Tỉnh Thái Nguyên đặt mục tiêu năm 2025 tiếp tục quản lý, bảo vệ tốt diện tích rừng và đất lâm nghiệp theo quy hoạch, giữ tỷ lệ che phủ rừng trên 46%, nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế - xã hội, môi trường của từng loại rừng, nâng cao giá trị rừng sản xuất trên đơn vị diện tích, hình thành các chuỗi liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ lâm sản, tạo việc làm, tăng thu nhập, cải thiện sinh kế cho người dân làm nghề rừng, gắn với xây dựng nông thôn mới.
Ngày 22/3, thông tin từ Ủy ban nhân dân tỉnh cho biết, theo Quyết định số 816/QĐ-BNN-KL của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn vừa công bố, Quảng Bình tiếp tục đứng thứ 2 toàn quốc về độ che phủ rừng với trên 68%...
Kon Tum là tỉnh có độ che phủ rừng cao nhất ở khu vực Tây Nguyên, với khoảng 63%. Để bảo vệ và phát triển rừng, tỉnh Kon Tum đã triển khai nhiều dự án, chính sách nhằm khuyến khích người dân chung tay cùng chính quyền giữ vững “lá phổi xanh” trên địa bàn và phát triển sinh kế nhờ rừng.
Nhằm tăng diện tích, nâng cao độ che phủ rừng, những năm qua, Ban Quản lý rừng đặc dụng - phòng hộ Thuận Châu (Chi cục Kiểm lâm tỉnh Sơn La) luôn quan tâm đến công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Nhờ đó đến nay, tỷ lệ che phủ rừng của huyện Thuận Châu ngày càng được nâng lên, góp phần phủ xanh đất trống, đồi núi trọc và tạo sinh kế, thu nhập cho người dân.
Năm 2023, tỉnh Tuyên Quang phấn đấu trồng mới 9.700 ha rừng sản xuất, nâng độ che phủ rừng đạt trên 65%. Cùng với đó, tỉnh Tuyên Quang dự kiến khai thác 10.000 ha rừng trồng, với tổng sản lượng đạt hơn 1,1 triệu m3 gỗ, qua đó, phấn đấu đưa Tuyên Quang trở thành trung tâm sản xuất chế biến gỗ của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
Năm 2022, Yên Bái phấn đấu trồng mới 15.500 ha rừng, duy trì tỷ lệ che phủ rừng đạt 63%. Tới thời điểm hiện tại, toàn tỉnh đã trồng được trên 3.000 ha, đạt gần 20 % kế hoạch năm.
Là huyện vùng cao đặc biệt khó khăn của tỉnh Tuyên Quang nhưng Lâm Bình lại có tỷ lệ che phủ rừng khá lớn lên đến gần 78%. Có được kết quả này, Lâm Bình đã thực hiện nhiều giải pháp, trong đó có giải pháp dựa vào dân để giữ rừng.
Từ một địa phương “toàn là rừng”, Đắk Nông hiện có tỉ lệ che phủ rừng thấp hơn mức bình quân của cả nước (cả nước đạt gần 42%, trong khi Đắk Nông đạt 37,9%, số liệu năm 2019). Việc quản lý, bảo vệ và phát triển rừng tại Đắk Nông có vị trí, vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng – an ninh, góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa của cộng đồng các dân tộc thiểu số và đặc biệt là bảo vệ môi trường, hạn chế lũ lụt, sạt lở đất.
Phát triển rừng không chỉ cải thiện môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học mà còn có ý nghĩa rất lớn trong việc hỗ trợ sinh kế cho người dân ở vùng đệm. Do đó, tỉnh Ninh Thuận đang đẩy mạnh các giải pháp bảo vệ và trồng rừng, phấn đấu năm 2020 nâng tỷ lệ che phủ rừng lên 47%.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Phú Yên cho biết, năm 2020 các địa phương trong tỉnh sẽ trồng mới khoảng 6.000 ha rừng, nâng tỷ lệ che phủ rừng trên toàn tỉnh lên 45%.
Ông Triệu Đăng Khoa, Phó chi cục trưởng, Chi cục kiểm lâm, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Tuyên Quang cho biết, thực hiện kế hoạch trồng rừng năm 2018, đến nay Tuyên Quang đã hoàn thành kế hoạch trồng được 11.565 ha rừng đạt 103,3% kế hoạch; trong đó, trồng rừng tập trung khoảng 11.200 ha, trồng cây phân tán đạt gần 380 ha.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk, diện tích rừng ở Đắk Lắk hiện có hơn 505.076 ha, giảm hơn 10.533 ha; trong đó, rừng tự nhiên chỉ còn 461.384,5 ha, giảm 10.198 ha so với năm 2016. Do vậy, độ che phủ rừng của Đắk Lắk chỉ còn 38,49%, giảm 0,81% so với năm 2016 bao gồm cả diện tích cây cao su và cây đặc sản. Nếu không tính diện tích cây cao su, cây đặc sản thì chỉ còn 36,6%.
Sau 7 năm thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng, công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn huyện Tân Uyên (Lai Châu) có nhiều chuyển biến tích cực, người dân đã nâng cao ý thức bảo vệ rừng, tỷ lệ che phủ rừng tăng theo từng năm. Từ chính sách này, bà con có thêm nguồn thu nhập ổn định, vươn lên thoát nghèo.
Tỉnh Lâm Đồng vừa đặt mục tiêu năm 2018 phấn đấu đạt tỷ lệ che phủ rừng 54%, số vụ vi phạm giảm 20%, diện tích và khối lượng lâm sản thiệt hại giảm 30% so với năm 2017.