Cụ thể, vào chiều tối 5/7, một thợ sửa bể biogas (sinh năm 1976) đã đột tử vì khí độc khi xuống bể để kiểm tra (vì bể lắp được 2 tháng nhưng không có gas). Chủ nhà (sinh năm 1986) thấy vậy liền xuống cứu cũng bị ngạt thở và tử vong. Một người dân địa phương tiếp tục xuống cứu cũng nhanh chóng rơi vào tình trạng hôn mê sâu. Rất may là người này đã được kịp thời đưa đến Bệnh viện đa khoa huyện Bảo Thắng để cấp cứu nên đã qua cơn nguy kịch... Ngay sau khi sự cố thương tâm xảy ra, chính quyền địa phương đã tổ chức thăm hỏi động viên các gia đình có nạn nhân bị thương vong.
Theo thống kê, hiện trên địa bàn tỉnh Lào Cai có hàng nghìn hầm khí biogas xử lý chất thải chăn nuôi tại các hộ gia đình và trang trại. Nhờ vậy nhiều hộ nông dân có nguồn năng lượng sạch để đun nấu, thắp sáng và dự kiến sắp tới sẽ chạy máy phát điện công suất nhỏ phục vụ sinh hoạt hàng ngày.
Thế nhưng, trên thực tế nhiều hộ gia đình thuê thợ tự do lắp đặt (thợ không thuộc các công ty do dự án giới thiệu) hoặc lắp đặt các loại hầm biogas không đạt tiêu chuẩn của các dự án thuộc ngành nông nghiệp, xây dựng dựa vào kinh nghiệm nên đã phát sinh một số hệ lụy, có thể gây nguy cơ mất an toàn. Có hầm biogas xây xong không tạo khí dẫn đến phải phá bỏ gây tốn kém.
Theo các chuyên gia, để bảo đảm an toàn khi sử dụng hầm biogas, người dân cần tuân thủ quy trình bảo đảm an toàn đã được các cơ quan chức năng khuyến cáo như: Mở nắp hầm ủ khí trước ít nhất khoảng 10 giờ đồng hồ (tùy từng dung tích bể). Trước khi xuống thau bể, người dân cần buộc con gà còn sống vào dây, thả xuống bể , đợi 5-10 phút rồi đó kéo lên. Nếu gà còn sống bình thường thì lúc đó xuống bể sẽ an toàn. Khi xuống hầm, người dân phải buộc dây bảo hiểm và có người ở trên theo dõi. Đặc biệt, người dân tuyệt đối không xuống hầm nếu gà thả xuống bị chết hoặc có biểu hiện khác thường bởi lúc đó có thể hầm biogas thiếu oxy, chứa nhiều khí độc.
Theo thống kê, hiện trên địa bàn tỉnh Lào Cai có hàng nghìn hầm khí biogas xử lý chất thải chăn nuôi tại các hộ gia đình và trang trại. Nhờ vậy nhiều hộ nông dân có nguồn năng lượng sạch để đun nấu, thắp sáng và dự kiến sắp tới sẽ chạy máy phát điện công suất nhỏ phục vụ sinh hoạt hàng ngày.
Thế nhưng, trên thực tế nhiều hộ gia đình thuê thợ tự do lắp đặt (thợ không thuộc các công ty do dự án giới thiệu) hoặc lắp đặt các loại hầm biogas không đạt tiêu chuẩn của các dự án thuộc ngành nông nghiệp, xây dựng dựa vào kinh nghiệm nên đã phát sinh một số hệ lụy, có thể gây nguy cơ mất an toàn. Có hầm biogas xây xong không tạo khí dẫn đến phải phá bỏ gây tốn kém.
Theo các chuyên gia, để bảo đảm an toàn khi sử dụng hầm biogas, người dân cần tuân thủ quy trình bảo đảm an toàn đã được các cơ quan chức năng khuyến cáo như: Mở nắp hầm ủ khí trước ít nhất khoảng 10 giờ đồng hồ (tùy từng dung tích bể). Trước khi xuống thau bể, người dân cần buộc con gà còn sống vào dây, thả xuống bể , đợi 5-10 phút rồi đó kéo lên. Nếu gà còn sống bình thường thì lúc đó xuống bể sẽ an toàn. Khi xuống hầm, người dân phải buộc dây bảo hiểm và có người ở trên theo dõi. Đặc biệt, người dân tuyệt đối không xuống hầm nếu gà thả xuống bị chết hoặc có biểu hiện khác thường bởi lúc đó có thể hầm biogas thiếu oxy, chứa nhiều khí độc.
Hương Thu