Trường Mầm non 27 (phường 27, quận Bình Thạnh) là ngôi trường được xác định xuất hiện ổ bệnh tay chân miệng từ giữa tháng 9/2019. Theo bà Châu Nguyễn Thùy Dung, Hiệu trưởng Trường Mầm non 27, ngày 11/9, Trường phát hiện 2 ca bệnh đầu tiên với những dấu hiệu đặc trưng như trẻ có nốt đỏ, bọng nước trên cánh tay. Ngay sau đó, phụ huynh được hướng dẫn đưa trẻ đến bệnh viện để thăm khám. Hai trẻ này được bác sỹ xác định mắc tay chân miệng và hướng dẫn nghỉ học điều trị tại nhà 14 ngày.
Để hạn chế dịch bệnh lây lan, nhà trường đã tăng cường vệ sinh, khử khuẩn tại lớp học có trẻ mắc bệnh, vệ sinh trường học. Tuy nhiên, số ca bệnh vẫn tiếp tục tăng dần, nhiều trẻ phát hiện mắc bệnh. Đến nay, toàn trường có 24 trẻ mắc bệnh tay chân miệng nhưng đã có 19 trẻ trở lại đi học bình thường, 5 trẻ hiện vẫn được nghỉ điều trị cách ly tại nhà.
Không chỉ riêng Trường Mầm non 27, quận Bình Thạnh có 6 trường thông báo có ca bệnh tay chân miệng, trong đó tâm điểm là Trường Mầm non 27 với số lượng trẻ mắc bệnh nhiều nhất. Một số trường khác xuất hiện chỉ từ 2-4 ca bệnh và chưa ghi nhận thêm các ca bệnh mới.
Số ca bệnh dự báo sẽ tiếp tục tăng, tuy nhiên, theo bà Vũ Thị Tố Loan, Phó Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo quận Bình Thạnh, hiện nay khó khăn nhất trong công tác phòng chống dịch bệnh là nhà trường không nhận được sự hợp tác của phụ huynh học sinh. Nhiều phụ huynh có tâm lý giấu bệnh, vẫn tiếp tục cho trẻ đến trường và vô tình làm lây lan cho những trẻ khác.
Từ đầu tháng 9 đến nay, số ca mắc bệnh tay chân miệng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh liên tục tăng. Chỉ trong tháng 9/2019, toàn thành phố ghi nhận 6.573 ca mắc tay chân miệng bao gồm cả nội trú lẫn ngoại trú, tăng gấp 2 lần so với tháng 8/2019. Tích lũy từ đầu năm đến cuối tháng 9, toàn thành phố ghi nhận 14.990 ca bệnh tay chân miệng.
Tại buổi kiểm tra ngày 8/10 trên địa bàn quận Bình Thạnh, Bác sỹ Lê Hồng Nga, (Trưởng Khoa Kiểm soát bệnh truyền nhiễm Trung tâm Phòng chống bệnh tật Thành phố Hồ Chí Minh) nhận định, nếu không có sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường, giữa ngành Giáo dục và ngành Y tế, chắc chắn dịch bệnh tay chân miệng sẽ tiếp tục lan rộng.
Do đó, các trường học cần tuân thủ việc thực hiện khử khuẩn theo định kỳ đối với đồ chơi, dụng cụ học tập của học sinh, nhất là trong các trường mầm non. Khi phát hiện các dấu hiệu nghi ngờ tay chân miệng, giáo viên cần lập tức khuyến cáo phụ huynh đưa trẻ đi khám bệnh và kịp thời cách ly với trẻ khác.
Trường Mầm non 27 quận Bình Thạnh - nơi xuất hiện ổ dịch tay chân miệng với 24 trẻ mắc bệnh từ giữa tháng 9 đến nay. Ảnh: Đinh Hằng - TTXVN |
Không chỉ riêng Trường Mầm non 27, quận Bình Thạnh có 6 trường thông báo có ca bệnh tay chân miệng, trong đó tâm điểm là Trường Mầm non 27 với số lượng trẻ mắc bệnh nhiều nhất. Một số trường khác xuất hiện chỉ từ 2-4 ca bệnh và chưa ghi nhận thêm các ca bệnh mới.
Số ca bệnh dự báo sẽ tiếp tục tăng, tuy nhiên, theo bà Vũ Thị Tố Loan, Phó Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo quận Bình Thạnh, hiện nay khó khăn nhất trong công tác phòng chống dịch bệnh là nhà trường không nhận được sự hợp tác của phụ huynh học sinh. Nhiều phụ huynh có tâm lý giấu bệnh, vẫn tiếp tục cho trẻ đến trường và vô tình làm lây lan cho những trẻ khác.
Trường Mầm non 27 quận Bình Thạnh - nơi xuất hiện ổ dịch tay chân miệng với 24 trẻ mắc bệnh từ giữa tháng 9 đến nay. Ảnh: Đinh Hằng - TTXVN |
Từ đầu tháng 9 đến nay, số ca mắc bệnh tay chân miệng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh liên tục tăng. Chỉ trong tháng 9/2019, toàn thành phố ghi nhận 6.573 ca mắc tay chân miệng bao gồm cả nội trú lẫn ngoại trú, tăng gấp 2 lần so với tháng 8/2019. Tích lũy từ đầu năm đến cuối tháng 9, toàn thành phố ghi nhận 14.990 ca bệnh tay chân miệng.
Tại buổi kiểm tra ngày 8/10 trên địa bàn quận Bình Thạnh, Bác sỹ Lê Hồng Nga, (Trưởng Khoa Kiểm soát bệnh truyền nhiễm Trung tâm Phòng chống bệnh tật Thành phố Hồ Chí Minh) nhận định, nếu không có sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường, giữa ngành Giáo dục và ngành Y tế, chắc chắn dịch bệnh tay chân miệng sẽ tiếp tục lan rộng.
Do đó, các trường học cần tuân thủ việc thực hiện khử khuẩn theo định kỳ đối với đồ chơi, dụng cụ học tập của học sinh, nhất là trong các trường mầm non. Khi phát hiện các dấu hiệu nghi ngờ tay chân miệng, giáo viên cần lập tức khuyến cáo phụ huynh đưa trẻ đi khám bệnh và kịp thời cách ly với trẻ khác.
Giáo viên Trường Mầm non 27 quận Bình Thạnh hường dẫn trẻ rửa tay với xà phòng để phòng bệnh tay chân miệng. Ảnh: Đinh Hằng - TTXVN
|
Bệnh tay chân miệng có đặc điểm là bệnh lây qua tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua đồ chơi, bề mặt đồ vật nhiễm chất tiết của người bệnh và bệnh chưa có vắc-xin phòng bệnh. Do đó, Bác sỹ Lê Hồng Nga khuyến cáo, việc phòng ngừa bệnh tay chân miệng phụ thuộc hoàn toàn vào các biện pháp dự phòng không dùng thuốc như rửa tay và vệ sinh đồ dùng. Để bảo vệ trẻ trước bệnh tay chân miệng, cha mẹ, người chăm sóc, giáo viên, bảo mẫu phải rửa sạch bàn tay của trẻ và của chính mình bằng nước, xà phòng. Biện pháp này chỉ đạt hiệu quả khi mỗi người, mỗi gia đình, mỗi cơ sở nuôi dạy trẻ tự giác thực hiện./.
Đinh Hằng
Báo ảnh Dân tộc và Miền núi/TTXVN