn Hoa. Bởi tại đây, mỗi tháng chi phí tiền điện lên đến cả trăm triệu đồng, rất tốn kém. Lắp đặt điện mặt trời áp mái, tuy tốn tiền đầu tư, nhưng giúp tiết kiệm điện, giảm chi phí cho kinh doanh lâu dài”, ông Lạc nói.
Theo số liệu Chương trình Năng lượng xanh do Công ty Điện lực Tp. Hồ Chí Minh cung cấp, Thành phố có lượng bức xạ lớn 1.581 kWh/m2/năm, tiềm năng điện mặt trời trên địa bàn Thành phố này ước khoảng 6.300 MW, đặc biệt là điện mặt trời áp máì.
Năm 2018, theo thống kê đã có 906 khách hàng là hộ gia đình, công sở và doanh nghiệp lắp đặt điện mặt trời áp mái, với tổng công suất hơn 10.300 kWp.
Theo ông Diệp Bảo Cánh, Chủ tịch Công ty cổ phần Năng lượng Mặt trời đỏ, lắp đặt điện mặt trời áp mái tại nhà dân hay các doanh nghiệp, khu công nghiệp trước hết là giúp cho người sử dụng tiết giảm chi phí tiền điện. Thứ hai là các tấm pin năng lượng mặt trời giúp che nắng, giảm nhiệt rất tốt nên các doanh nghiệp sẽ hạn chế thêm được các chi phí về làm mát, chạy quạt trong quá trình sản xuất.
Thêm vào đó, doanh nghiệp sử dụng điện mặt trời cũng là xu hướng sản xuất xanh, sạch được nhà nước khuyến khích. Sắp tới, Mặt trời đỏ sẽ thực hiện thêm nhiều dự án tại khu vực quận 5, Tp. Hồ Chí Minh cho các toà nhà cao tầng. Ông Diệp Bảo Cánh kỳ vọng, từ lợi ích này, điện mặt trời áp mái sẽ tạo ra những “con phố năng lượng mặt trời” giống như nhiều nước trên thế giới.
Cùng với những lợi ích về mặt kinh tế có thể đong đếm được trên từng kWh mà điện mặt trời áp mái mang lại, hình thức này có thể nối lưới trực tiếp vào lưới điện hạ thế và trung thế, không gây quá tải.
Theo Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) Trần Đình Nhân, sau 2 năm triển khai, đến nay đã có 365 dự án điện mặt trời được đăng ký, bổ sung vào quy hoạch với tổng công suất dự kiến 29.000 MWp. Tuy nhiên, các nhà đầu tư lại đang tập trung quá nhiều vào các khu vực có cường độ bức xạ lớn như Ninh Thuận, Bình Thuận, Khánh Hòa, Đắk Lắk, Bình Phước, điều này gây sức ép lớn lên hệ thống lưới điện truyền tải và một số nhà máy sẽ không thể phát hết công suất.
“Bệ phóng” chính sách
Lợi ích là thế, song thực tê, việc triển khai các dự án điện mặt trời áp mái đến nay vẫn còn nhiều hạn chế. Báo cáo từ EVN cho biết, hiện Tập đoàn đã triển khai được 54 vị trí, công suất 3,2 MWp tại các trụ sở. Còn với khách hàng là các hộ gia đình, doanh nghiệp mới có khoảng 1.800 đơn vị lắp đặt, với công suất hơn 30 MWp.
Ông Trần Viết Nguyên, Phó Trưởng Ban Kinh doanh EVN cho rằng, Chính phủ cần có cơ chế cho các nhà đầu tư (bên thứ 3) tham gia nhằm hỗ trợ, khuyến khích khách hàng lắp đặt điện mặt trời áp mái. Đồng thời, Bộ Công Thương ban hành Thông tư thay thế Thông tư 16/2017/TT-BCT về tiêu chuẩn kỹ thuật điện mặt trời áp mái, đặc biệt phải có cơ chế mới khuyến khích phát triển điện mặt trời áp mái.
Để hỗ trợ cho phát triển năng lượng điện mặt trời áp mái tại Việt Nam, Trung tâm Phát triển Sáng tạo Xanh (GreenID) đang vận động các nguồn tài chính để điều phối, liên kết và tăng cường hợp tác giữa các đơn vị hướng tới 1 triệu ngôi nhà xanh cho Việt Nam vào năm 2030.
Từ nay đến năm 2030, GreenID sẽ hỗ trợ các dự án điện mặt trời ở các khu vực chưa có điện, thiếu điện, vận động thúc đẩy ứng dụng năng lượng mặt trời ở các cộng đồng dự án…
Theo bà Nguỵ Thị Khanh, Giám đốc GreenID, để điện mặt trời, đặc biệt là điện mặt trời áp mái phát triển, nhà nước có thể xây dựng tiêu chuẩn xanh cho các công trình xây dựng bao gồm: giải pháp điện mặt trời áp mái; thúc đẩy ngành sản xuất bảng quang điện cho thị trường nội địa.
Về tài chính vốn vay, nhà nước có thể ban hành các văn bản khuyến khích các ngân hàng thiết kế gói vay liên quan đến ngành năng lượng mặt trời. Các gói vay lớn cho doanh nghiệp sản xuất, gói vay vừa cho điện áp mái của nhà máy và toà nhà to, các gói vay nhỏ cho hộ dân lắp đặt.
Về phía doanh nghiệp, ông Diệp Bảo Cánh chia sẻ, vốn, công nghệ hay các ưu đãi là rất quan trọng trong quá trình hỗ trợ phát triển điện mặt trời. Nhưng để có thể vận hành một cách thông suốt và an toàn, vấn đề doanh nghiệp băn khoăn nhất là nguồn nhân lực.
Trong thời gian tới, điện mặt trời sẽ được lắp đặt rộng rãi ở Việt Nam với tốc độ tăng trưởng rất nhanh. Trong khi đó, hiện ở Việt Nam gần như chưa có chuyên ngành đào tạo liên quan đến lĩnh vực này. “Công ty Mặt trời đỏ đặt mục tiêu tăng trưởng cho thời gian tới là 400%. Do vậy, chúng tôi rất khát nhân lực có trình độ về điện mặt trời. Các trường đào tạo nên đi trước trong vấn đề đào tạo nhân lực của ngành để hỗ trợ cho các khâu kỹ thuật sau này tốt hơn”, ông Cánh nói.
Đức Dũng