Cây đinh hương dùng khi đau yếu

Cây đinh hương dùng khi đau yếu
Đặc tính kháng khuẩn

Đinh hương đã được kiểm chứng về đặc tính kháng khuẩn, chống lại các mầm bệnh ở người. Chiết xuất đinh hương đủ mạnh để tiêu diệt những mầm bệnh này. Hơn thế, chiết xuất này cũng có hiệu quả chống lại các loại vi khuẩn gây bệnh tả.

Giúp tiêu hóa tốt

Dùng đinh hương giúp cải thiện sự tiêu hóa nhờ kích thích sự bài tiết của các enzym tiêu hóa. Đinh hương được dùng để chữa đầy hơi, kích ứng bao tử, khó tiêu và buồn nôn. Loại thảo dược này khi được rang, nghiền bột và kết hợp với mật ong để làm giảm các rối loạn về tiêu hóa.

Cây đinh hương dùng khi đau yếu ảnh 1
Đinh hương thuộc họ sim
Bảo vệ gan

Đinh hương có chứa hàm lượng cao các chất kháng ô xy hóa, rất tốt để bảo vệ các cơ quan của cơ thể chống lại các gốc tự do, đặc biệt là gan. Về lâu dài, hoạt động chuyển hóa làm tăng việc sản sinh các gốc tự do và li pít máu trong cơ thể và làm giảm các chất kháng ô xy hóa trong gan. Trong khi đó, chiết xuất đinh hương rất có ích để đối phó với những ảnh hưởng này nhờ có chứa những đặc tính bảo vệ gan.

Kiểm soát bệnh tiểu đường

Nhiều bài thuốc truyền thống đã dùng đinh hương để chữa trị nhiều loại bệnh khác nhau, trong đó có tiểu đường. Ở bệnh nhân tiểu đường, lượng insulin được cơ thể sản xuất không hay không thể tạo ra insulin. Nghiên cứu cho thấy, chiết xuất đinh hương được bào chế giống như insulin, có thể kiểm soát lượng đường trong máu.

Bảo tồn xương

Chiết xuất nước - chất cồn của đinh hương gồm các hợp chất phenolic, như eugenol và các chất dẫn xuất của nó, flavone, isoflavone và flavonoid, có tác dụng duy trì mật độ xương và các chất khoáng của xương, tăng độ co dãn của xương trong trường hợp loãng xương.

Cây đinh hương dùng khi đau yếu ảnh 2
Đinh hương có thể kiểm soát lượng đường trong máu
Chống biến đổi gen

Các tác nhân gây đột biến là những hóa chất làm thay đổi cấu trúc di truyền của AND bằng cách gây đột biến. Trong khi đó, các hợp chất sinh học có trong đinh hương như phenylpropanoid, có đặc tính chống biến đổi gen, hỗ trợ các tế bào, có công dụng kiểm soát tác động của biến đổi gen rất đáng kể.

Tăng cường miễn dịch

Y học cổ truyền Ấn Độ mô tả một số thực vật có hiệu quả trong việc phát triển và bảo vệ sức khỏe của hệ miễn dịch, trong đó có đinh hương. Nụ đinh hương khô có chứa các hợp chất giúp cải thiện hệ miễn dịch nhờ tăng cường số lượng tế bào máu trắng, giúp cải thiện hệ miễn dịch quá mẫn cảm.

Chữa bệnh răng miệng

Có thể dùng đinh hương để chữa các bệnh về nướu răng, như viêm nướu răng và viêm nha chu. Chiết xuất nụ đinh hương kiểm soát đáng kể sự phát triển của các mầm bệnh răng miệng, gây ra các bệnh về răng miệng khác nhau. Đinh hương cũng có thể chữa đau răng nhờ có chứa đặc tính giảm đau.

Kích thích tình dục

Các gia vị như đinh hương và hạt nhục đậu khấu được chứng minh là có đặc tính kích thích dục năng. Các thí nghiệm trên chiết xuất đinh hương và hạt nhục đậu khấu so với tân dược trong chữa trị giảm dục năng cho thấy, hai chiết xuất này đều đem lại kết khả quan.

Thuốc gia truyền từ đinh hương

Chữa đau nhức xương khớp do thời tiết: Đinh hương 20g, long não 12g, rượu trắng loại cao độ 250ml, hàng ngày lắc cho đều thuốc, ngâm trong 7 ngày liền. Lấy thuốc xoa bóp nơi khớp đau nhức, ngày 2 lần.

Sát khuẩn chân răng, chữa sưng đau răng do viêm: Đinh hương, xuyên tiêu mỗi vị 20g, tán bột mịn, bôi hàng ngày nơi đau.

Trị chứng viêm loét miệng: Đinh hương 5g, tán bột mịn, cho ít nước sôi để nguội cho ngấm đều thành nước sền sệt. Dùng tăm bông chấm vào nước thuốc này bôi vào nơi viêm. Hàng ngày cần súc miệng nước muối loãng nhiều lần, chữa liền 5 ngày.

Chống hôi miệng: Lấy một nụ đinh hương, giã giập, bọc vào bông, rồi nút vào mũi hoặc nhai và ngậm.

Cây đinh hương dùng khi đau yếu ảnh 3
Đinh hương có tác dụng kích thích, làm thơm, ấm bụng, chống nôn, giảm đau, sát khuẩn, làm săn, tiêu sưng...

Chữa sai khớp, bong gân: Đinh hương phối hợp với quế, gừng sống, dây đau xương, vỏ núc nác, hồi hương, vỏ sòi, lá canh châu, mủ xương rồng bà, lá náng, lá thầu dầu tía, lá kim cang, lá mua, huyết giác, hạt trấp, hạt máu chó, lá bưởi bung, lá tầm gửi cây khế (lượng các vị bằng nhau), giã nhỏ, sao nóng và chườm.

Chữa bệnh nội thương lâu ngày, sinh nấc nghẹn, nôn mửa, tức ngực, mạch chậm: Đinh hương 2 - 4g, tai hồng 10g, gừng 5 lát (đôi khi còn thêm trần bì, thanh bì và bán hạ, mỗi thứ 6g), sắc với 200ml nước còn 50ml uống trong ngày. Trong trường hợp nếu nóng nhiều thì giảm đinh hương, tăng tai hồng; ngược lại nếu lạnh nhiều thì tăng đinh hương, giảm tai hồng.

Chữa đau bụng, rối loạn tiêu hóa, thổ tả: Đinh hương 2g, sa nhân 6g, bạch truật 12g. Tất cả tán bột, uống mỗi lần 2 - 4g, ngày 2 - 3 lần.
Theo langvietonline.vn

Có thể bạn quan tâm

Cảnh báo nguy cơ ngộ độc từ nấm độc, cá nóc, so biển, cây, củ quả rừng tự nhiên

Cảnh báo nguy cơ ngộ độc từ nấm độc, cá nóc, so biển, cây, củ quả rừng tự nhiên

Ngày 24/3, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đã có công văn số 506/ATTP-NĐTT đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và đơn vị chức năng tăng cường giám sát, triển khai các giải pháp kiểm soát an toàn thực phẩm trong thu hái, đánh bắt, tiêu dùng sản phẩm nông, lâm, thủy sản, sử dụng các loại nấm, cây, củ quả rừng tự nhiên…

Năm khuyến cáo của Bộ Y tế để phòng, chống bệnh sởi

Năm khuyến cáo của Bộ Y tế để phòng, chống bệnh sởi

Theo thống kê của Bộ Y tế, từ đầu năm 2025 đến nay, cả nước ghi nhận khoảng 40.000 trường hợp nghi sởi, 5 trường hợp tử vong liên quan đến sởi; các trường hợp nghi sởi ghi nhận cao nhất tại khu vực miền Nam (57%), miền Trung (19,2%), miền Bắc (15,1%), Tây Nguyên (8,7%).

Cao Bằng: Bệnh nhân đầu tiên tử vong do nghi sởi

Cao Bằng: Bệnh nhân đầu tiên tử vong do nghi sởi

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Cao Bằng thông tin, bệnh nhân Hoàng A.Q (sinh năm 2023, dân tộc Mông, trú tại Bản Oóng, xã Sơn Lập, huyện Bảo Lạc) đến khám và điều trị tại Trung tâm Y tế huyện Pác Nặm (tỉnh Bắc Kạn) đã tử vong ngày 10/3, nghi liên quan đến bệnh sởi.

Phát hiện mới mở ra hy vọng ngăn ngừa ung thư

Phát hiện mới mở ra hy vọng ngăn ngừa ung thư

Ngày 17/3, Viện Nghiên cứu Y khoa Nhi (CMRI) tại thành phố Sydney công bố kết quả nghiên cứu mới cho thấy các nhà khoa học đã phát hiện một cơ chế đáng ngạc nhiên có thể giúp các tế bào trở thành “tấm khiên” ngăn ngừa ung thư.

Nga phát triển liệu pháp phóng xạ trị ung thư tuyến tiền liệt

Nga phát triển liệu pháp phóng xạ trị ung thư tuyến tiền liệt

Các nhà khoa học tại Đại học Bách khoa Tomsk (TPU), Nga, đã phát triển và được cấp bằng sáng chế cặp dược phẩm phóng xạ trị liệu (Theranostic) đầu tiên của Nga, mở ra một hướng đi mới đầy hứa hẹn trong việc chẩn đoán và điều trị căn bệnh ung thư tuyến tiền liệt. Theo thông báo từ TPU, giai đoạn thử nghiệm lâm sàng ban đầu đã thành công.

Cảnh báo nguy cơ trẻ nhỏ ngộ độc do ăn đá bào chứa glycerol

Cảnh báo nguy cơ trẻ nhỏ ngộ độc do ăn đá bào chứa glycerol

Các nhà nghiên cứu ở Anh và Ireland mới đây đã đưa ra cảnh báo trẻ em dưới 8 tuổi không nên ăn đá bào có chứa glycerol. Lý do là bởi món giải khát có màu sắc bắt mắt, hấp dẫn trẻ nhỏ này tiềm ẩn nguy cơ gây hại nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ.

Tập luyện cơ bắp giúp cải thiện giấc ngủ ở người cao tuổi

Tập luyện cơ bắp giúp cải thiện giấc ngủ ở người cao tuổi

Theo một nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học Thái Lan, tập thể dục, đặc biệt là các bài tập tăng cường sức mạnh và tập aerobic, đã chứng minh hiệu quả đáng kể trong việc nâng cao chất lượng giấc ngủ so với các hoạt động thông thường.

Cà Mau: 4 người nhập viện cấp cứu vì ăn cá nóc

Cà Mau: 4 người nhập viện cấp cứu vì ăn cá nóc

Ngày 4/3, Bệnh viện Đa khoa Cái Nước (huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau) cho biết, bệnh viện tiếp nhận 4 bệnh nhân cùng ngụ tại thị trấn Cái Đôi Vàm, huyện Phú Tân, bị ngộ độc sau khi ăn cá nóc, trong đó có 2 trường hợp vẫn đang phải thở máy.

Nghiên cứu từ Anh về "siêu thực phẩm" cho não bộ

Nghiên cứu từ Anh về "siêu thực phẩm" cho não bộ

Một nghiên cứu mới từ Đại học Reading, Vương quốc Anh, đã mang đến những phát hiện đáng chú ý về tác động tích cực của việc bổ sung hạt óc chó vào bữa sáng đối với khả năng nhận thức ở người trẻ.

Phòng tránh cúm trong thời điểm giao mùa

Phòng tránh cúm trong thời điểm giao mùa

Hiện đang là thời điểm giao mùa Đông - Xuân, với độ ẩm cao, tạo điều kiện thuận lợi cho virus phát triển và lây lan. Bên cạnh đó, nhu cầu đi lại, giao thương và các hoạt động lễ hội đầu năm gia tăng cũng làm tăng nguy cơ bùng phát dịch bệnh, nhất là dịch cúm.

Thực phẩm lên men giúp giảm stress, trầm cảm

Thực phẩm lên men giúp giảm stress, trầm cảm

Một nghiên cứu mới từ các nhà khoa học Singapore vừa phát hiện mối liên hệ quan trọng giữa vi khuẩn đường ruột và sức khỏe tâm thần, mở ra hy vọng mới trong việc điều trị lo âu và trầm cảm thông qua chế độ ăn uống.

Người dân không chủ quan nhưng cũng không quá hoang mang, lo sợ vì bệnh cúm

Người dân không chủ quan nhưng cũng không quá hoang mang, lo sợ vì bệnh cúm

Những ngày qua, thông tin về diễn biến phức tạp của dịch cúm tại Việt Nam và trên thế giới khiến nhiều người dân hoang mang, lo lắng. Đặc biệt, sau khi một nữ diễn viên nổi tiếng người Đài Loan (Trung Quốc) tử vong do mắc cúm càng dấy lên những lo ngại về dịch bệnh tưởng như không còn xa lạ này.

Bệnh nhân có bệnh nền tim mạch cần lưu ý gì khi bị cúm mùa?

Bệnh nhân có bệnh nền tim mạch cần lưu ý gì khi bị cúm mùa?

“Cúm mùa có thể làm nặng lên các triệu chứng ở bệnh nhân suy tim và làm tăng nguy cơ các biến chứng tim mạch ở cả người khỏe mạnh và bệnh nhân có bệnh nền tim mạch” - Đây là khẳng định của Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Thu Hoài, Viện Trưởng Viện Tim Mạch quốc gia, Bệnh viện Bạch Mai.

Giám sát, phát hiện sớm các bệnh lây truyền qua đường hô hấp

Giám sát, phát hiện sớm các bệnh lây truyền qua đường hô hấp

Để chủ động công tác phòng, chống bệnh cúm mùa, sởi và các bệnh lây truyền qua đường hô hấp, ngày 13/2, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tuyên Quang Hoàng Việt Phương cho biết đã yêu cầu Sở Y tế chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, địa phương trong tỉnh thực hiện rà soát đối tượng tiêm chủng để tổ chức tiêm bù, tiêm vét cho những đối tượng chưa được tiêm hoặc tiêm chưa đủ các mũi vaccine phòng bệnh sởi.

Không nên chủ quan trước cúm mùa

Không nên chủ quan trước cúm mùa

Bệnh nhân nam T.V.L, 78 tuổi, ở Từ Liêm, Hà Nội, được chuyển từ bệnh viện gần nhà đến Trung tâm Bệnh Nhiệt đới - Bệnh viện Bạch Mai trong tình trạng sốt cao, khó thở mỗi lúc một tăng. Bệnh nhân có tiền sử huyết áp cao, bệnh Alzheimer, test dương tính cúm A. Trước tình trạng bệnh nhân bị suy hô hấp, các y bác sỹ đã phải mở nội khí quản, cho bệnh nhân thở máy và điều trị tích cực.