Nghe truyền thuyết về đôi mãng xà cách đây hơn một thế kỷ rưỡi, chúng tôi hành hương về chùa Phước Điền, nằm ở phía Tây của ngọn núi Sam, thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang. Cổng chùa xây bằng đá xanh được đục đẽo từ ngọn núi này. Vòng vèo lên hơn 300 bậc thang mới đến được chánh điện. Ngôi chùa được xây dựng khang trang, nếu không nói là hoành tráng, nhưng vẫn giữ được vẻ uy nghiêm thanh nhã của chốn thiền môn thanh tịnh. Ngôi chùa cũ nằm khuất sâu vào bên trong, cổ kính.
Gác chuông của chùa Hang (nằm ở phía Tây của núi Sam, thành phố Châu Đốc, An Giang). |
Nét độc đáo của ngôi chùa không chỉ ở kiến trúc hoài cổ trầm tư mà còn ở thế đứng. Chùa được chia thành nhiều tầng dọc theo lối cầu lộ thiên như thể được "treo" bên vách núi. Mặt Tây của Núi Sam đã bị khai thác nhiều, để lại những vách đá dựng đứng, hiểm trở. Chùa được xây dựng theo vách đá đó như bức phù điêu khổng lồ được chạm khắc tỉ mỉ. Dù hiểm trở nhưng khuôn viên chùa vẫn có hồ sen, sân chiêm bái Bồ Tát, chư Phật, nhiều hành lang chuyển tiếp dẫn qua các ngôi thờ tự…
Phía sau chánh điện mới, là ngôi chánh điện cũ, có lối dẫn vào hang sâu. Tương truyền rằng, một người phụ nữ xứ Sài Gòn- Gia Định lánh xa trần thế, tìm đến chốn này từ hơn 150 năm trước. Bà ẩn tu trong hang, xa làng mạc. Tiếng tụng kinh hằng đêm của vị nữ tu đã thu phục được đôi rắn khổng lồ tác oai tác oái trong vùng. Từ xa xưa, vùng đất núi non này gắn với bao huyền thoại từ bạch hổ đến cọp ba chân, rắn khổng lồ. Nhưng bất cứ loài mãnh thú nào dù hung hãn tới đâu cũng bị tiếng kệ lời kinh thu phục, chỉ ác với kẻ xấu và bênh vực kẻ tu hành, người lương thiện. Vì thế, câu chuyện truyền miệng về đôi mãng xà gắn với vị nữ tu xuất hiện trong nhiều câu chuyện trừng phạt kẻ ác, cứu vớt người lành phổ biến trong vùng. Dừng lại chùa, từ chị bán nhang cúng Phật đến người quét lá sân chùa đều rành những câu chuyện truyền miệng như thế. Với du khách, ngồi bên hồ sen, hành lang chùa, câu chuyện được nghe càng thêm thú vị.
Chùa còn có tên gọi khác là chùa Hang vì ban đầu nơi thờ tự nằm trong hang đá sâu. Nhưng người dân địa phương gọi là chùa bà Thợ vì vị nữ tu đầu tiên- bà Lê Thị Thơ- bấy giờ giỏi tài may vá nên người bản địa tránh gọi tên mà gọi nghề để thể hiện sự tôn trọng. Hang sâu nơi bà hằng đêm tụng kinh cho đôi mãng xà nghe bây giờ được tôn tạo lại. Bước lên từng bậc thang trong hang sẽ có đèn cảm ứng chiếu sáng cho khách đi qua. Văng vẳng là tiếng niệm chú, tiếng kệ vang ra từ vách hang hoặc tiếng róc rách của dòng nước cam lồ tuôn ra từ chiếc bình của Bồ Tát Quan Âm. Đi hết hang sâu là ra một hướng khác, đang xây dựng thiền viện lớn cũng hướng ra từ vách núi.
Lần đầu đến đây, du khách như choáng ngợp bởi vẻ sừng sững của kiến trúc "treo" trên vách đá. Nương níu lại đến chiều, ánh hoàng hôn rực rỡ làm du khách nao lòng. Đứng trước hành lang rộng của chùa trông xuống gác chuông, trước mắt là một khoảng không bao la. Mùa này, đồng ruộng xanh ngát đến ngút ngàn tầm mắt. Đó là đồng ruộng miền biên viễn, nối tiếp từ Việt Nam sang tận nước bạn Campuchia. Mùa nước nổi, đồng ruộng này mênh mông là nước. Ngôi chùa như "bám" vào hòn đảo- núi Sam nổi bềnh bồng trên mặt nước. Cũng từ vị trí này, nhìn về hướng Tây Nam là trập trùng những ngọn núi mờ ảo trong sương chiều. Từng đàn cò bay vội vã sau một ngày kiếm ăn về nơi trú ngụ đâu đó dưới rừng tràm ven chân núi.
Chùa Hang nằm trong quần thể danh thắng tín ngưỡng núi Sam như Miếu Bà Chúa Xứ, chùa Phật Thầy Tây An, lăng Thoại Ngọc Hầu… Tháng Tư âm lịch, khu vực này đông đúc khách hành hương. Dù vậy, ngôi chùa vẫn tĩnh lặng dù tấp nập người chiêm bái. Có lẽ, vẻ uy nghiêm, trầm mặc của ngôi chùa đã tự nhắc du khách phải giữ sự tĩnh lặng cho nơi này. Thêm vào đó, khung cảnh nên thơ và không gian mênh mông đẹp đẽ làm người ta phải chăm chú tận hưởng mà không muốn nói một lời nào.
Phía sau chánh điện mới, là ngôi chánh điện cũ, có lối dẫn vào hang sâu. Tương truyền rằng, một người phụ nữ xứ Sài Gòn- Gia Định lánh xa trần thế, tìm đến chốn này từ hơn 150 năm trước. Bà ẩn tu trong hang, xa làng mạc. Tiếng tụng kinh hằng đêm của vị nữ tu đã thu phục được đôi rắn khổng lồ tác oai tác oái trong vùng. Từ xa xưa, vùng đất núi non này gắn với bao huyền thoại từ bạch hổ đến cọp ba chân, rắn khổng lồ. Nhưng bất cứ loài mãnh thú nào dù hung hãn tới đâu cũng bị tiếng kệ lời kinh thu phục, chỉ ác với kẻ xấu và bênh vực kẻ tu hành, người lương thiện. Vì thế, câu chuyện truyền miệng về đôi mãng xà gắn với vị nữ tu xuất hiện trong nhiều câu chuyện trừng phạt kẻ ác, cứu vớt người lành phổ biến trong vùng. Dừng lại chùa, từ chị bán nhang cúng Phật đến người quét lá sân chùa đều rành những câu chuyện truyền miệng như thế. Với du khách, ngồi bên hồ sen, hành lang chùa, câu chuyện được nghe càng thêm thú vị.
Chùa còn có tên gọi khác là chùa Hang vì ban đầu nơi thờ tự nằm trong hang đá sâu. Nhưng người dân địa phương gọi là chùa bà Thợ vì vị nữ tu đầu tiên- bà Lê Thị Thơ- bấy giờ giỏi tài may vá nên người bản địa tránh gọi tên mà gọi nghề để thể hiện sự tôn trọng. Hang sâu nơi bà hằng đêm tụng kinh cho đôi mãng xà nghe bây giờ được tôn tạo lại. Bước lên từng bậc thang trong hang sẽ có đèn cảm ứng chiếu sáng cho khách đi qua. Văng vẳng là tiếng niệm chú, tiếng kệ vang ra từ vách hang hoặc tiếng róc rách của dòng nước cam lồ tuôn ra từ chiếc bình của Bồ Tát Quan Âm. Đi hết hang sâu là ra một hướng khác, đang xây dựng thiền viện lớn cũng hướng ra từ vách núi.
Lần đầu đến đây, du khách như choáng ngợp bởi vẻ sừng sững của kiến trúc "treo" trên vách đá. Nương níu lại đến chiều, ánh hoàng hôn rực rỡ làm du khách nao lòng. Đứng trước hành lang rộng của chùa trông xuống gác chuông, trước mắt là một khoảng không bao la. Mùa này, đồng ruộng xanh ngát đến ngút ngàn tầm mắt. Đó là đồng ruộng miền biên viễn, nối tiếp từ Việt Nam sang tận nước bạn Campuchia. Mùa nước nổi, đồng ruộng này mênh mông là nước. Ngôi chùa như "bám" vào hòn đảo- núi Sam nổi bềnh bồng trên mặt nước. Cũng từ vị trí này, nhìn về hướng Tây Nam là trập trùng những ngọn núi mờ ảo trong sương chiều. Từng đàn cò bay vội vã sau một ngày kiếm ăn về nơi trú ngụ đâu đó dưới rừng tràm ven chân núi.
Chùa Hang nằm trong quần thể danh thắng tín ngưỡng núi Sam như Miếu Bà Chúa Xứ, chùa Phật Thầy Tây An, lăng Thoại Ngọc Hầu… Tháng Tư âm lịch, khu vực này đông đúc khách hành hương. Dù vậy, ngôi chùa vẫn tĩnh lặng dù tấp nập người chiêm bái. Có lẽ, vẻ uy nghiêm, trầm mặc của ngôi chùa đã tự nhắc du khách phải giữ sự tĩnh lặng cho nơi này. Thêm vào đó, khung cảnh nên thơ và không gian mênh mông đẹp đẽ làm người ta phải chăm chú tận hưởng mà không muốn nói một lời nào.
Theo baocantho.com.vn