Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vừa có văn bản 4827/EVN-TCKT góp ý về dự thảo Quyết định thay thế Quyết định 24/2017/QĐ-TTg của Thủ tướng, quy định về cơ chế điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân. Theo đó, tập đoàn này đồng tình với giá bán lẻ điện giảm nếu chi phí đầu vào giảm 1%. EVN cũng sẽ được phép điều chỉnh giá điện 3 tháng/lần nếu chi phí đầu vào tăng 3% trở lên.
Chiều 11/10, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) tổ chức họp báo trao đổi về việc thay đổi giá bán lẻ điện năm 2024. Theo đó, giá bán điện bình quân tăng từ 2.006,79 đồng lên 2.103,11 đồng/kWh (chưa gồm thuế VAT). Quyết định này đã được Chính phủ, Bộ Công Thương đồng ý về chủ trương.
Chiều 9/11, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã tổ chức họp báo sau khi công bố quyết định điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân tăng 4,5% lên mức 2.006,79 đồng/kWh (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng).
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vừa thông báo tăng giá bán lẻ điện bình quân 3% so với giá hiện hành (1.864,44 đồng/kWh). Việc này ảnh hưởng ra sao đến sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và người dân khi mùa nắng nóng đang đến gần, cũng như tăng trưởng kinh tế. Phóng viên TTXVN đã có trao đổi với ông Nguyễn Tiến Thoả, Chủ tịch Hội Thẩm định giá Việt Nam, nguyên Cục trưởng Cục Quản lý Giá (Bộ Tài chính) để có thêm góc nhìn về vấn đề này.
Thông tin từ Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết, Căn cứ Quyết định số 24/2017/QĐ-TTg ngày 30/6/2017 của Thủ tướng Chính phủ quy định về cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân, Căn cứ văn bản số 304/BCT-ĐTĐL ngày 27/4/2023 của Bộ Công Thương về việc thực hiện chỉ đạo của Thường trực Chính phủ, Tập đoàn này đã có Quyết định số 377/QĐ-EVN ngày 27/4/2023 về việc điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân.
Chính phủ vừa ra Nghị quyết thống nhất phương án hỗ trợ giảm giá điện, tiền điện cho các khách hàng sử dụng điện của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN). Theo đó, quy mô lần hỗ trợ thứ 3 này hẹp hơn so với 2 lần trước.
Theo thông tin từ Trung tâm dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia, từ hôm nay miền Bắc và miền Trung bắt đầu bước vào cao điểm nắng nóng. Với tình hình thời tiết nắng nóng còn tiếp diễn trong mùa hè, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) tiếp tục khuyến cáo các cơ quan, công sở, nơi sản xuất và người dân cần tiếp tục chú ý sử dụng điện an toàn, tiết kiệm và hiệu quả.
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết, Tập đoàn đang hướng tới mục tiêu vận hành thị trường bán lẻ điện cạnh tranh từ năm 2021 sau khi vận hành chính thức thị trường bán buôn điện cạnh tranh từ năm 2019.
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết, thời gian vừa qua, nhiều cơ quan báo chí phản ánh về các trường hợp ghi sai chỉ số công tơ điện tại Hải Dương, Quảng Bình, Quảng Ninh…, EVN sẽ thực hiện nghiêm túc việc phúc tra 100% cho khách hàng có sản lượng tăng đột biến từ 1,3 lần so với tháng trước liền kề.
Ngày 16/4, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã chính thức triển khai thực hiện giá điện cho các khách hàng sử dụng điện bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 theo Nghị quyết số 41/NQ-CP ngày 9/4/2020 của Chính phủ về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3/2020 và công văn số 2698/BCT-ĐTĐL ngày 16/4/2020 của Bộ Công Thương về việc hỗ trợ giảm giá điện, giảm tiền điện cho các khách hàng sử dụng điện bị ảnh hưởng bởi dịch.
Thông tin từ Bộ Công Thương cho hay, triển khai thực hiện Chỉ thị số 11/CT-TTg ngày 04 tháng 3 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội ứng phó với dịch Covid-19; Chỉ thị số 06/CT-BCT của Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh của ngành Công Thương, Bộ Công Thương yêu cầu Tập đoàn Điện lực Việt Nam không điều chỉnh tăng giá điện trong quý I và II năm 2020.
Ngày 9/12, tại Hà Nội, Chính phủ đã công bố khai trương Cổng Dịch vụ công quốc gia cung cấp một số dịch vụ công trực tuyến. Trong tổng số 8 dịch vụ công trực tuyến được công bố triển khai tại Cổng Dịch vụ công quốc gia, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) có 3 dịch vụ điện được Văn phòng Chính phủ lựa chọn, cho phép kết nối, triển khai cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia ngay trong giai đoạn đầu.
Đưa điện lưới Quốc gia về nông thôn, miền núi, hải đảo là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước và Chính phủ nhằm giúp xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế-xã hội đồng đều, bền vững giữa các vùng, miền cả nước. Thực hiện chủ trương này, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã nỗ lực thực hiện đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng, độ tin cậy cung cấp điện cho khu vực này.
Sáng 5/11, tại Hà Nội, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) tổ chức Hội thảo lấy ý kiến góp ý Đề án "Nghiên cứu cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện Việt Nam". Tại hội thảo, trình bày Đề án Nghiên cứu cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện Việt Nam, PGS. TS Bùi Xuân Hồi, Bộ môn Kinh tế Năng lượng – trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, chủ nhiệm Đề án đã nêu 3 phương án tính giá điện sinh hoạt, cùng với đó là đề xuất luật hóa chu kỳ điều chỉnh giá, với thời gian 6 tháng/lần.
Trên tinh thần khẩn trương, nghiêm túc chuẩn bị ứng phó cơn bão số 5 (Matmo), Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã có Công điện khẩn số 5842/EVN-AT; trong đó, yêu cầu các đơn vị liên quan triển khai phương án để ứng phó với bão số 5 nhằm cung cấp điện an toàn, ổn định, đặc biệt cho các phụ tải quan trọng; bảo đảm an toàn cho người, thiết bị, công trình điện lực. Đồng thời, EVN cũng chuẩn bị mọi nguồn lực, trang thiết bị, phương tiện, vật tư để khắc phục kịp thời sự cố do mưa lũ gây ra trong thời gian nhanh nhất.
Sau khi các phương tiện thông tin đại chúng đưa tin Bộ Công Thương có báo cáo Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai phương án giá điện theo Nghị quyết của Chính phủ cũng như báo cáo kết quả kiểm tra việc thực hiện Quyết định số 648/QĐ-BCT về điều chỉnh giá bán lẻ điện từ ngày 20/3 vừa qua, ông Dương Quang Thành - Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã trả lời phỏng vấn báo chí về một số vấn đề liên quan đến thực hiện giá bán lẻ điện và thị trường điện.
Các dự án điện mặt trời đang được triển khai mạnh mẽ tại Việt Nam sau khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 11/2017/QĐ-TTg về cơ chế khuyến khích phát triển các dự án điện mặt trời. Tuy nhiên theo Hiệp hội Năng lượng Việt Nam, để sản xuất 1 MW điện năng lượng mặt trời phải cần tới 1 ha đất triển khai dự án. Vì vậy, điện mặt trời áp mái đang được nhiều doanh nghiệp triển khai rộng rãi và nhận được sự hưởng ứng tích cực từ phía người dân.
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết, với trách nhiệm và tinh thần tri ân các khách hàng sử dụng điện, Tập đoàn thực hiện “Tháng tri ân khách hàng” trong tháng 12/2018.
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết, thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa X của Đảng về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, đồng thời xác định công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp - nông thôn là một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, trong 10 năm qua, dưới sự điều hành trực tiếp của Chính phủ, Bộ Công Thương, EVN đã thực hiện các chương trình xây dựng mới và cải tạo nâng cấp lưới điện trung hạ thế nông thôn.
Thực hiện tháng tri ân khách hàng Công ty Điện lực Yên Bái tổ chức các chương trình: “Trao niềm tin, gửi yêu thương”; “Thắp sáng niềm tin”; “Thắp sáng đường quê” tại huyện Trấn Yên, Văn Yên và Yên Bình.
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vừa ban hành các Công điện thượng khẩn số 5120/EVN-AT ngày 1/11, số 5180/EVN-AT ngày 3/11 chỉ đạo các đơn vị trực thuộc trong vùng ảnh hưởng triển khai ứng phó với các diễn biến của áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão, cơn bão số 12 – Damrey cảnh báo mưa lớn tại các địa phương từ Quảng Trị đến Bình Thuận và Bắc Tây Nguyên.
Nhiều chuyên gia cho rằng, để phát triển điện tái tạo, Việt Nam nên tạo cơ hội cho những nhà đầu tư tư nhân thay vì để EVN nắm độc quyền toàn bộ thị trường điện như trước. Nhưng bằng cách nào? Chúng tôi xin giới thiệu cuộc trao đổi với ông Tobias Cossen, Trưởng dự án Hỗ trợ Mở rộng Quy mô Điện gió tại Việt Nam/Chương trình Hỗ trợ Phát triển Năng lượng của Tổ chức hợp tác phát triển Đức (GIZ) tại Việt Nam.
Tổng công ty Điện lực Hà Nội (EVN Hà Nội) cho biết, trong những ngày nắng nóng số điện thoại 04.22222000 hoặc 19001288, sẽ là đường dây nóng trực 24/24 giờ, tiếp nhận thông tin phản ánh, giải đáp những thắc mắc về điện trên địa bàn Thủ đô.
Theo thống kê từ Trung tâm điều độ Hệ thống điện Quốc gia thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), trong 60 phút tắt đèn và các thiết bị điện không cần thiết của chiến dịch Giờ Trái đất 2016, hệ thống đã tiết kiệm được 451 MW, tương đương sản lượng điện 451.000 kWh điện, tiết kiệm hơn 731,5 triệu đồng.
Điện năng là một loại hàng hóa đặc biệt. Việc điều chỉnh giá điện có ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất và đời sống nhân dân nên giá điện vẫn phải chịu sự điều tiết của Nhà nước.