Để bảo đảm nguồn cung và khôi phục sản xuất chăn nuôi, nhiều trang trại, hộ chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Yên Bái đẩy mạnh tái đàn theo hướng có kiểm soát; quan tâm phòng, chống dịch bệnh, bảo đảm nguồn cung đáp ứng nhu cầu thị trường.
Những ngày này, tại tỉnh Lào Cai xuất hiện rét đậm, rét hại ảnh hưởng không nhỏ tới người dân, học sinh các trường vùng cao trong tỉnh. Các đơn vị trường học, đặc biệt tại những địa bàn vừa chịu thiệt hại về cơ sở vật chất do bão lũ, sạt lở đã linh hoạt, chủ động triển khai nhiều biện pháp thiết thực nhằm bảo vệ sức khỏe, đảm bảo môi trường học tập an toàn cho học sinh.
Những ngày gần đây, nhiệt độ trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn giảm sâu, một số khu vực núi cao ở nhiều thời điểm đã ghi nhận nhiệt độ chỉ ở mức khoảng 4 - 5 độ C. Ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh cùng chính quyền địa phương đã hướng dẫn người chăn nuôi các biện pháp chăm sóc, bảo vệ để đàn vật nuôi không bị chết vì đói, rét...
Những ngày qua, do ảnh hưởng của không khí lạnh khiến nhiệt độ trên địa bàn tỉnh Yên Bái giảm sâu, trời trở rét. Trước tình hình đó, các trường học trên địa bàn tỉnh đã có nhiều giải pháp phòng, chống rét, giữ ấm cho học sinh, nhằm đảm bảo sức khỏe và tỷ lệ chuyên cần.
Trước tình hình thời tiết rét đậm, rét hại trên địa bàn, nhất là tại các địa phương vùng cao, tỉnh Lào Cai đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, các địa phương triển khai đồng bộ các biện pháp phòng, chống rét, dịch bệnh trên đàn vật nuôi trong thời gian còn lại của năm 2024.
Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia dự báo về đợt rét hại diện rộng ở Bắc Bộ, Thanh Hóa và Nghệ An có khả năng kéo dài đến khoảng ngày 25/1. Trong đó, khu vực Hà Tĩnh rét đậm, rét hại có khả năng kéo dài đến hết ngày 24/1. Nhiệt độ thấp nhất ở Bắc Bộ phổ biến từ 8-10 độ C, khu vực vùng núi Bắc Bộ từ 3-6 độ C, vùng núi cao có nơi dưới 0 độ C. Khu vực Bắc Trung Bộ phổ biến từ 9-11 độ C.
Thời điểm này, nhiệt độ tại các vùng cao ở Lai Châu giảm sâu, trường học chủ động phương án phòng, chống rét cho học sinh để đảm bảo công tác dạy và học đúng theo quy định.
Trước tình hình rét đậm, rét hại đang xảy ra và đầu năm 2024 tại các tỉnh phía Bắc và Bắc Trung Bộ có thể gây ảnh hưởng bất lợi cho sinh trưởng và phát triển của thuỷ sản nuôi, Cục Thủy sản đề nghị các đơn vị chức năng phối hợp với địa phương, hướng dẫn thực hiện các biện pháp kỹ thuật chống rét cho thuỷ sản nuôi.
Đài khí tượng thủy văn tỉnh Lào Cai cho biết, đêm về sáng ngày 14/11, do gió mùa Đông Bắc ảnh hưởng đạt ngưỡng cực đại kéo theo nhiệt độ các khu vực trong tỉnh đồng loạt giảm xuống mức thấp nhất. Người dân trên các địa bàn vùng cao của Lào Cai đang tích cực triển khai biện pháp phòng, chống rét cho cây trồng, vật nuôi.
Để chủ động ứng phó với diễn biến phức tạp của thời tiết, ngăn ngừa bùng phát dịch bệnh trên các đối tượng thủy sản nuôi, đồng thời chủ động được nguồn cá giống qua đông phục vụ sản xuất, bà con cần thực hiện tốt một số biện pháp kỹ thuật chống rét cho cá…
Sơn La là tỉnh miền núi đang đón đợt không khí lạnh, nhiều nơi vùng cao như các huyện Bắc Yên, Vân Hồ, Mộc Châu…trời rét đậm, rét hại, gây ảnh hưởng trực tiếp đến đàn gia súc. Tuy nhiên, bằng sự chủ động từ sớm, công tác phòng chống đói, rét cho đàn gia súc đã được ngành nông nghiệp tỉnh Sơn La và các địa phương quan tâm, triển khai, mang lại hiệu quả thiết thực.
Do ảnh hưởng của các đợt không khí lạnh tăng cường gây rét đậm, rét hại kéo dài đã ảnh hưởng đến việc học tập của học sinh tại các địa bàn vùng cao, các trường học tại huyện vùng cao Bắc Yên, tỉnh Sơn La đã triển khai nhiều biện pháp nhằm giữ ấm cho học sinh, nhất là bậc học Mầm non, Tiểu học và Trung học Cơ sở.
Nhằm hạn chế tối đa thiệt hại đàn gia súc trước tình hình mưa rét, tỉnh Thừa Thiên – Huế đẩy mạnh thực hiện các biện pháp phòng, chống đói, rét cho đàn gia súc và hướng dẫn người dân chủ động nguồn thức ăn, nuôi nhốt gia súc tại chuồng.
Trước dự báo Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ sắp xảy ra rét đậm, rét hại trên diện rộng và kéo dài cũng như phòng, chống đói, rét cho vật nuôi khi vào vụ Đông Xuân, Cục Chăn nuôi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị các địa phương hướng dẫn người dân gia cố chuồng trại đảm bảo chống rét; đồng thời, chủ động dự trữ, bảo quản thức ăn đảm bảo đủ thức ăn cho gia súc trong vụ Đông Xuân.
Tỉnh Nghệ An đang tập trung triển khai quyết liệt các biện pháp cấp bách phòng chống rét cho đàn gia súc, gia cầm. Theo đó, UBND tỉnh yêu cầu UBND các huyện, thành phố, thị xã tăng cường chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn; các phòng, ban, đơn vị liên quan triển khai, thực hiện các biện pháp phòng, chống rét; ký cam kết với các hộ chăn nuôi tuyệt đối không thả rông gia súc trong mùa đông.
Do ảnh hưởng không khí lạnh tăng cường, từ ngày 20-24/2, thời tiết trên địa bàn tỉnh Sơn La rét đậm, rét hại, đã gây thiệt hại nặng về tài sản của người dân.
Hiện nay, các tỉnh miền núi phía Bắc đang phải hứng chịu một mùa đông lạnh giá, theo dự báo của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia từ ngày 19/2 đến ngày 23/2 Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ xảy ra đợt rét đậm, rét hại trên diện rộng, khu vực vùng núi phía Bắc có khả năng cao xảy ra mưa tuyết và băng giá, nhiệt độ thấp nhất các tỉnh vùng núi, trung du từ 4-6 độ C, khu vực núi cao có nơi xấp xỉ 0 độ C. Trên thực tế cho thấy, băng tuyết đã xuất hiện nhiều nơi như Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang... Điều đó có ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống sản xuất của nhân dân; trong đó có chăn nuôi gia súc, gia cầm, nhất là việc phòng chống đói rét đối với đàn đại gia súc.
Để chủ động ứng phó với diễn biến phức tạp của thời tiết mùa Đông, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La đã triển khai nhiều biện pháp phòng, chống đói, rét cho đàn gia súc, gia cầm. Qua đó, nhằm giảm thiểu thiệt hại thấp nhất về chăn nuôi, bảo đảm phát triển chăn nuôi bền vững, mang lại thu nhập cho người dân.
Thời gian qua, các đợt không khí lạnh tăng cường đã gây rét đậm, rét hại trên địa bàn tỉnh Điện Biên, đặc biệt là ở các địa bàn vùng cao, biên giới còn nhiều khó khăn về cơ sở vật chất, gây ảnh hưởng tới sức khỏe cũng như việc học tập của học sinh. Trước tình hình đó, ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Điện Biên đã chỉ đạo các trường học triển khai nhiều biện pháp chống rét cho học sinh, nhất là bậc học Mầm non, Tiểu học và Trung học cơ sở.
Phóng viên TTXVN tại các địa phương đưa tin, từ rạng sáng 12/1, băng tuyết đã xuất hiện khắp đỉnh núi Khoang La San (huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên) - cực Tây của Tổ quốc, nơi có cột mốc số 0, cao hơn 1.860m so với mực nước biển. Đến trưa, băng tuyết tiếp tục phủ trắng các ngọn cây dọc đường lên cột mốc số 0 và khu vực đỉnh núi Khoang La San. Hiện tượng băng tuyết xảy ra tại địa bàn này là điều rất hiếm.
Liên tục trong những ngày qua, do ảnh hưởng của đợt không khí lạnh tăng cường, thời tiết trên địa bàn tỉnh Sơn La nói chung, huyện Vân Hồ nói riêng đã xảy ra rét đậm, rét hại gây ảnh hưởng đến sản xuất, chăn nuôi và đời sống của nhân dân. Nhằm giảm thiểu thiệt hại, các cấp chính quyền và nhân đân trên địa bàn tỉnh Sơn La đã chủ động trong phòng, chống rét cho người, cây trồng, vật nuôi.
Không khí lạnh tăng cường khiến nhiệt độ ở tỉnh Lai Châu giảm sâu, trời chuyển rét đậm, rét hại. Trước tình hình đó, các trường học trên địa bàn tỉnh Lai Châu đã có nhiều giải pháp phòng, chống rét, giữ ấm cho học sinh, nhằm đảm bảo sức khỏe và tỷ lệ chuyên cần, nhất là học sinh bậc Mầm non, Tiểu học.
Hiện tại, tại địa phận tỉnh Bắc Kạn đang xảy ra rét đậm, rét với nhiệt độ thấp từ 7-14 độ C. Trước tình hình thời tiết rét đậm, rét hại tăng cường, tỉnh Bắc Kạn đã chỉ đạo các cấp, ngành chức năng tăng cường phòng, chống rét cho cây trồng, vật nuôi.
Do không khí lạnh tăng cường khiến nhiệt độ trên địa bàn các huyện vùng cao của tỉnh Hà Giang giảm mạnh, rét đậm rét hại, có nơi nhiệt độ xuống dưới 5 độ C, đã làm ảnh hưởng đến đời sống của người dân, đặc biệt là các học sinh.
Những ngày rét nhiệt độ ngoài trời dưới 12 độ C, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị các địa phương tuyên truyền, vận động nông dân không cho trâu, bò làm việc, chăn thả tự do; đưa trâu, bò về chỗ nuôi nhốt có kiểm soát. Cùng với đó là củng cố chuồng trại chăn nuôi, che chắn giữ khô nền chuồng, kín, ấm và đảm bảo vệ sinh chuồng nuôi.
Liên tục trong những ngày qua, do ảnh hưởng không khí lạnh tăng cường, nền nhiệt giảm sâu nên tỉnh Điện Biên đã xảy ra rét đậm, rét hại. Đặc biệt, tại một số xã thuộc các huyện vùng cao như: Tủa Chùa, Điện Biên Đông, Tuần Giáo, Mường Chà, Điện Biên… xuất hiện sương muối và băng mỏng. Trước diễn biến cực đoan của thời tiết, khí hậu, người dân khu vực biên giới lòng chảo Mường Thanh- huyện Điện Biên đã tăng cường các biện pháp phòng chống rét để bảo vệ đàn gia súc.
Ngày 24/1, Hội Bảo vệ động vật Việt Nam phối hợp với Chi cục Thú y tỉnh Lạng Sơn tổ chức lễ trao tặng vật tư chống rét cho trâu bò tại huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn.
Theo Đài khí tượng Thủy văn Yên Bái, do ảnh hưởng của rãnh gió Tây trên cao kết hợp với ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường yếu, những ngày qua, địa bàn tỉnh Yên Bái có mưa và trời rét. Để đảm bảo sức khỏe, duy trì tỷ lệ chuyên cần của học sinh trong những đợt rét đậm, rét hại kéo dài, đặc biệt là học sinh ở những huyện vùng cao, ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Yên Bái đã chỉ đạo các trường học triển khai nhiều biện pháp thiết thực, tạo điều kiện tốt nhất cho các em học tập trong mùa Đông.
Trước tình hình thời tiết diễn biến phức tạp, rét đậm, rét hại có thể kéo dài trong những đợt tới, để hạn chế tối đa mức thiệt hại cho đàn vật nuôi, ngành chăn nuôi tỉnh Yên Bái đang đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn, vận động người dân chủ động phòng, chống dịch bệnh, đói rét cho gia súc, gia cầm nhằm giảm thiểu mức thiệt hại cho người dân.
Trước tình hình rét đậm, rét hại trên địa bàn, tỉnh Lào Cai đã yêu cầu các địa phương trên địa bàn tỉnh cần có các biện pháp quyết liệt để hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại cho cây trồng và vật nuôi của người dân.