Mang trong mình nhiều tiềm năng, Vườn quốc gia Bến En và 3 khu bảo tồn thiên nhiên: Pù Luông, Pù Hu, Xuân Liên hiện là nơi sinh sống của nhiều hệ động vật và thực vật quý hiếm, trong đó có nhiều loài nằm trong sách đỏ của Việt Nam và thế giới. Với hệ thống hang động, sông hồ đa dạng, phong phú, Vườn quốc gia Bến En và 3 khu bảo tồn thiên nhiên: Pù Luông, Pù Hu, Xuân Liên có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển các dịch vụ du lịch thưởng ngoạn và khám phá thiên nhiên.
Nhưng cho đến nay, công tác phát triển du lịch sinh thái của Thanh Hóa vẫn đang trong bước chuẩn bị, nhiều tiềm năng du lịch còn bỏ ngõ, chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế sẵn có của địa phương. Hiện mới chỉ có Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên đã tự tổ chức thực hiện được 6 dự án, theo chương trình phát triển du lịch sinh thái do Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa phê duyệt, với diện tích rừng đặc dụng chuyển mục đích sử dụng xây dựng công trình là 22,14ha, còn tại Vườn quốc gia Bến En và 2 Khu bảo tồn thiên nhiên: Pù Luông, Pù Hu các hoạt động du lịch đều do đơn vị tự tổ chức, cơ sở hạ tầng, các phương tiện, trang thiết bị phục vụ du lịch còn rất hạn chế.
Trước đó, vào các năm 2009, 2010, UBND tỉnh Thanh Hóa đã phê duyệt quy hoạch phát triển cơ sở hạ tầng du lịch Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hu, Pù Luông giai đoạn 2008-2015; Quy hoạch phát triển du lịch sinh thái Vườn quốc gia Bến En giai đoạn 2008-2020; phê duyệt Đề cương quy hoạch phát triển du lịch sinh thái Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên giai đoạn 2010 - 2020...
Trong đó ưu tiên cho việc phát triển không gian du lịch xung quang các khu bảo tồn gồm kinh doanh lữ hành, lưu trú, nghỉ dưỡng, ăn uống, vận chuyển du lịch, vui chơi, giải trí, du lịch cộng đồng... tuy nhiên vì kinh phí đầu tư lớn nên việc kêu gọi, thu hút các nhà đầu tư, doanh nghiệp rất khó khăn.
Theo đánh giá của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa - đơn vị quản lý trực tiếp Vườn quốc gia Bến En và 3 khu bảo tồn thiên nhiên: Pù Luông, Pù Hu, Xuân Liên cho thấy sự phát triển du lịch sinh thái ở Vườn quốc gia Bến En và Khu bảo tồn thiên nhiên ở Thanh Hóa hầu như mới ở giai đoạn khởi đầu, bắt đầu quảng bá, giới thiệu sản phẩm, chưa tạo ra thu nhập...
Còn khá nhiều vấn đề cần quan tâm và giải quyết như quy mô và hình thức hoạt động du lịch sinh thái còn đơn điệu, mờ nhạt; sản phẩm du lịch còn đơn điệu, chưa hoàn chỉnh; chưa hình thành các tour, tuyến du lịch để du khách tham quan, khám phá. Chưa thu hút được nguồn vốn, gắn triển khai có hiệu quả mô hình du lịch liên doanh liên kết giữa khu bảo tồn với tổ chức, cá nhân bên ngoài để phát triển du lịch. Chưa xây dựng, bố trí được nguồn lao động phục vụ có tay nghề, nhất là đội ngũ hướng dẫn viên, đội ngũ cán bộ quản lý du lịch. Cơ sở hạ tầng và các dịch vụ phục vụ du lịch sinh thái còn quá yếu và thiếu, nhất là đường giao thông còn rất khó khăn (đặc biệt là các dịch vụ như lưu trú, vui chơi giải trí, y tế, thông tin liên lạc, điện nước...)
Do đó, để phát triển du lịch sinh thái tại Vườn quốc gia Bến En và 3 khu bảo tồn thiên nhiên: Pù Luông, Pù Hu, Xuân Liên, tới đây, tỉnh Thanh Hóa cần tăng cường công tác tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch theo hướng thường xuyên, liên tục và chuyên nghiệp. Huy động, tập trung các nguồn lực kinh tế, tăng cường công tác đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật du lịch, đặc biệt là hệ thống trung tâm đón tiếp, giới thiệu du lịch, bến đỗ, nơi cập bến của tàu, thuyền, hệ thống nhà vệ sinh đạt chuẩn phục vụ du khách, hệ thống thu ghom và xử lý rác thải.
Bên cạnh đó, Thanh Hóa cũng cần đẩy mạnh công tác kêu gọi, thu hút các dự án kinh doanh dịch vụ du lịch tại Vườn quốc gia và các khu bảo tồn thiên nhiên nhằm phục vụ nhu cầu đa dạng của du khách. Từng bước nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch... Kêu gọi và thực hiện đầu tư đồng bộ toàn thể diện tích đã được quy hoạch cho phát triển du lịch, Xây dựng các dự án liên doanh, liên kết thu hút đầu tư để phát triển du lịch bền vững theo Nghị định 117 của Chính phủ và thông tư 78 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Phát triển du lịch sinh thái tại Vườn quốc gia Bến En và 3 khu bảo tồn thiên nhiên: Pù Luông, Pù Hu, Xuân Liên một cách bền vững là một bài toán khó nhưng sẽ tìm ra đáp án nếu có sự vào cuộc của các nhà đầu tư, cộng đồng địa phương và cơ quan quản lý từ trung ương đến địa phương...
Nhưng cho đến nay, công tác phát triển du lịch sinh thái của Thanh Hóa vẫn đang trong bước chuẩn bị, nhiều tiềm năng du lịch còn bỏ ngõ, chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế sẵn có của địa phương. Hiện mới chỉ có Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên đã tự tổ chức thực hiện được 6 dự án, theo chương trình phát triển du lịch sinh thái do Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa phê duyệt, với diện tích rừng đặc dụng chuyển mục đích sử dụng xây dựng công trình là 22,14ha, còn tại Vườn quốc gia Bến En và 2 Khu bảo tồn thiên nhiên: Pù Luông, Pù Hu các hoạt động du lịch đều do đơn vị tự tổ chức, cơ sở hạ tầng, các phương tiện, trang thiết bị phục vụ du lịch còn rất hạn chế.
Báo gấm (Pardofelis nebulosa). Ảnh: TTXVN. |
Trong đó ưu tiên cho việc phát triển không gian du lịch xung quang các khu bảo tồn gồm kinh doanh lữ hành, lưu trú, nghỉ dưỡng, ăn uống, vận chuyển du lịch, vui chơi, giải trí, du lịch cộng đồng... tuy nhiên vì kinh phí đầu tư lớn nên việc kêu gọi, thu hút các nhà đầu tư, doanh nghiệp rất khó khăn.
Theo đánh giá của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa - đơn vị quản lý trực tiếp Vườn quốc gia Bến En và 3 khu bảo tồn thiên nhiên: Pù Luông, Pù Hu, Xuân Liên cho thấy sự phát triển du lịch sinh thái ở Vườn quốc gia Bến En và Khu bảo tồn thiên nhiên ở Thanh Hóa hầu như mới ở giai đoạn khởi đầu, bắt đầu quảng bá, giới thiệu sản phẩm, chưa tạo ra thu nhập...
Còn khá nhiều vấn đề cần quan tâm và giải quyết như quy mô và hình thức hoạt động du lịch sinh thái còn đơn điệu, mờ nhạt; sản phẩm du lịch còn đơn điệu, chưa hoàn chỉnh; chưa hình thành các tour, tuyến du lịch để du khách tham quan, khám phá. Chưa thu hút được nguồn vốn, gắn triển khai có hiệu quả mô hình du lịch liên doanh liên kết giữa khu bảo tồn với tổ chức, cá nhân bên ngoài để phát triển du lịch. Chưa xây dựng, bố trí được nguồn lao động phục vụ có tay nghề, nhất là đội ngũ hướng dẫn viên, đội ngũ cán bộ quản lý du lịch. Cơ sở hạ tầng và các dịch vụ phục vụ du lịch sinh thái còn quá yếu và thiếu, nhất là đường giao thông còn rất khó khăn (đặc biệt là các dịch vụ như lưu trú, vui chơi giải trí, y tế, thông tin liên lạc, điện nước...)
Gà lôi trắng. Ảnh: TTXVN. |
Do đó, để phát triển du lịch sinh thái tại Vườn quốc gia Bến En và 3 khu bảo tồn thiên nhiên: Pù Luông, Pù Hu, Xuân Liên, tới đây, tỉnh Thanh Hóa cần tăng cường công tác tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch theo hướng thường xuyên, liên tục và chuyên nghiệp. Huy động, tập trung các nguồn lực kinh tế, tăng cường công tác đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật du lịch, đặc biệt là hệ thống trung tâm đón tiếp, giới thiệu du lịch, bến đỗ, nơi cập bến của tàu, thuyền, hệ thống nhà vệ sinh đạt chuẩn phục vụ du khách, hệ thống thu ghom và xử lý rác thải.
Bên cạnh đó, Thanh Hóa cũng cần đẩy mạnh công tác kêu gọi, thu hút các dự án kinh doanh dịch vụ du lịch tại Vườn quốc gia và các khu bảo tồn thiên nhiên nhằm phục vụ nhu cầu đa dạng của du khách. Từng bước nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch... Kêu gọi và thực hiện đầu tư đồng bộ toàn thể diện tích đã được quy hoạch cho phát triển du lịch, Xây dựng các dự án liên doanh, liên kết thu hút đầu tư để phát triển du lịch bền vững theo Nghị định 117 của Chính phủ và thông tư 78 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Cầy giông sọc. Ảnh: TTXVN. |
Phát triển du lịch sinh thái tại Vườn quốc gia Bến En và 3 khu bảo tồn thiên nhiên: Pù Luông, Pù Hu, Xuân Liên một cách bền vững là một bài toán khó nhưng sẽ tìm ra đáp án nếu có sự vào cuộc của các nhà đầu tư, cộng đồng địa phương và cơ quan quản lý từ trung ương đến địa phương...
Hoa Mai (TTXVN)