Chuyện bên lề EURO 2016

Chuyện bên lề EURO 2016

 Rắc rối ấy nằm ở vị trí của Antoine Griezmann, ngôi sao sáng nhất tại tuyển Pháp hiện tại. Ban đầu, HLV Deschamps áp dụng sơ đồ 4-3-3 cho "Les Bleus" với Griezmann chơi tiền đạo phải. Tuy nhiên, anh lại thường xuyên di chuyển vào trung lộ, chọn vị trí sau lưng Olivier Giroud khi Pháp tấn công. Điều này dẫn tới sự mất cân bằng trong đội hình của Pháp. Khi tấn công, cánh phải sẽ chỉ có một mình Bacary Sagna, trong khi Griezmann thích hoạt động trong một không gian cố định, chỉ tập trung kiến tạo hoặc làm bàn khi bóng đến chân, không đóng góp nhiều cho phòng ngự... Chính vì sự có mặt của Griezmann với vai trò "chuyên trách" trên sân nên các cầu thủ còn lại được đòi hỏi phải khỏa lấp những vấn đề về phòng ngự. 

Antoine Griezmann ăn mừng bàn thắng vào lưới đội Iceland trong trận tứ kết EURO 2016 diễn ra ở Saint-Denis, Pháp ngày 3/7. EPA/ TTXVN
Antoine Griezmann ăn mừng bàn thắng vào lưới đội Iceland trong trận tứ kết EURO 2016 diễn ra ở Saint-Denis, Pháp ngày 3/7. EPA/ TTXVN

* Thomas Mueller chỉ thiếu niềm tin Thomas Mueller đến Pháp với kỳ vọng sẽ là chân sút chủ lực của hàng công của đội tuyển Đức. Nhưng đến giờ phút này, dấu ấn lớn nhất của anh cũng chỉ là đường chuyền cho Mario Gomez ghi bàn trong trận thắng Cộng hòa Bắc Ireland. Còn cá nhân anh vẫn trên con đường tìm bàn thắng đầu tiên trong các kỳ EURO. Mueller là một trong số ít các cầu thủ Đức thi đấu trọn vẹn 5 trận đấu tại EURO lần này với tổng thời gian lên đến hơn 480 phút. Trong suốt quãng thời gian ấy, chúng ta vẫn thấy một hình ảnh Mueller nhanh nhẹn, xông xáo và nhiệt tình trong từng pha bóng. Anh luôn tích cực tham gia vào tất cả các đường tấn công của tuyển Đức. Vấn đề của Mueller chính là yếu tố tâm lý, đặc biệt là khi anh đứng trước bóng, trong khoảnh khắc quyết định cuối cùng. Anh mất đi sự tự tin, sự quyết đoán và lạnh lùng trong những cú dứt điểm. 

Cầu thủ Thomas Mueller của Đức sút penalty trong trận đấu với Italy ở Bordeaux, Pháp ngày 2/7. EPA/TTXVN
Cầu thủ Thomas Mueller của Đức sút penalty trong trận đấu với Italy ở Bordeaux, Pháp ngày 2/7. EPA/TTXVN

*  Lý do Xứ Wales và Bồ Đào Nha không mặc áo đấu truyền thống Trong cuộc đối đầu ngày 7/7 trong khuôn khổ trận Bán kết thứ nhất Giải vô địch bóng đá châu Âu (EURO) 2016, Bồ Đào Nha khoác màu xanh sáng còn Xứ Wales diện đồng phục đen, không đội nào mặc áo đỏ truyền thống. Nguyên nhân: Đội tuyển Bồ Đào Nha được mặc định là “đội nhà” của trận đấu này và được quyền chọn màu áo, tức có cơ hội mặc màu áo đỏ. Vấn đề là, hãng Nike thiết kế màu áo truyền thống cho Bồ Đào Nha năm nay hơi sậm hơn thường lệ, nên khi ra sân sẽ khó phân biệt với màu áo đen sân khách của tuyển Xứ Wales, thế là Ronaldo và đồng đội chọn mặc áo màu xanh sáng. Liền sau đó, lãnh đội Xứ Wales đã đề nghị được mặc áo đỏ truyền thống trong trận này nhưng thay đổi đó không được Ban tổ chức chấp nhận. Kết quả sau cùng, hai đội đã cùng ra sân với màu áo sân khách. 

Các cầu thủ xứ Wales mặc áo đen trong trận đấu với Bồ Đào Nha tại Lyon, Pháp ngày 6/7. EPA/TTXVN
Các cầu thủ xứ Wales mặc áo đen trong trận đấu với Bồ Đào Nha tại Lyon, Pháp ngày 6/7. EPA/TTXVN
 
Các cầu thủ Bồ Đào Nha mặc áo xanh sáng trong trận đấu với xứ Wales tại Lyon, Pháp ngày 6/7. EPA/TTXVN
 Các cầu thủ Bồ Đào Nha mặc áo xanh sáng trong trận đấu với xứ Wales tại Lyon, Pháp ngày 6/7. EPA/TTXVN

Có thể bạn quan tâm