Bài cuối: Nâng cao chất lượng giáo dục vùng cao
Trong những năm qua, nhiều thế hệ các thầy cô giáo đã nỗ lực, hy sinh thầm lặng để cống hiến, cùng với Nhà nước đầu tư xây dựng trường lớp và thực hiện chế độ hỗ trợ cho học sinh… Nhờ vậy, chất lượng giáo dục vùng cao ngày một nâng cao. Học sinh đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng khó khăn có điều kiện tốt hơn để tới trường học chữ.
Tham dự Chương trình “Thay lời tri ân” năm 2019 diễn ra tối 17/11 tại Hà Nội, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam bày tỏ sự cảm phục trước những tấm gương của các thầy cô giáo đang hàng ngày, hàng giờ vượt qua khó khăn để cống hiến cho giáo dục. Theo Phó Thủ tướng, nhà giáo vừa cần có tri thức vừa phải có tấm lòng. Tất cả các thầy cô giáo đều cố gắng để vượt qua chính mình, tiếp tục phát huy thành tích tốt, khắc phục những tiêu cực, hạn chế còn tồn tại, chắc chắn sự nghiệp đổi mới giáo dục sẽ thành công, chất lượng nguồn nhân lực của đất nước sẽ ngày càng nâng lên.
Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Tuyên Quang Nguyễn Minh Anh Tuấn chia sẻ: Các thầy, cô giáo cắm bản thực sự là những con người rất tâm huyết với nghề. Thầy, cô giáo đã nỗ lực hết sức mình để đưa chính sách giáo dục của Nhà nước, các chủ trương của ngành Giáo dục đến với học sinh, đến với đồng bào vùng sâu, vùng xa. Sự nỗ lực của các thầy, cô giáo cắm bản đã giúp cho ngành Giáo dục tỉnh Tuyên Quang thực hiện tốt các nhiệm vụ trọng tâm của từng năm học.
“Các thầy, các cô cắm bản đã hy sinh tuổi xuân, phải sống xa gia đình, sống trong điều kiện thiếu thốn để mang kiến thức đến cho các em học sinh ở vùng sâu, vùng xa, làm thay đổi tư duy, suy nghĩ của cha mẹ học sinh về vấn đề cho con em đến trường học tập. Đồng thời, thầy cô giáo đã góp phần nâng cao dân trí của xã hội đặc biệt là vùng sâu, vùng xa”, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Tuyên Quang cho hay.
Chúng tôi đi các điểm trường bản khó khăn, được ăn món cá khô kho, trứng rán… của giáo viên tiếp đãi thịnh soạn và nghe câu chuyện thu nhập, chi tiêu đắt đỏ ở đây. Giáo viên vùng cao, biên giới phải đi lại khó khăn, cách trở, mọi chi phí sinh hoạt đắt gấp 3 lần so với miền xuôi, trong khi đó thu nhập không cao. So với chế độ của giáo viên vùng đồng bằng, giáo viên vùng đặc biệt khó khăn được hưởng tiền hỗ trợ thu hút 5 năm đầu với mức từ 5 - 7% lương, địa bàn biên giới được hưởng thêm 70 - 100% lương.
Theo các thầy cô giáo, tiền lương và các khoản hỗ trợ khác, nếu chi tiêu không tằn tiện thì khó để dư ra đồng nào gửi về quê nuôi con. Ở địa bàn dân tộc, thương học sinh, giáo viên còn phải bỏ tiền túi mua thêm đồ dùng học tập, mua quần áo cho các em.
Bà Trần Thị Vân, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Dền Thàng, huyện Bát Xát (Lào Cai) mong muốn trong thời gian tới giáo viên vùng đặc biệt khó khăn sẽ được hưởng chế độ thu hút kéo dài hơn (hiện 5 năm là chấm dứt chế độ thu hút), được hưởng các chế độ chính sách khác như hỗ trợ kinh phí xăng xe đi lại và nước sạch cho giáo viên. Đời sống được bảo đảm tốt, giáo viên mới yên tâm cống hiến lâu dài. Nhà nước cần đầu tư làm đường giao thông thuận lợi, để người dân và thầy cô giáo đi lại bớt phần khó khăn, gian khổ.
Theo Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Lai Châu Đinh Trung Tuấn, Nhà nước cần có chính sách đặc thù để hỗ trợ, địa phương bố trí cấp đất cho giáo viên, chí ít phải xây dựng nhà công vụ cho giáo viên ở. Ngành Giáo dục chú trọng đến công tác khen thưởng, cử giáo viên đi học để nâng cao chuyên môn nghiệp vụ. Nếu chính sách thực hiện tốt, các thầy, cô giáo sẽ ổn định tâm lý và đầu tư cho công tác giảng dạy, chất lượng giáo dục vùng đặc biệt khó khăn sẽ được nâng lên.
Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Lai Châu khẳng định, giáo viên các nhà trường học sẽ phát huy kết quả đạt được tiếp tục xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh và thân thiện. Ngành Giáo dục Lai Châu sẽ tập trung nâng cao chất lượng giáo dục vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn; chú trọng công tác nuôi dạy học sinh bán trú để bảo đảm tỷ lệ chuyên cần, hạn chế thấp nhất số lượng học sinh bỏ học…
Thực hiện loạt bài, chúng tôi tiếp xúc với các thầy, cô giáo vùng cao, biên giới, nụ cười luôn hiện hữu trên khuôn mặt, dành trọn tình yêu thương cho học trò. Dù trong hoàn cảnh nào, các cô giáo, thầy giáo cũng luôn giữ trọn tâm huyết, đam mê với nghề, là tấm gương đạo đức cho các thế hệ học trò noi theo, xứng đáng với sự tôn vinh mà xã hội dành cho nghề giáo, như lời của ca khúc “Bài ca người giáo viên nhân dân” của tác giả Hoàng Vân:
Trên những nẻo đường của Tổ quốc xanh tươi
Có những loài hoa thơm đậm đà sắc hương
Có những bài ca nghe rạo rực lòng người
Bài ca ấy, loài hoa ấy đẹp như em người giáo viên nhân dân…
Trong những năm qua, nhiều thế hệ các thầy cô giáo đã nỗ lực, hy sinh thầm lặng để cống hiến, cùng với Nhà nước đầu tư xây dựng trường lớp và thực hiện chế độ hỗ trợ cho học sinh… Nhờ vậy, chất lượng giáo dục vùng cao ngày một nâng cao. Học sinh đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng khó khăn có điều kiện tốt hơn để tới trường học chữ.
Tại bản Hà Si của xã Pa Ủ, huyện Mường Tè (Lai Châu) người dân vừa về ở tập trung nên có nhiều khó khăn, cô giáo Lỳ Lỳ Che đứng điểm bản cố gắng khắc phục để chăm sóc các cháu. Ảnh: Việt Hoàng |
Tham dự Chương trình “Thay lời tri ân” năm 2019 diễn ra tối 17/11 tại Hà Nội, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam bày tỏ sự cảm phục trước những tấm gương của các thầy cô giáo đang hàng ngày, hàng giờ vượt qua khó khăn để cống hiến cho giáo dục. Theo Phó Thủ tướng, nhà giáo vừa cần có tri thức vừa phải có tấm lòng. Tất cả các thầy cô giáo đều cố gắng để vượt qua chính mình, tiếp tục phát huy thành tích tốt, khắc phục những tiêu cực, hạn chế còn tồn tại, chắc chắn sự nghiệp đổi mới giáo dục sẽ thành công, chất lượng nguồn nhân lực của đất nước sẽ ngày càng nâng lên.
Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Tuyên Quang Nguyễn Minh Anh Tuấn chia sẻ: Các thầy, cô giáo cắm bản thực sự là những con người rất tâm huyết với nghề. Thầy, cô giáo đã nỗ lực hết sức mình để đưa chính sách giáo dục của Nhà nước, các chủ trương của ngành Giáo dục đến với học sinh, đến với đồng bào vùng sâu, vùng xa. Sự nỗ lực của các thầy, cô giáo cắm bản đã giúp cho ngành Giáo dục tỉnh Tuyên Quang thực hiện tốt các nhiệm vụ trọng tâm của từng năm học.
“Các thầy, các cô cắm bản đã hy sinh tuổi xuân, phải sống xa gia đình, sống trong điều kiện thiếu thốn để mang kiến thức đến cho các em học sinh ở vùng sâu, vùng xa, làm thay đổi tư duy, suy nghĩ của cha mẹ học sinh về vấn đề cho con em đến trường học tập. Đồng thời, thầy cô giáo đã góp phần nâng cao dân trí của xã hội đặc biệt là vùng sâu, vùng xa”, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Tuyên Quang cho hay.
Chúng tôi đi các điểm trường bản khó khăn, được ăn món cá khô kho, trứng rán… của giáo viên tiếp đãi thịnh soạn và nghe câu chuyện thu nhập, chi tiêu đắt đỏ ở đây. Giáo viên vùng cao, biên giới phải đi lại khó khăn, cách trở, mọi chi phí sinh hoạt đắt gấp 3 lần so với miền xuôi, trong khi đó thu nhập không cao. So với chế độ của giáo viên vùng đồng bằng, giáo viên vùng đặc biệt khó khăn được hưởng tiền hỗ trợ thu hút 5 năm đầu với mức từ 5 - 7% lương, địa bàn biên giới được hưởng thêm 70 - 100% lương.
Theo các thầy cô giáo, tiền lương và các khoản hỗ trợ khác, nếu chi tiêu không tằn tiện thì khó để dư ra đồng nào gửi về quê nuôi con. Ở địa bàn dân tộc, thương học sinh, giáo viên còn phải bỏ tiền túi mua thêm đồ dùng học tập, mua quần áo cho các em.
Bà Trần Thị Vân, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Dền Thàng, huyện Bát Xát (Lào Cai) mong muốn trong thời gian tới giáo viên vùng đặc biệt khó khăn sẽ được hưởng chế độ thu hút kéo dài hơn (hiện 5 năm là chấm dứt chế độ thu hút), được hưởng các chế độ chính sách khác như hỗ trợ kinh phí xăng xe đi lại và nước sạch cho giáo viên. Đời sống được bảo đảm tốt, giáo viên mới yên tâm cống hiến lâu dài. Nhà nước cần đầu tư làm đường giao thông thuận lợi, để người dân và thầy cô giáo đi lại bớt phần khó khăn, gian khổ.
Những năm vừa qua, được Nhà nước đầu tư xây dựng nên trên địa bàn tỉnh Lai Châu đã xóa được nhiều trường lớp học học tạm, phục vụ tốt công tác dạy học ở vùng khó. Ảnh: Việt Hoàng |
Theo Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Lai Châu Đinh Trung Tuấn, Nhà nước cần có chính sách đặc thù để hỗ trợ, địa phương bố trí cấp đất cho giáo viên, chí ít phải xây dựng nhà công vụ cho giáo viên ở. Ngành Giáo dục chú trọng đến công tác khen thưởng, cử giáo viên đi học để nâng cao chuyên môn nghiệp vụ. Nếu chính sách thực hiện tốt, các thầy, cô giáo sẽ ổn định tâm lý và đầu tư cho công tác giảng dạy, chất lượng giáo dục vùng đặc biệt khó khăn sẽ được nâng lên.
Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Lai Châu khẳng định, giáo viên các nhà trường học sẽ phát huy kết quả đạt được tiếp tục xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh và thân thiện. Ngành Giáo dục Lai Châu sẽ tập trung nâng cao chất lượng giáo dục vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn; chú trọng công tác nuôi dạy học sinh bán trú để bảo đảm tỷ lệ chuyên cần, hạn chế thấp nhất số lượng học sinh bỏ học…
Học sinh và giáo viên Trường phổ thông dân tộc bán trú THCS xã Pa Vệ Sử, huyện Mương Tè (Lai Châu) làm báo tường kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11. Ảnh: Việt Hoàng |
Thực hiện loạt bài, chúng tôi tiếp xúc với các thầy, cô giáo vùng cao, biên giới, nụ cười luôn hiện hữu trên khuôn mặt, dành trọn tình yêu thương cho học trò. Dù trong hoàn cảnh nào, các cô giáo, thầy giáo cũng luôn giữ trọn tâm huyết, đam mê với nghề, là tấm gương đạo đức cho các thế hệ học trò noi theo, xứng đáng với sự tôn vinh mà xã hội dành cho nghề giáo, như lời của ca khúc “Bài ca người giáo viên nhân dân” của tác giả Hoàng Vân:
Trên những nẻo đường của Tổ quốc xanh tươi
Có những loài hoa thơm đậm đà sắc hương
Có những bài ca nghe rạo rực lòng người
Bài ca ấy, loài hoa ấy đẹp như em người giáo viên nhân dân…
Việt Hoàng - Lục Thu - Khánh Cường