Cháo canh, một món ăn biến hóa khôn lường, khi đói là cháo, khi no lại trở thành canh, từ lâu đã có mặt gần như khắp vùng Bắc Trung Bộ, đặc biệt là miền cát trắng Quảng Bình, Quảng Trị. Nhưng cháo canh quê hương Ba Đồn, nằm bên bờ bắc sông Gianh là một trong những "báu vật" làm nên "quốc hồn quốc túy" của vùng đất từng là giới tuyến hai Đàng này.
Giống như tính cách người Quảng Bình mộc mạc, chân chất, về hình thức cháo canh không đẹp mắt và cầu kỳ như phở. Sợi mì được làm khá thô sơ (nhào mịn, cán mỏng và cắt sợi theo cách thủ công) nên sợi to và dày chứ không mềm, mỏng như bánh phở. Nước dùng trong tô cháo canh Quảng Bình nhiều và có màu vàng ươm của thịt cua, chứ không sền sệt như tô bánh canh cua.
Mấy trăm năm món cháo tồn tại xứ Ba Đồn đều nấu từ con cá biển như cá nục, cá trích, cá ngừ, cá thu, cá ngứa, cá chim.. Cháo canh Ba Đồn đơn giản mà dậy hương vị thơm ngọt, mặn mòi của biển khơi, của mùi bột, mùi hành. Sợi cháo mềm giòn rất lạ, khi nào ăn thì mới nấu nên bát cháo rất hấp dẫn. Ăn bát cháo gốc gác vùng đất này mới biết tài hoa của người bản địa trong cách dùng các loại cá biển nấu cháo, nó không gây tanh mà thơm ngon lạ thường bởi cách hấp cá... Cá ở đây là cá biển, không phải cá sông và đã được làm từ trước, luộc chín, gỡ thịt, nêm nếm đầy đủ gia vị rồi bỏ vào chảo xào qua với hành phi cho thấm gia vị và có mùi thơm, nước dùng được hầm từ xương cá.
Cháo canh Ba Đồn thường phải đi kèm thêm ram và rượu. Ram ăn với cháo bánh canh như người Hà Nội ăn phở với quẩy. Ram được làm từ thịt lợn, bằm nhỏ bỏ thêm gia vị. Mùa đông cũng như ngày hè, dân thị trấn hay khách đi chợ điểm tâm một bát cháo canh, làm vài cái ram, nhâm nhi thêm vài ly rượu nhỏ. Mùi hành phi, mùi ram rán cứ trộn lẫn vào nhau thành một mùi hương cháo canh Ba Đồn mà ai đã thưởng thức một lần không thể nào quên. Nhớ nhất vẫn là những người con Ba Đồn sống xa xứ.
Giống như tính cách người Quảng Bình mộc mạc, chân chất, về hình thức cháo canh không đẹp mắt và cầu kỳ như phở. Sợi mì được làm khá thô sơ (nhào mịn, cán mỏng và cắt sợi theo cách thủ công) nên sợi to và dày chứ không mềm, mỏng như bánh phở. Nước dùng trong tô cháo canh Quảng Bình nhiều và có màu vàng ươm của thịt cua, chứ không sền sệt như tô bánh canh cua.
Cháo canh Ba Đồn đơn giản mà dậy hương vị thơm ngọt, mặn mòi của biển khơi |
Mấy trăm năm món cháo tồn tại xứ Ba Đồn đều nấu từ con cá biển như cá nục, cá trích, cá ngừ, cá thu, cá ngứa, cá chim.. Cháo canh Ba Đồn đơn giản mà dậy hương vị thơm ngọt, mặn mòi của biển khơi, của mùi bột, mùi hành. Sợi cháo mềm giòn rất lạ, khi nào ăn thì mới nấu nên bát cháo rất hấp dẫn. Ăn bát cháo gốc gác vùng đất này mới biết tài hoa của người bản địa trong cách dùng các loại cá biển nấu cháo, nó không gây tanh mà thơm ngon lạ thường bởi cách hấp cá... Cá ở đây là cá biển, không phải cá sông và đã được làm từ trước, luộc chín, gỡ thịt, nêm nếm đầy đủ gia vị rồi bỏ vào chảo xào qua với hành phi cho thấm gia vị và có mùi thơm, nước dùng được hầm từ xương cá.
Cháo canh Ba Đồn thường phải đi kèm thêm ram và rượu. Ram ăn với cháo bánh canh như người Hà Nội ăn phở với quẩy. Ram được làm từ thịt lợn, bằm nhỏ bỏ thêm gia vị. Mùa đông cũng như ngày hè, dân thị trấn hay khách đi chợ điểm tâm một bát cháo canh, làm vài cái ram, nhâm nhi thêm vài ly rượu nhỏ. Mùi hành phi, mùi ram rán cứ trộn lẫn vào nhau thành một mùi hương cháo canh Ba Đồn mà ai đã thưởng thức một lần không thể nào quên. Nhớ nhất vẫn là những người con Ba Đồn sống xa xứ.
Theo tuhaoviet.vn